Vài nét về tư tưởng học thuật, tôn giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 28 - 40)

Trên vùng bán đảo Korea, trước khi tư tưởng Donghak xuất hiện đã nhiều hệ tư tưởng học thuật, tôn giáo khác nhau vừa mang yếu tố bản địa và yếu tố ngoại lai. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những tư tưởng học thuật hoặc tơn giáo này đã ít nhiều góp phần vào sự phát triển chung của người Korea và cũng mang dấu ấn đậm nét bản sắc văn hoá của cư dân trên vùng bán đảo. Trước hết phải kể đến Shaman giáo - một loại hình tín ngưỡng dân gian của người dân trên vùng bán đảo Korea. Có thể thấy, trong lịch sử Korea, Shaman giáo là loại hình tín ngưỡng dân gian xưa nhất thờ cúng dân gian bách thần của gia đình, làng xã, hoặc thờ các thế lực có hay khơng có linh hồn thơng qua các bà đồng hay đạo sĩ Shaman. Trải qua nhiều thế kỷ, đạo Shaman đã tồn tại trên vùng bán đảo Korea với sự khoan dung của đạo Phật vốn là một tôn giáo du nhập đã trở thành quốc giáo ở bán đảo Korea từ thế kỷ VI. Đối với Nho giáo, “mặc dù khơng có cảm tình với đạo Shaman nhưng nó vẫn khơng bỏ đạo Shaman mà còn thu nhận một số yếu tố của đạo Shaman vào nghi lễ của mình” [11, 115]. Ngồi chức năng tơn giáo như xua đuổi mọi sự rủi ro, trừ tà, diệt quái và cầu mong hạnh phúc, may mắn, sống lâu, giàu có và thịnh vượng cho các thành viên trong gia đình, về mặt xã hội, Shaman cịn đóng vai trị giải

26

tỏa, là chỗ dựa về tinh thần của người dân, điều đó cũng giải thích tại sao Shaman giáo đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ trên bán đảo Korea.

Trong lịch sử Korea, Nho giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội qua nhiều thế kỷ. Nho giáo du nhập vào bán đảo Korea thời kỳ Tam Quốc và được phát huy mạnh mẽ vào thời kỳ Koryo (918-1392). Đặc biệt vào thời kỳ Joseon, Tính lý học (성리학) đã nhanh chóng trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của triều đại phong kiến. Trong thời kỳ Tam Quốc, Nho giáo được đề cao như là một công cụ để duy trì trật tự xã hội q tộc, ni dưỡng sự đồn kết nhất trí của ba vương quốc. Bước sang thời kỳ Shilla thống nhất (từ thế kỷ VII đến thế kỷ X), ngoài việc cho thành lập nhà Quốc học (Kukhak, 국학), nhà nước Shilla còn cho rước chân dung của Khổng Tử cùng chân dung của Thập Triết và Thất Thập Nhị Hiền từ Trung Quốc (đời nhà Đường) mang về trương bày tại nhà Quốc học. Sau đó, Quốc học được đổi tên thành Thái Học Giám (như một trường đại học về Nho giáo - 태학감). Bước sang thời kỳ Koryo, xã hội Koryo rất coi trọng dòng dõi quý tộc, tầm quan trọng của quý tộc đã góp phần cho sự thay đổi một số quan điểm của học thuyết Nho giáo. Đó là sự ra đời của các trường tư - một hiện tượng mới mẻ trong xã hội Koryo. Sự ra đời của Cửu Trai học đường dưới triều đại vua MunJong (Văn Tông, 문종) đánh dấu bước khởi đầu của sự phát triển của trường tư. Sự phát triển của hệ thống trường tư trong thời kỳ Koryo đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống giáo dục mà trực tiếp là ảnh hưởng tới hệ thống trường công. Để tạo ra một luồng sinh khí mới cho các trường công, các triều vua Koryo như YeJong (Duệ Tông, 예종) và sau đó là vua InJong (Nhân Tông, 인종) đã tăng cường xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống trường học của nhà nước Koryo bằng việc đặt ra các môn học chuyên biệt, thành lập quỹ học bổng, thành lập thêm nhiều trường ở kinh đô và trên nhiều địa phương trong cả nước. Nhờ đó, hệ thống trường công của Koryo tiếp tục phát triển, nhiều nhà Nho nổi tiếng như Kim In Jon (Kim Nhân Tồn, 김인존), Kim Bu Sik (Kim Phú

27

Thức, 김부식), Yun On I (Doãn Ngạn Di, 윤온이)... đều đã xuất thân từ các trường công này. Sự phát triển của Nho giáo trong thời kỳ Koryo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận các tri thức về xã hội. Nhờ đó cũng tạo nên trật tự trong quan hệ về gia đình, cũng như cả nhà vua và triều đình đều coi Nho giáo là công cụ thiết yếu để giáo dục đạo đức cho các quan lại. Vào cuối thời kì Koryo, Nho giáo đã tiếp thu tiếp học thuyết Tính Lý học (성리학). Về mặt nội dung, Tính Lý học là một học thuyết giải thích con người và vũ trụ bằng các thuật ngữ siêu hình và coi trọng mối quan hệ tương hỗ giữa vua và thần dân. Nhiều Nho sỹ khi đó vốn khơng tìm thấy sự thỏa mãn trong Nho học thiên về văn chương trước đó, họ đã dựa vào Tính Lý học làm chỗ dựa tâm linh cho mình. Nhiều nhà Nho học đã tin theo học thuyết Tính Lý học và sau đó đã trở thành các nhà Tính Lý học nổi tiếng vào cuối thời Koryo và đồng thời trở thành các bậc khai quốc công thần nổi tiếng trong triều đại Joseon sau này như Jeong Do Jon (Trịnh Đạo Truyền, 정도전), Kwon Kun (권군, Quyền Cận)... Sự xuất hiện của Tính Lý học vào cuối triều đại Koryo đã bài bác cơng kích mạnh mẽ vào Phật giáo, coi Phật giáo là tôn giáo gây nguy hại cho quốc gia, đó cũng chính là ngun nhân dẫn tới sự suy yếu của Phật giáo trong thời kỳ Joseon sau này.

Như vậy, xã hội của vương triều Joseon là xã hội theo chế độ quan liêu, quan lại được tuyển chọn trong các cuộc thi cử. Vì vậy hệ thống chính trị của vương triều Joseon chủ yếu là lấy quan lại trong hai ban văn võ làm trung tâm. Về tư tưởng, các yangban này ban đầu là các tầng lớp sĩ đại phu xây dựng nên triều đại Joseon chủ yếu là các nhà Tính Lý học, vì vậy ngay từ đầu vương triều này đã đưa ra chủ trương dùng đức trị theo quan điểm lý luận và quan niệm của Tính Lý học và nhất là thực hiện một nền chính trị mang tính Nho giáo. Trong gia đình cho đến ngồi xã hội, từ vua đến các quan lại và các tầng lớp dân cư đều ủng hộ các thế tục Nho giáo, lấy Nho giáo làm nguyên lí cơ bản để cai trị đất nước. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, trong vòng khoảng 100

28

năm đầu, quyền lực trong hoàng gia chủ yếu nằm trong tay các bậc cựu thần. Sự ra đời của cuốn Gyeongguk Daejeon (Kinh quốc đại điển, 경국대전) - một bộ luật cai trị cơ bản của nhà nước Joseon cũng là kết quả biên soạn của các bậc công thần cho thấy quyền lực của tầng lớp này trong việc trang bị và chỉnh đốn về cơ cấu tổ chức và thống trị của một tầng lớp mới trong một vương triều mới.

Bước sang thế kỷ XV, phái Sarim bước lên vũ đài chính trị trung ương và bắt đầu đối lập với phái cựu thần của triều đình. Sự can gián của phái Sarim trong triều đình đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến các sự kiện sĩ hoạ giáng một địn mạnh mẽ về chính trị vào phái này. Sau các vụ sĩ hoạ, phái Sarim đã phải lui về các vùng thôn quê, tập trung vào việc nghiên cứu học thuật và giáo dục thế hệ sau bằng việc xây dựng các trường học, hương ước và dần lấy lại được vị trí của họ trên vũ đài chính trị ở trung ương.

Bên cạnh sự tồn tại và phát triển của Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo thống trị xã hội của nhà nước Joseon thì đến thời điểm này, Phật giáo có phần bị lấn át, suy giảm uy tín cùng với bước thăng trầm của tơn giáo này trên vùng bán đảo. Có thể thấy, trong lịch sử bán đảo Korea, trước khi tư tưởng Donghak xuất hiện, Phật giáo vốn là tôn giáo đã được truyền bá sớm nhất vào quốc gia bán đảo này. Năm 372, vương quốc Koguryo (고구려) tiếp nhận Phật giáo. Năm 384, Phật giáo được truyền vào vương quốc Paechek (백제) và sau đó là có mặt ở Shilla (신라) năm 572. Phật giáo với giáo lý cơ bản khi thâm nhập vào bán đảo đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của quần chúng nhân dân và sớm được các quốc gia ưu đãi trở thành quốc giáo với nhiều ngôi chùa và tháp thờ Phật được xây dựng. Trong các thời kì: Tam Quốc, Shilla thống nhất và nhất là thời kỳ Koryo, Phật giáo khơng chỉ chiếm vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân, mà cịn góp phần vào việc bảo vệ quốc gia, nhiều nhà sư là cố vấn cho Nhà vua. Đặc biệt bộ Đại Tàng kinh (Tripitraca) được khắc trên các tấm ván gỗ là sự kỳ vọng của cư dân về quyền năng vô biên của

29

đức Phật trong việc bảo vệ đất nước Koryo chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ và thế kỷ XIII. Mối quan hệ giữa đạo Phật và triều đại Koryo được gắn bó khá chặt chẽ thông qua các kỳ khoa cử dành cho các nhà sư và sự phong tước hiệu chính thức, tương đương với các kì thi tuyển quan lại. Bước sang thời kỳ Joseon, Nho giáo được chọn làm hệ tư tưởng chính thống nên Phật giáo bị suy giảm và mất đi khá nhiều tín đồ. Ngay từ thời gian đầu, vua TaeJo (Thái Tổ, 태조) đã cho thiết lập một hệ thống đăng ký để ngăn ngừa sự gia tăng số tu sĩ Phật giáo và cấm việc xây cất các ngôi chùa mới. Bước sang thời kỳ TaeJong (Thái Tông, 태종), nhà vua đã tiến hành đàn áp Phật giáo và chỉ để lại 242 chùa trên toàn quốc, tất cả các chùa khác cũng như ruộng đất và nô lệ đều bị tịch thu. Tuy nhiên bước sang thời kỳ SeJong (Thế Tông, 세종), và SeJo (Thế Tổ, 세조), Phật giáo lại được hồi sinh, nhiều chùa lại được xây dựng, số tu sĩ tăng nhanh chóng. Dưới triều vua SeongJong (Thành Tông, 성종), Phật giáo lại bị đàn áp, chế độ đăng ký tu sĩ và việc đi tu được nghiêm cấm triệt để. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn không bị huỷ diệt, các ngôi chùa thờ Phật đã lui về các vùng rừng núi và các chân đồi, các nhà sư vẫn tiếp tục tu hành và truyền bá đạo pháp, lánh xa kinh đơ, tránh sự nhịm ngó của triều đình, nhiều người dân vẫn tin theo Phật giáo và số lượng các Phật tử vẫn chiếm đa số trong dân cư.

Như đã nêu ở trên, trong xã hội Joseon, Tính Lý học là hệ tư tưởng chính thống và được tuyệt đối hóa áp dụng trong đời sống chính trị, xã hội. Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của người Nhật Bản cuối thế kỷ XVI và người Hồ (Bính Tý Hồ loạn, 병자호란) đầu thế kỷ XVII, bước sang nửa cuối thế kỷ XVII, trong triều đình Joseon đã xuất hiện nhiều ý kiến địi xem lại về hoạt động học thuật của Tính Lý học. Nhiều ý kiến cho rằng, Tính Lý học đã khơng thực hiện được vai trị của nó trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn của xã hội cũng như giải quyết các vấn đề rối loạn đang xảy ra trong xã hội. Vì vậy, một số học giả đã lên tiếng phản đối và cho rằng Tính Lý học chỉ chú trọng đến hình thức và lý thuyết mà không chú trọng đến việc

30

giải quyết các nhu cầu thực tế của xã hội đang ra tại thời điểm đó. Thêm nữa, do tình trạng bè phái kéo dài trong triều đình, nhất là quyền hành tập trung trong tay một vài gia đình của phái Noron nên nhiều yangban bị thất thế trở nên ngèo khó phải đi làm thuê để duy trì sinh nhai. Mặt khác, ở nơng thơn do kinh tế nông nghiệp phát triển nên nhiều nông dân trở nên giàu có, nhưng ngược lại nhiều nông dân khác cũng bị phá sản. Những biến động này khiến tình trạng phiêu tán diễn ra phổ biến trong tầng lớp nông dân. Tại vùng thành thị, do sự xuất hiện của tầng lớp đại thương nên sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp thương nghiệp cũng gia tăng mạnh. Trước thực trạng đời sống chính trị và xã hội như vậy, trường phái Thực học (Silhak, 실학) đã xuất hiện với mong muốn cải cách lại nền chính trị, xã hội, kinh tế cũng như mong muốn đạt tới một xã hội lý tưởng ở Joseon. Trong phái Silhak cũng gồm có hai phái: phái trọng nơng và phái trọng thương. Trong đó phái trọng nơng đại diện là Yu Hyongwon (Lưu Hinh Viễn, 유형원), Lee Ik (Lý Dực, 이익), Jeong Yang Young (정양영), họ quan tâm đến vấn đề nông nghiệp và đưa ra những phương án cải cách chế độ ruộng đất dựa trên cơ sở lấy nông dân làm trung tâm để giải quyết mâu thuẫn xã hội trong nông thôn với mục tiêu là tạo nên một quốc gia lý tưởng của những người nông dân độc lập lao động cho chính mình. Phái trọng nơng cịn tin tưởng rằng lợi ích của quan chức và của những người lao động trên đồng ruộng là có thể hịa hợp với nhau. Trên cơ sở bãi bỏ sự khác biệt nhau về địa vị xã hội, tạo nên những cơ hội công bằng trong việc học hành và tuyển chọn công chức, họ hy vọng sẽ ngăn chặn được sự tan rã của nông thôn trước sự phát triển của thương mại và sự chuyển hoá sang một nền kinh tế tiền tệ trên vùng bán đảo lúc đó. Đối lập với phái trọng nông trong trường phái Silhak, phái trọng thương là những người trưởng thành từ kinh đô Hanyang (Seoul). Học thuyết của họ có liên quan sâu sắc đến sự phát triển của thương nghiệp và chủ trương hướng đạt một xã hội thịnh vượng thông qua sự phát triển của thương nghiệp. Đại diện cho học phái này là Yu Su Won (Liễu

31

Thọ Viên, 유수원), Hong Dae Yong (Hồng Đại Dung, 홍대용), Park Ji Won (Phác Chỉ Nguyên, 박지원), Park Jae Ga (Phác Tề Gia, 박제가) với chủ trương thay đổi xã hội hiện tại nên trong các tác phẩm của họ, phần lớn nội dung tập trung phê phán mạnh mẽ xã hội của tầng lớp yangban đương thời. Phái trọng thương cho rằng, xã hội Joseon lúc đó nên phát triển cơng thương nghiệp, nâng cao sức sản xuất bằng cách thay đổi kỹ thuật, phát triển hệ thống giao thông như thuyền bè, đẩy mạnh việc lưu thơng hành hóa để thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Theo cách lập luận của phái này thì sản xuất và bn bán hàng hố là những hoạt động đối với tất cả người dân kể cả tầng lớp yangban, đồng thời phải xây dựng lại một cơ cấu hành chính mới mà các công chức phải được tuyển chọn thông qua hệ thống giáo dục phổ cập trong xã hội.

Như vậy, Silhak là một trường phái nghiên cứu học thuật bằng phương pháp thực chứng và áp dụng phương pháp nghiên cứu đó vào đời sống sinh hoạt thực tế trên tinh thần tự do phê phán. Với phương pháp nghiên cứu như vậy, Silhak là trường phái học thuật vừa mang tính dân tộc và vừa mang tính hiện đại. Tuy vậy phương án cải cách của trường phái Silhak vẫn còn xa rời thực tế, tức là chưa nêu ra được chính sách cụ thể, xa rời nền chính trị đương thời, vì vậy trường phái học thuật này đã khơng được nền chính trị thế đạo của vương triều Joseon thế kỷ XIX thời điểm đó áp dụng để xây dựng các chính sách của nhà nước.

Như đã nêu trên, bước sang thế kỷ XIX, do sự lũng đoạn của nền chính trị thế đạo, trật tự đất nước trở nên rối ren, cuộc sống của quần chúng nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Một trong những yếu tố quan trọng gây nên những xáo trộn trong xã hội Joseon cũng như các phản ứng của dân chúng trở nên dữ dội hơn chính là sự xuất hiện của Cơng giáo cịn gọi là Seohak (Tây học, 서학). Trước tiên, Seohak truyền vào bán đảo Korea thơng qua các giáo sĩ dịng Tên châu Âu cư ngụ tại Trung Quốc thời nhà Minh. Sau đó các sứ thần Joseon đến Trung Quốc đã mang về các tài liệu có liên quan đến Công giáo mà

32

họ nhận được từ các nhà truyền giáo phương Tây và bắt đầu phổ biến trong xã hội Joseon. Thời kỳ đầu, tầng lớp yanban chủ động tiếp nhận Công giáo như một phần của nền học thuật phương Tây. Đến thời vua JeongJo (1567-1608), một số học giả Joseon bắt đầu nhìn nhận và tin tưởng Công giáo như một tôn giáo. Thời gian đầu, Công giáo đã thu hút nhiều người yangban nhập đạo nhất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)