Tư tưởng Donghak tiếp thu và là sản phẩm tinh thần đặc sắc của nền văn hóa Joseon

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 67 - 70)

nền văn hóa Joseon

Do vị trí địa lý, Joseon chịu ảnh hưởng của nền văn hóa của người khổng lồ Trung Hoa. Và cũng trong chừng ấy năm tồn tại của người Hàn, cũng như người Việt, việc tìm ra những phương pháp để khơng bị đồng hóa và hịa tan vào nền văn hóa láng giềng khổng lồ chỉ trực nuốt chửng mình là bài tốn đặt ra cho sự sinh tồn của dân tộc. Đầu tiên là những gì thể hiện bề ngoài như trang phục, nhà ở, ẩm thực, nghi lễ, lời ăn tiếng nói..., tiếp đó là những gì thể hiện bên trong như suy nghĩ, tình cảm của từng dân tộc.

Joseon là quốc gia đã nỗ lực tạo nên một nền văn hóa độc lập, độc đáo, khác và bình đẳng với các nền văn hóa khác, ít nhất là với Trung Hoa và hơn nữa là với các dân tộc khác. Trong suốt 500 năm tồn tại, quốc gia có tên Joseon để lại nhiều thành quả văn hóa xuất sắc dựa trên nền triết học Nho Giáo và sâu hơn nữa là học thuyết âm dƣơng ngũ hành và dịch học. Có thể

sẽ có ý kiến cho rằng, Nho Giáo vốn là của Trung Quốc, và như vậy thì ngay từ cái gốc đã là của Trung Quốc. Có ba kiến giải cho vấn đề này. Thứ nhất, chữ

65

“Trung hoa” xưa và nay có sự khác nhau. Thứ hai, việc tiếp thu tư tưởng Nho giáo là người Hàn chứ không phải người Hán nên trong quá trình tiếp thu như vậy, Nho giáo trong con mắt của người Hàn khác với Nho giáo trong con mắt của người Hán. Thứ ba có ý kiến cho rằng, chính thuyết Dịch học là do tộc người Đông Di (동이족) sáng tạo ra chứ không phải là sản phẩm sáng tạo của người Hán. Bởi JeongYok (정역, Chính dịch), cấp độ phát triển mới của Kinh dịch do người Hàn tìm ra. Ngay khi đọc “Đơng Kinh Đại Tồn” chúng ta cũng thấy SuUn kết nối các nội dung về Nho giáo, về Dịch học thành một chuỗi, từ thời thượng cổ tới lúc bấy giờ. Luận văn này không tập trung vào việc phân tích chủ nhân thực sự của Dịch học và thuyết âm dương ngũ hành là ai mà nhìn nhận tư tưởng Donghak từ nền tảng văn hóa của quốc gia có tên Joseon mà thơi. Nói tới văn hóa Joseon điều đầu tiên phải nhắc tới chính là sáng tạo mang tính cách mạng - chữ viết – Bảng chữ cái “Huấn dân chính âm” do vua Se Jong đại đế cùng các hạ thần của mình tạo ra năm 1443. Vua SeJong đại đế cũng đã sử dụng lý thuyết về âm dương ngũ hành, lý thuyết về tam tài làm nguyên lý, và giải thích cho bảng chữ cái mới này. “Huấn dân chính âm” cũng là bảng chữ cái do con người tạo ra có sự rành mạch về nguồn gốc và nguyên lý.

Học thuyết âm dương ngũ hành cũng được áp dụng như lý thuyết vẽ tranh của các họa sỹ thời đại Joseon. Các bức bình phong dành cho vua triều Joseon đều mang đậm màu sắc của thuyết âm dương ngũ hành. Tấm bình phong “Nhật nguyệt ngũ bổng bình” là một ví dụ. Thuyết này còn được áp dụng trong kiến trúc xây dựng thành Seoul với bốn cửa ô và trung tâm thành theo thuyết âm dương ngũ hành. Cửa phía Đơng có tên là “Hưng nhân chi ngọ”, phía Nam có tên là cửa “Sùng lễ môn”, cửa phía Tây là cửa “Đơn nghĩa mơn” và cửa phía Bắc có tên là “Túc Thanh mơn”, ở giữa là “Phổ tin các”.

Đến nay, chúng ta vẫn nhận thấy dấu vết của thuyết âm dương ngũ hành trong chính các biểu tượng quốc gia của Hàn Quốc. Lý thuyết về âm dương

66

ngũ hành cũng thể hiện rõ trên cờ thái cực của Hàn Quốc. Và cũng chỉ còn Hàn Quốc là quốc gia duy nhất ở châu Á sử dụng cờ thái cực biểu trưng cho lý thuyết Dịch học. Cờ thái cực của Hàn Quốc được làm vào năm 1884 với hình tượng thái cực âm dương ở giữa và bốn quẻ chính trong Dịch học.

Tác phẩm “Đông Kinh Đại Toàn” được viết bằng chữ Hán với lối viết logic và chặt chẽ, chứng tỏ sự thâm hiểu về văn hóa chữ Hán vốn đã ln và đang là văn hóa của tầng lớp thượng lưu, tầng lớp thống trị trong xã hội lúc bấy giờ. Việc lựa chọn các khái niệm Nho học chứ không phải các khái niệm Phật học trong “Đơng Kinh Đại Tồn” của SuUn cũng cho thấy hy vọng vào sức mạnh thay đổi thời vận từ giới học giả Nho giáo. Trong các nội dung của cuốn sách này, chúng ta thấy người viết: “Từ lâu trên trời đã có chín sao, ứng với nó là chín chủ, dưới đất có tám phương, ứng với tám quẻ dịch. Vì vậy mà có số chỉ ra quy luật đầy vơi nhưng lại không có quy luật biến hóa và thay đổi cho sự động, tĩnh. Âm và dương cùng hòa hợp với nhau và vạn vật thế gian

được sinh ra giữa đó, và chỉ có con người là tồn tại thần bí nhất” [18, 31]. “Vì vậy mà quy luật của tam tài được định ra, số của ngũ hành cũng xuất hiện. Ngũ hành là gì? Trời trở thành sợi dây nối lưới của ngũ hành, đất trở thành nền của ngũ hành, con người trở thành khí vận của ngũ hành. Số của tam tài thiên – địa – nhân có thể được giải thích theo cách này” [18 - 34, 35].

Các nội dung này cho ta thấy sự thấu hiểu kiến thức của SuUn cùng nền học thuật thống trị lúc bấy giờ. Dường như cả phần nội dung về “Luận học văn” là cuốn giáo trình rút gọn về văn minh Đơng Á trong đó thuyết âm dương ngũ hành là một chương khơng thể thiếu trong cuốn giáo trình đó.

Trong “Giáo huấn ca” của cuốn “Long Đàm Di Từ” người cũng viết: “Hỡi những người con, người cháu của ta, hãy cung kính nhận lấy chữ của ta. Các con cũng được sinh ra trên đời này dựa vào nguyên lý của ngũ hành, lấy “tam cương” làm pháp đạo quan trọng của đời sống, giữ trọn “ngũ luân” đến nay hai mươi tuổi rồi cũng đến tuổi thành niên” [29, 12]. Khơng những

67

vậy, SuUn cũng giải thích về tồn tại thần Trời: “Ta xem lại số trong dịch quẻ, thấy đi thấy lại quy luật cung kính trời ở ba thời” [18, 90]. Vậy là SuUn đã „khơi lại‟ truyền thống „thờ trời‟ của người xưa bằng cách vừa định nghĩa, chứng minh bằng những kiến thức đương thời.

Những dẫn chứng trên cho thấy tư tưởng Nho giáo và Âm dương ngũ hành cùng Dịch học đã từng là hệ tư tưởng thống trị và chủ đạo trong suốt chiều dài lịch sử xã hội Joseon. Hệ tư tưởng này tồn tại và thấm sâu vào từng ngõ ngách đời sống xã hội Joseon. SuUn Choi Jae U cũng sử dụng lý thuyết này để giải thích cho sự tồn tại của Thần Trời mà người đã đối thoại trong phần lớn các nội dung ở phần Bố Đức Văn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)