“Thần Trời” trong quan niệm của cư dân bán đảo Korea

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 70 - 76)

Trong các câu chuyện thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới, có sự xuất hiện của một vị thần tối cao – thần Trời. Như vậy tồn tại Thần Trời được các dân tộc tư duy và hình dung như thế nào?

Có lẽ trước khi hình thành một khái niệm Trời trừu tượng, con người thường thờ cúng những đối tượng có hình dạng, tồn tại xung quanh mình. Ở Ai Cập trước kia, trời là bản nguyên âm tính, là nguồn gốc của mọi sự hiển lộ. Vị nữ thần biểu trưng cho trời có tên là “Nout” với thân hình uốn cong như mái vòm. Nout được gọi là “mẹ của các thần linh và cả lồi người”. Hình ảnh nàng được khắc trên rất nhiều quách; một chỉ thảo thư hiện lưu giữ ở bảo tàng Louvre, phát biểu thay cho người quá cố miêu tả nữ thần này như một người mẹ rất đỗi dịu hiền: Mẹ Nout của người đã tiếp đón người vào cõi yên bình. Ngày nào Nàng cũng đặt hai cánh tay làm gối cho người. Nàng che chở cho người trong quan tài; Nàng bảo vệ người trong núi an táng; Nàng chăm sóc tuyệt vời cho thân xác của người; Nàng che chở cho mọi sự sống và bảo đảm sức khỏe toàn vẹn”. Như vậy trong quan niệm của người Ai Cập, “thần Trời” có tính nữ và có hình hài cụ thể. Khơng những vậy, thần Trời cịn là người dẫn đường, chỉ lối cho những linh hồn bước sang thế giới bên kia”. [18, 956]

68

Chữ “Thiên chúa” trong đạo Thiên chúa được sách “Lịch sử đạo thiên chúa” của Jean – Baptiste Duroselle và Jean Marie Mayeur xuất bản năm 2004

viết như sau: “Từ „Thiên chúa‟ có thể được hiểu theo hai nghĩa chính. Thứ nhất, theo từ nguyên, nó có nghĩa là vạn năng, hoặc là phổ quát... Thứ hai nó chỉ những người Cơ đốc giáo thừa nhận quyền uy của Giáo hội do giám mục Roma, tức Giáo hoàng đứng đầu, để phân biệt họ với tất cả người Cơ đốc giáo không thừa nhận quyền uy của Giáo hội này” [12, 4]. Ở đây, theo định nghĩa thứ nhất, Thiên chúa khơng có hình thù cụ thể và đây là điểm giống với cách tư duy, hình dung về „thần Trời‟ của người Hàn. Chính vì vậy mà việc SuUn Choi Jae U và học thuyết của ông đã bị nghi ngờ là tà giáo, là tôn giáo giống tôn giáo của phương Tây và những kẻ định xâm lược bán đảo Hàn khi đó.

Đối với người Việt Nam, từ “Trời”, “Giời” được gọi bằng “ông Trời”, “ông Giời”. Vị thần “Trời” được kết nối với quan hệ gia đình. “Ơng” là khái niệm chỉ người bố của bố. Ơng thường là người khơng nghiêm khắc, thường che chở và thỏa mãn các ý muốn của “cháu” hơn so với bố. Chúng ta khơng có câu chuyện thần thoại trực tiếp về thần Trời, thông thường, trời thường xuất hiện như đối tượng trên cùng – cao nhất tạo ra hay là đấng quản lý, giao việc cho các vị thần khác. “Thần mưa là vị thần được Ngọc Hoàng ủy thác trông nom về mưa ở hạ giới” [8, 88]. Hay tồn tại trời là đối tượng thấu hiểu và lắng nghe sự việc ở hạ giới, không phân biệt đối xử con người với muôn vật như trong “Truyện Cóc kiện trời”: “Sau khi biết truyện thần Mưa bỏ nhiệm vụ, Ngọc Hoàng bèn giục thần Mưa về hạ giới hút nước phun cho nhân gian. Ngọc Hoàng lại dặn rằng khi cần mưa “cậu Cóc” cứ kêu là sẽ có mưa ngay” [8, 95]. Thế nhưng trong câu: “Của Trời Trời lại lấy đi” hay “Trời sinh voi trời sinh cỏ” cho thấy sự tồn tại độc lập, tách biệt của trời và con người trong tư duy người Việt. Trong các câu chuyện, câu nói về thần Trời, con người Việt Nam thường được đặt ngang bằng với giới tự nhiên, thần Trời thường xuất hiện với tư cách là vị thần quản lý các vị thần thiên nhiên khác, định đoạt sự đúng sai,

69

bất cơng. Chính vì vậy mà yếu tố chinh phục tự nhiên không được thể hiện một cách mãnh liệt; nỗ lực, công sức của con người vẫn chưa được nhấn mạnh như yếu tố quyết định của tồn tại.

Còn “Trời” trong tâm niệm của người Hàn là gì? Chữ “Trời” trong tiếng Hàn là “님” hay “홀놀님”. Từ 1912 sau khi quy định lại cách viết cho trường học, người ta đã bỏ đi âm „•‟ và trở thành “하나님”. Chữ “하나” cũng có nghĩa là “một” trong tiếng Hàn. Cịn chữ “님” là từ chỉ sự kính trọng, gắn vào tên gọi của đối tượng mà người nói hướng tới. Trong “Thần Thoại DanGun” – thần thoại kiến quốc của dân tộc Hàn, nhân vật thần Trời được gọi tên là Hwan In. Hwan In là „bố‟ của người con thứ có tên là Hwan Ung. “Hwan In là trời. Vị thần Trời có một người con thứ tên là Hwan Ung. Hwan Ung có ý muốn đi xuống vùng đất của con người... Người bố biết được ý muốn của người con thứ này” [17, 22]. Với người Hàn, Trời là tồn tại tuyệt đối, chỉ có một và duy nhất. Thơng qua câu chuyện này, chúng ta cũng hiểu hơn về cách thức tư duy và tính cách của người Hàn. Tinh thần khai phá, chinh phục của dân tộc Hàn cũng được thể hiện rõ ràng, ý thức đề cao con người thông qua việc tập trung vào miêu tả mục đích hành động của con người. Cũng giống với việc thờ Vua Hùng ở Việt Nam, người Hàn cũng thờ DanGun như thủy tổ của dân tộc mình.

Tới “Đơng Kinh Đại Toàn” của SuUn Choi Jae U, chúng ta thấy quan niệm về thần thánh của SuUn có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, vị thần Trời mà SuUn Choi Jae U nhắc tới được người nhìn qua lăng kính nhân cách hóa: thần Trời biết nói, tự xưng trong cuộc đối thoại với SuUn: “Con đừng sợ, con đừng sợ. Con người gọi ta là Thượng đế, con không nhận ra ta sao?” [18, 18], thần Trời than về chuyện con người không biết tới công đức của người “ta làm mãi mà chẳng có cơng nên cho con sinh ra thế giới này để dạy con người thế giới bằng pháp này” [18, 18]. Rồi thần Trời là “Thiên chủ” là đối tượng điều hòa vạn vật trên thế gian này: “Từ ngày xửa ngày xưa bốn mùa không thay đổi.

70

Thời gian trôi trong thế giới này hằng khơng đổi. Đây cũng chính là dấu tích điều hịa của Trời được thể hiện dưới hạ giới” [18, 09], nhưng rồi thần Trời cũng nói: “Những người bình thường chưa biết nghĩ là phải cảm tạ mưa rơi, sương đọng, chỉ biết đó là cái tự vận động mà thành, không cần chút nỗ lực nào cả” [8, 11]. Ở đây chúng ta thấy sự tách biệt, khơng có mối liên hệ giữa tồn tại thần Trời và SuUn Choi Jae U. Nhưng câu nói “ta cho con sinh ra thế giới này” có cùng mơtíp với thần thoại DanGun. Thứ hai là việc kiến thiết nên xã hội lý tưởng trong thần thoại DanGun của người Hàn cũng xuất hiện trong Donghak. Nếu như trong thần thoại DanGun, người con thứ muốn xuống hạ giới để xây dựng, cai quản vùng đất dưới hạ giới... thì trong Donghak, „ta sinh con ra thế giới này‟ là „để con dạy con người thế giới này bằng pháp‟ – cũng là yếu tố mang tính chất chinh phục, kiến thiết.

Tiếp đó, là khơng gian tồn tại của “thần Trời”: “Con người biết Trời biết đất, chứ sao biết nổi quỷ thần. Quỷ thần cũng là ta”. Như vậy thần Trời mà SuUn Choi Jae U gặp là tồn tại tồn năng, là đấng điều hịa vạn sự, và cũng là đấng có mặt ở khắp mọi chốn mọi nơi. Thần Trời còn tồn tại cả ở trong cả tấm lòng của con người - “Tấm lòng ta cũng là tấm lòng con”. Bắt đầu từ đây, thần Trời khơng cịn là đối tượng ở ngoài, độc lập với tồn tại con người nữa mà vì „có mặt ở khắp nơi‟ nên khơng có lý nào thần Trời khơng tồn tại trong chính tấm lịng của con người. Ở đây chúng ta gặp sự đồng nhất giữa con người và Trời, nhưng không thể đồng nhất nhận định con người là Trời được mà chỉ có thể nói rằng – Trời là con người, Trời có trong mỗi con người. Một đặc điểm nữa về thần Trời được SuUn luận trong phần Luận học văn như sau: “Bởi Trời không phân biệt đâu là thiện ác” [18, 69]. Ở đây chúng ta bắt gặp một quan niệm về một vị thần Trời quảng đại, hiền từ. Yếu tố này lại giống với việc “người bố biết được ý muốn của người con thứ... cho phép người con đi xuống thế giới loài người”, hành động chứng tỏ sự quan tâm và yên thương „con cái‟ đến vô cùng của “thần Trời”. Điều này lý giải tại sao SuUn ví quan hệ giữa

71

thần Trời và con người với quan hệ giữa con cái và cha mẹ.

Trên đây là những lý do chứng minh tư tưởng Donghak của SuUn là tư tưởng truyền thống của dân tộc Hàn, cũng là tư tưởng tiếp nối dòng quan niệm, suy nghĩ về một „tồn tại toàn năng và phổ quát‟ của người dân Korea từ xưa tới nay. Và chúng tơi cho rằng, trong q trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây, suy nghĩ về Thần Trời trong tâm niệm của người Hàn mới được khơi lại, tìm lại trong lịch sử dân tộc này.

Tiểu kết chương 2

Qua những nội dung được trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng tư tưởng Donghak ra đời trong bối cảnh xã hội Joseon rơi vào cảnh náo loạn bởi sự lũng đoạn của nền chính trị thế đạo, sự lộn xộn mất lịng tin của dân chúng và nguy cơ xâm lược của thực dân nước ngoài. Các tầng lớp người dân Joseon thời điểm đó, kể cả tầng lớp thượng lưu yangban sa sút cũng khơng tìm được lối thốt cho hiện thực mà đất nước đang phải đối mặt. Donghak được SuUn Choi Jae U sáng tạo trong hồn cảnh đó. Các khái niệm được nêu ra trong hai tác phẩm của ông đã chỉ ra bối cảnh Joseon cũng như tâm trạng của người dân lúc bấy giờ. SuUn Choi Jae U đã chỉ ra tận cùng của vấn đề mà xã hội Joseon đang mắc phải. Đó chính là sự „vơ tâm‟ của con người và việc quên mất vị thần Trời tồn tại trong tim mình. Cũng có thể, với tình hình nhà nước Joseon bên trong thì thối rữa, nhân tâm bất ổn, rối loạn, bên ngồi thì ngoại bang uy hiếp, điều duy nhất SuUn có thể làm được lúc bấy giờ là khêu gợi lại „thần Trời‟ trong tâm tính của con người. Và để khêu gợi lại hình tượng „ơng trời‟ điều hịa vạn vật trong tâm khảm của mỗi con người, SuUn đã khơng chỉ ghi lại con đường mà mình được gặp thần Trời mà còn chỉ ra cách để người khác cùng tìm được thần Trời trong tim mình bằng cách „thị Thiên chủ‟, „thụ tâm chính khí‟, bằng „tâm học‟– nhìn lại tâm mình, quan sát tâm mình. Bên cạnh đó, trong tình huống khơng cịn có thể làm gì, điều duy nhất mà con người có thể làm được là cầu nguyện. Kết hợp hai điều này, chúng ta hiểu đây là lý do

72

tại sao mà học thuyết của SuUn dễ trở thành tôn giáo. Bởi cách thức mà SuUn sử dụng để hướng con người vào việc khơi lại vị thần Trời điều hòa vạn vật trong bản thân mỗi người đều có hình thức của tôn giáo: cầu nguyện, mài luyện bản thân, tin vào một đối tượng thần thánh, thực hành các nghi thức... Đây cũng chính là lý do khiến các học giả hiểu lầm Donghak là Tây học. Nhưng cũng như các nội dung phân tích ở trên thì mặc dầu „thần Trời‟ là một nhưng „học‟ có khác. Cách thức nhìn nhận về „thần Trời‟ của người Hàn chắc chắn có khác so với người phương Tây.

Trong Donghak, SuUn cũng đã tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề về quan hệ giữa con người và con người trong xã hội. Thông qua khái niệm về “thần Trời” tồn tại trong mỗi con người của Donghak, con người “thị Thiên chủ” thờ vị thần trong chính bản thân mình bằng niềm tin sắt đá, không phai. Nhưng mặt khác, con người “thị Thiên chủ” ấy lại được nhân rộng ra từng cá nhân, mỗi cá nhân đều có phần “thần Trời” trong mình. Vì vậy mà con người “thị Thiên chủ” thành kính với thần Trời như cha mẹ mình. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa Donghak với tư tưởng Thiên chúa của phương Tây.

Bất nhiên kỳ nhiên vượt qua tư duy „khơng – có‟, dẫn dắt người ta tìm về tới cội nguồn của sự vật sự việc. Lại một lần nữa, SuUn nhắc người Joseon nhớ tới cội nguồn của mình trước hiểm họa nhà nước Joseon sụp đổ. Và như vậy Donghak của SuUn là một học thuyết có tính chất u nước, bảo vệ nền văn hóa đặc sắc đang bị mai một và lãng quên của người Joseon.

73

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)