Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giảm đau ngoài màng cứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain kết hợp với fentanyl sau phẫu thuật mở vùng bụng (Trang 41 - 43)

1.3. Giảm đau sau mổ đường ngoài màng cứng

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giảm đau ngoài màng cứng

1.3.4.1. Đặc điểm bệnh nhân

Các yếu tố sinh lý, nhân chủng của bệnh nhân (tuổi, giới, chiều cao, cân nặng…) có thể ảnh hưởng tới hiệu quả giảm đau PCEA [147]. Bệnh nhân là nữ giới có mức hấp thu thuốc tê qua PCEA thấp hơn so với nam giới, đây có thể là do các loại hormone nữ như progesterone có thể làm giảm sự nhạy cảm về đau ở các hệ thần kinh tủy sống [69]. Nghiên cứu của Ken Hua (2013) cho thấy độ tuổi cao có ảnh hưởng tới hiệu quả giảm đau PCEA. Tuổi càng cao khả năng chịu đau càng kém, đau ở người cao tuổi ảnh hưởng đến chức năng sống nhiều hơn người trẻ. Ngược lại, khả năng hấp thụ thuốc tê của người cao

tuổi lại kém hơn người trẻ. Nhu cầu tăng kết hợp với giảm khả năng hấp thụ dẫn tới hiệu quả giảm đau PCEA ở người già suy giảm đáng kể [69]. Độ tuổi và cân nặng cũng là các yếu tố liên quan tới nhu cầu PCEA trong nghiên cứu của Chang KY (2006) [39].

Các yếu tố phẫu thuật như đường mổ, vị trí phẫu thuật, thể loại phẫu thuật cùng với vị trí catheter, nồng độ thuốc đã được chứng minh là có ảnh hưởng tới hiệu quả giảm đau PCEA [149]. Đặc biệt, trong các phẫu thuật bụng, tốc độ truyền thuốc tê có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả PCEA (p<0,001) [69].

Nghiên cứu của Koh JC (2017) đã kết luận rằng khơng có sự khác biệt đáng kể về cường độ đau giữa bệnh nhân trẻ và bệnh nhân cao tuổi khi sử dụng PCEA trong khoảng thời gian 6 giờ đầu sau mổ. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn như giảm trương lực cơ và ngừng sử dụng PCA thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân trẻ, trong khi các dấu hiệu buồn nôn, nôn, tụt huyết áp thường xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi. Ngoài ra, tiền sử hút thuốc, tình trạng thể chất cũng là các yếu tố liên quan tới nhu cầu giảm đau của bệnh nhân [81].

1.3.4.2. Tâm lý người bnh

Quyết định cá nhân để nhấn nút PCA vẫn là tối quan trọng để sử dụng PCA thành công. Sợ hãi, nhầm lẫn hoặc các yếu tố tâm lý khác có thể chồng lấn lên hiệu ứng dược lực học, đẩy bệnh nhân phải chấp nhận cơn đau tồi tệ hơn hoặc không đạt hiệu quả tối đa từ PCA.

Nguyên lý cơ bản của PCA là giảm đau tốt hơn khi bệnh nhân đau chứ không phụ thuộc vào ý chí của nhân viên y tế. Điều đó có nghĩa rằng, với bệnh nhân có tâm lý vững vàng sẽ có cơ hội làm chủ cơn đau tốt hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain kết hợp với fentanyl sau phẫu thuật mở vùng bụng (Trang 41 - 43)