Phương pháp đánh giá cảm quan

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về thực phẩm chức năng công nghệ sản xuất chà bông chay từ nấm bào ngư (Trang 43 - 45)

Sau khi khảo sát tất cả các chế độ như trên chúng tôi đưa ra được 9 sản phẩm. Tiến hành mã hóa mẫu cho các mẫu ở lần khảo sát cuối (chế độ sấy).

Chúng tôi thu sẽ tiến hành đánh giá cảm quan bằng phép thử cho điểm thị hiếu để đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm này. Tiến hành đánh giá cảm quan bằng phép thử thị hiếu với số lượng người thử là 35 người. Trong phép thử này người thử sẽ ghi lại mức độ ưa thích của họ đối với sản phẩm này trên một thang điểm, thông thường là thang điểm 9 (điểm 1: “cực kỳ ghét”, điểm 9: “cực kỳ thích”). Quá trình thực hiện theo mẫu ở phụ lục D.

Với thang điểm như sau:

- 1. Cực kỳ không thích

- 2. Rất không thích

- 3. Không thích

- 4. Tương đối không thích

- 5. Không thích cũng không ghét

- 6. Tương đối thích

- 7. Thích

- 8. Rất thích

- 9. Cực kỳ thích.

2.3.6.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Mục đích:

 Giúp cho nhà sản xuất ước lượng, tính toán được chi phí đầu vào của nguyên liệu và chi phí đầu ra cho sản phẩm khi sản xuất với quy mô lớn.

 Tính toán được lợi nhuận cho nhà sản xuất khi đưa sản phẩm ra thị trường nhưng vẫn phù hợp với khả năng mua của người tiêu dùng.

Cách tính:

 Chỉ tính toán dựa trên chi phí cho nguyên phụ liệu.

 Không tính toán các chi phí cho thiết bị, điện, nước, chi phí vận chuyển…

 Lập bảng giá sơ bộ tính cho 1 kg nấm Bào Ngư đem chế biến cùng với nguyên liệu phụ để phối chế từ đó quy ra được giá thành cho 100 gram thành phẩm.

Chương 3: Kết quả và bàn luận: 3.1.

Kết quả phân tích thành phần hóa lý của nấm Bào Ngư:

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về thực phẩm chức năng công nghệ sản xuất chà bông chay từ nấm bào ngư (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w