Các kiểu nhân vật tiểu thuyết của Dương Hướng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn dương hướng (LV1234) (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Các kiểu nhân vật tiểu thuyết của Dương Hướng

Trong bài “Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kì đổi mới” trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1-2002, Lý Hoài Thu viết: “Đề tài chiến tranh với quy mô hiện thực rộng lớn nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đời sống thông qua tiêu điểm nhân vật…Cũng là người lính, người mẹ, người vợ nhưng giờ đây họ được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau, được đặt trong nhiều vòng xoáy của cuộc đời, kể cả những vòng xoáy nghiệt ngã nhất. Nhân vật không còn mờ nhạt đơn điệu mà có sự kết hợp giữa hình dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục vọng bản thân và ước mơ thánh thiện… Thế giới của nhân vật tiểu thuyết thời kì đổi mới đa phần muôn màu bi kịch, ai cũng có những giai đoạn gập gềnh chông gai, những nỗi niềm trắc ẩn, những thua thiệt mất mát, nhưng đó là những bi kịch mang ý nghĩa thức tỉnh, luôn hướng tới hoàn thiện nhân cách”

 Khi nghĩ về Tiểu thuyết và thực tại hôm nay, tác giả Nguyễn Minh Tấn khẳng định “Tiểu thuyết có sức mạnh của một vũ khí tầm xa, sức nổ mạnh. Nó có khả năng bao quát một mảng hiện thực rộng lớn, tạo nên một bức tranh toàn cảnh của một giai đoạn, một thời kì lịch sử. Nó có thể đặt ra những phương án có tầm cỡ chiến lược, trải dài trong nhiều chiến dịch. Nó có sức đi

vào một khía cạnh sâu sắc của cuộc sống con người. Nó có sức khám phá những nguồn mạch biện chứng của tâm hồn, soi sáng được cái Thiện và cái Ác, cái Cao cả và cái Thấp hèn”.

Chúng ta có thể khẳng định rằng: Văn học không thể thiếu nhân vật, vì nó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về những vấn đề của thế giới hiện thực.

Đúng vậy, để thể hiện rõ được hiện thực tàn khốc của một giai đoạn đã qua, Dương Hướng cũng cần phải có sự tư duy nghiên cứu, chọn lựa những nhân vật phù hợp. Trong tiểu thuyết của mình, Dương Hướng đã đặc biệt quan tâm khắc hoạ đến ba đối tượng chính - đó cũng là ba loại nhân vật giúp tác giả thành công trong việc mổ xẻ rất thấu đáo bi kịch của con người: nhân vật người nông dân, nhân vật người lính, nhân vật người phụ nữ.

Sau năm 1986, văn học đã tiếp cận con người ở góc độ đời tư, cá thể. Mỗi người là một thế giới riêng, một số phận riêng. Chiến tranh vì thế cũng được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nó đến tính cách và số phận con người. Trên tinh thần đó, Dương Hướng hướng ngòi bút của mình vào góc khuất của chiến tranh, viết về nó dưới góc nhìn hoàn toàn mới, góc nhìn từ thân phận con người. Các trang viết của ông man mác một nỗi buồn nhân bản gắn với thân phận con người bị buộc vào cái trục chiến tranh, bị cuốn theo vòng xoáy của nó và những hệ lụy từ nó.

Giống nhiều nhà văn cùng thời như Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh... Khi lựa chọn và thể hiện nhân vật có nhiều điểm giống nhau, nhưng mỗi nhà văn lại khai thác ở các khía cạnh khác nhau.

Ví như cùng viết về nông thôn, nhưng “Nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma không cuộn lên các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên những nguyên nhân bên trong, những câu chuyện làng

xóm” [70,tr.491]. Ngược lại, nông thôn trong tiểu thuyết Dương Hướng không nổi lên sự đói nghèo nheo nhóc, xơ xác tiêu điều mà là một không gian nhiều bão tố, không bình yên, liên tục xáo động bởi các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác.

Hoặc khi viết về số phận người lính trong và sau chiến tranh, Bảo Ninh không dừng lại ở việc người lính bị huỷ hoại sự sống, nhân hình. Cái ông muốn xoáy sâu chính là sự huỷ hoại tâm hồn, nhân tính. Trong Nỗi buồn chiến tranh rất nhiều lần Bảo Ninh đã để cho nhân vật của mình đưa ra những cảnh báo về nhân tính. Những người lính bước vào chiến trường với công việc bất khả kháng là chém giết, dù những cuộc chém giết kinh hoàng đó là phục vụ cho sự sinh tồn của quê hương đất nước. Tâm hồn họ thì cứ xơ cứng dần theo thời gian cùng đạn bom, máu lửa và cái chết. Họ bắt đầu nảy sinh tâm lí hoài nghi, chán nản, ấm ức, bực bội, mâu thuẫn không sao giải toả nổi. Sau chiến tranh, đa phần trong số họ đều rơi vào trạng thái bi kịch. Khi đối mặt trước thực tại, lí tưởng đổ vỡ, hoài bão tiêu tan, họ chới với, hụt hẫng. Họ bị đánh bật ra khỏi guồng quay của cuộc sống, rồi rơi vào cô đơn đến tuyệt vọng. Người lính trong tiểu thuyết Dương Hướng cũng vậy, nhưng có điểm khác là tuy mỗi người đều mang một bi kịch một nỗi đau riêng, nhưng trong hoàn cảnh nào họ cũng luôn giữ vững lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản.

Có thể nói là thành công và sức mạnh của tiểu thuyết Dương Hướng chính là ở sự lự chọn nhân vật. Mỗi nhân vật dù ở tầng lớp nào cũng hiện lên rất sinh động, mang những nét cá tính riêng. Luận văn này xem sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng phụ thuộc vào kiểu lựa chọn nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn dương hướng (LV1234) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)