Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trong trồng dược liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt dược liệu tại một vùng trồng dược liệu thuộc tỉnh hưng yên (Trang 41 - 42)

Nghĩa Trai

Cúc hoa

Là dược liệu chủ đạo và truyền thống chiếm tới 27,8 % diện tích trồng, 92,6 % số được phỏng vấn trồng. 96,7 % số hộ trồng có sử dụng hóa chất BVTV cho cúc hoa. Hóa chất sử dụng cho cúc hoa gồm có cả diệt côn trùng, trừ nấm bệnh và điều hòa sinh trương (kích thích hoa)

Đặc biệt đối với khâu làm đất, 68 hộ/145 hộ (46,9 %) đã sử dụng endosulfan là một hóa chất cơ clo thuộc danh mục hạn chế để trừ giun dế. Sử dụng hóa chất này cần hết sức hạn chế vì nó thuộc chất gây rối loạn nội tiết, vấn đề này các nhà quản lý cần quan tâm,góp phần tăng cường đảm bảo chất lượng cúc hoa về khía cạnh an toàn .

M ã đề

Tiếp sau cúc hoa, mã đề đóng vai trò quan trọng thứ hai, chiếm 16,5 % diện tích trồng và 77,2 % sổ hộ được phỏng vấn trồng. Hóa chất dùng cho mã đề eồm các chất diệt côn trùng, trừ nấm bệnh và kích thích lá hạt.

Đặc biệt, đối với mã đề, sử dụng carbendaxim để trừ bệnh nấm trắng là phổ biến (100% số hộ dùng hóa chất phải dùng thuốc trừ nấm).

Hoắc hương

*

83 % số hộ trồng có sử dụng hóa chất, gồm các chất diệt côn trùng, trừ nấm bệnh và kích thích lá.

Bạc hà, Cốt khí, Địa liền, Kinh giới, Nam truật, Tía tô

Đổi với các dược liệu này, tỷ lệ sử dụng hóa chất thấp hơn giao động từ 9,7% (cót khí) đến 46,7% (nam tru ậ t), chủ yếu chỉ sử dụng các chất diệt côn trùng trừ sâu bệnh, rệp, nhện đ ỏ ...

Ngoài ra, do bạch chỉ và hòe hoa chỉ có hai hộ trồng, cho nên kết quả chưa phải là đại diện cho cây trồng đó, nên chúng tôi không bàn luận ở đây.

Các dược liệu còn lại không dùng hóa chất có Nga truật (4,0 % diện tích trồng) và củ cọc (3,1 % diện tích.trồng). Điều này trái ngược với phương tiện thông tin đại chúng đã đưa cách đây hai năm là người dân sử dụng thuốc sâu phun lên củ cọc.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt dược liệu tại một vùng trồng dược liệu thuộc tỉnh hưng yên (Trang 41 - 42)