1.5. Các nghiên cứu về giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân
1.5.2. Tại Việt Nam
Phương pháp giảm đau ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển đã được thực hiện khá rộng rãi tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
Năm 2014, Nguyễn Trung Kiên đã thực hiện đánh giá hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực khi kết hợp bupivacain-fentanyl đường ngoài màng cứng tự điều khiển trên 48 bệnh nhân là người cao tuổi. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận rằng, giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain 0,125 % + 1 µg fentanyl/ml do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi có hiệu quả giảm đau cao cả khi nghỉ và vận động. Cùng với đó giảm đau đường ngồi màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển có tác dụng cải thiện chức năng hô hấp sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi. Các tác dụng không mong muốn gặp với tỷ lệ thấp và thoáng qua ở giai đoạn sau mổ [12]. Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ hài lòng của nhóm sử dụng PCEA là 85,4% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng IV-PCA (56,2%), với p<0,05. Tuy nhiên, nghiên cứu này đánh giá trên cả các bệnh nhân được phẫu thuật nội soi (26 BN ở nhóm PCTEA), với đặc điểm phẫu thuật, tính chất đau đều rất khác biệt với phẫu thuật mở vùng bụng. Đây là một trong những yếu tố gây nhiễu, dẫn tới kết quả đánh giá đau, hiệu quả giảm đau và các tác dụng khơng mong muốn của các phương pháp có thể còn nhiều sai số.
Nghiên cứu của Trần Đức Thọ [19] nhằm so sánh sự khác biệt giữa các nhóm thuốc giảm đau sau phẫu thuật bệnh nhân tự điều khiển đường ngoài màng cứng khi so sánh tác dụng giảm đau sau mổ bụng trên của levobupivacain 0,125% phối hợp sufentanil 1 µg/ml (nhóm LS) hoặc fentanyl (nhóm LF) 2 µg/ml hoặc clonidin 2 µg/ml (nhóm LC) trên 150 đối tượng phẫu thuật bụng trên tại Bệnh viện K năm 2014, cho thấy PCEA trên cả 3 nhóm đều cho kết quả giảm đau tốt sau phẫu thuật vùng bụng trên, cùng với mức độ hài lịng của các nhóm bệnh nhân đều rất cao (LF: 88%; LS: 84%;
LC: 76%). Nhóm LF mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn hai nhóm cịn lại (p<0,05), những đối tượng trong nhóm này có sự cải thiện về hô hấp tốt hơn. Các chỉ số về tuần hồn của cả 3 nhóm đều thay đổi trong giới hạn bình thường và sự khác nhau giữa 3 nhóm ở một số thời điểm đều nằm trong giới hạn cho phép trên phương diện lâm sàng. Các tác dụng phụ xảy ra với tần xuất thấp, nhẹ và thống qua. Dù vậy, các nhóm ở nghiên cứu này đều có số lần yêu cầu khi thực hiện PCEA rất cao. Có thể là do các thơng số cài đặt chưa phù hợp, hoặc là sự phối hợp thuốc chưa đạt được yêu cầu, hoặc là levobupivacain chưa thực sự đem lại hiệu quả giảm đau như mong muốn của người bệnh.
Ropivacain là thuốc tê mới, có ưu điểm ít gây ức chế vận động nên rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân sau mổ, ít độc. Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của ropivacain kết hợp fentanyl mới giới hạn ở các phẫu thuật ở chi, cắt tử cung, mổ đẻ, chuyển dạ... Trong khi đó, các nghiên cứu đánh giá trong phẫu thuật mở vùng bụng cịn rất ít và hạn chế. Trần Đắc Tiệp (2017) thực hiện nghiên cứu tiến cứu, mơ tả, can thiệp, có đối chứng trên 62 bệnh nhân sử dụng PCEA sau mổ thay khớp háng, chia thành 2 nhóm (nhóm dùng ropivacain 0,1% - fentanyl 2 μg/ml và nhóm dùng ropivacain 0,1%) tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11 - 2015 đến 5 - 2016. Kết quả cho thấy liều trung bình tiêm khoang NMC lần đầu của ropivacain 0,1% - fentanyl 2 μg/ml là 6,6 ± 1,2 ml, tổng liều ropivacain 161,9 ± 4,4 µg/48h, số lần bolus khoang NMC 6,0 ± 1,5 lần/48 giờ. Bệnh nhân được giảm đau tốt cả khi nghỉ và vận động với tỉ lệ hài lòng về phương pháp giảm đau ở 100% bệnh nhân [18].
Nguyễn Thị Lệ Mỹ (2020) nghiên cứu hiệu quả giảm đau PCEA bằng hỗn hợp ropivacain 0,1% hoặc bupivacain 0,1% – fentanyl 1µg/ml sau phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi. Kết quả cho thấy cả hai hỗn hợp đều có hiệu quả giảm đau, trong khi đó tỉ lệ ức chế vận động chỉ gặp ở nhóm sử dụng bupivacain 0,1%. Tỉ lệ hài lịng ở nhóm sử dụng ropivacain (75%) cao hơn của nhóm bupivacain (63,5%) [10].