CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
2.5.1. Các chỉ tiêu chung
Tiêu chí đánh giá bệnh nhân trước khi chuyển từ hồi tỉnh về khoa phẫu thuật dựa theo thang điểm Aldrete sửa đổi [26].
Bảng 2.2: Thang điểm Aldrete sửa đổi
Tiêu chí Điểm
Hơ hấp
Có khả năng thở sâu và ho 2
Khó thở hoặc thở nơng 1
Ngưng thở 0
Độ bão hồ Oxy
Duy trì > 92 % với thở khí trời 2
Cung cấp O2 để duy trì > 90% 1
SpO2 < 90% mặc dù đang được cung cấp Oxy 0
Tri giác
Tỉnh hoàn toàn 2
Gọi tỉnh 1
Khơng đáp ứng 0
Tuần hồn
HA +/- 20 mmHg so với giá trị trước phẫu thuật 2 HA +/- 50 mmHg so với giá trị trước phẫu thuật 1 HA +/- >50 mmHg so với giá trị trước phẫu thuật 0
Vận động
Cử động 2 tay, 2 chân 2
Cử động 2 chi 1
Không cử động chi nào 0
Tổng ≥ 9 → Chuyển
+ ASA I: tình trạng sức khỏe tốt.
+ ASA II: có một bệnh nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân
+ ASA III: có một bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân + ASA IV: bệnh nhân có bệnh nặng đe dọa đến tính mạng
+ ASA V: tình trạng bệnh nhân quá nặng, hấp hối, khơng có khả năng sống được 24 giờ dù có được mổ hoặc khơng.
+ ASA VI: tình trạng chết não
- Thời gian phẫu thuật (phút): tính từ lúc rạch da cho đến khi phục hồi giải phẫu da thành bụng.
- Thời gian trung tiện (giờ): tính từ thời điểm ngay trước khi tiêm liều bolus giảm đau (thời điểm H0) cho đến khi BN có trung tiện.
- Thời gian ngồi dậy (giờ): tính từ thời điểm ngay trước khi tiêm liều bolus giảm đau (thời điểm H0) cho đến khi bệnh nhân có thể tự ngồi dậy tại giường bệnh.
- Độ sâu của catheter (cm): là hiệu số của giá trị ghi nhận được trên catheter ngay tại vị trí chọc kim gây tê với độ sâu của phần kim Touhy từ da tới khoang NMC.
2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi hiệu quả giảm đau
- Thời gian khởi phát giảm đau (phút): là thời gian được tính từ lúc tiêm liều đầu giảm đau vào khoang NMC cho đến khi hiệu quả giảm đau đạt mức VAS<4.
- Thời gian cần tiêm liều “giải cứu đau” đầu tiên (giờ): là khoảng thời gian được tính từ thời điểm H0 cho đến khi bệnh nhân có nhu cầu và được tiêm liều “giải cứu đau” đầu tiên.
- Số phân đốt da bị ức chế cảm giác đau: xác định bằng cách sử dụng bông cồn 700 hoặc kim đầu tù kiểm tra cảm giác theo đường giữa đòn từng bên từ cổ về phía chân đến vị trí mất cảm giác thì đánh giấu giới hạn trên, sau
đó kiểm tra cảm giác từ gối lên nếp bẹn và lên phía đầu theo đường giữa địn hai bên đến vị trí mất cảm giác thì đánh dấu giới hạn dưới. Phần da giữa hai giới hạn này cho biết số phân đốt da bị ức chế cảm giác đau.
- Điểm đau theo Thang điểm đau VAS (Visual Analog Scale) đo lường cường độ đau dựa trên phản hồi, thay đổi hành vi của bản thân bệnh nhân. Có các thang đo khác nhau cho từng đối tượng: trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người cao tuổi và những người hạn chế khả năng giao tiếp. Thang có độ tin cậy cao và dễ sử dụng [95]. Sử dụng thước đo VAS của hang B| Braun với hai hàng: hàng nét mặt với các biểu cảm khác nhau và hàng số tương ứng với thang điểm được chia làm nhiều mức độ từ 0 tới 10 để đánh giá mức độ đau [57], [151]. Bệnh nhân di chuyển con trỏ tới vị trí có nét mặt tương ứng với cảm giác đau của mình. Bác sĩ đối chiếu và ghi nhận mức độ đau tương ứng với điểm số ghi nhận được:
+ Khơng đau: Điểm đau bằng 0 + Đau ít: Điểm đau 1 –2 – 3 + Đau vừa: Điểm đau 4 – 5 + Đau nhiều: Điểm đau 6 – 7 + Đau rất nhiều: Điểm đau 8 – 9
+ Đau dữ dội: Điểm đau 10 (Cơn đau dữ dội có thể khiến bệnh nhân bất
tỉnh ngay).
- Độ an thần OAAS (Observer’s Assessment of Alertness/Sedation)
đánh giá mức độ an thần [40]:
OAAS 5: Tỉnh hoàn toàn, đáp ứng ngay khi gọi tên bằng giọng bình thường
OAAS 4: Đáp ứng chậm, mơ hồ khi gọi tên bằng giọng bình thường OAAS 3: Chỉ đáp ứng khi gọi tên to hoặc gọi nhắc lại
OAAS 2: Chỉ đáp ứng khi gọi tên to và lay nhẹ OAAS 1: Không đáp ứng khi gọi tên to và lay nhẹ
- Mức độ hài lòng của bệnh nhân được thực hiện giảm đau. Sau 72 giờ thực hiện giảm đau bằng phương pháp PCEA, bệnh nhân được hỏi đánh giá mức độ hài lòng với phương pháp giảm đau dựa trên hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn theo thang đánh giá 5 mức như sau [53]:
+ Rất khơng hài lịng: cịn đau nhiều trong q trình dùng PCEA và/hoặc có tác dụng khơng mong muốn gây lo lắng khó chịu nhiều. Khơng muốn dùng lại PCEA nếu được lựa chọn.
+ Khơng hài lịng: cịn đau hoặc có tác dụng không mong muốn chấp nhận được. Cân nhắc khi được lựa chọn PCEA ở lần phẫu thuật tiếp theo.
+ Bình thường: bệnh nhân không cho ý kiến rõ ràng về lựa chọn giảm đau cho lần sau.
+ Hài lòng: còn đau nhẹ hoặc có tác dụng khơng mong muốn thống qua, ít gây khó chịu và chấp nhận được. Tiếp tục chọn PCEA ở lần phẫu thuật tiếp theo nếu có.
+ Rất hài lịng: hồn tồn khơng đau, thoải mái trong quá trình sử dụng PCEA, khơng có tác dụng khơng mong muốn.
2.5.3. Các chỉ tiêu về ảnh hưởng trên tuần hồn, hơ hấp và các tác dụng không mong muốn
- Ảnh hưởng lên tuần hoàn [94] :
3. + Giảm huyết áp: huyết áp < 20% trị số ban đầu. 4. + Tăng huyết áp: huyết áp > 20% trị số ban đầu. 5. + Nhịp tim chậm: nhịp tim < 20% trị số ban đầu 6. + Nhịp tim nhanh: nhịp tim > 20% trị số ban đầu.
- Suy hô hấp [130]:
7. + Thở chậm < 8 lần/phút
8. + Thở nhanh nông> 30 lần/phút – SpO2<92% 9. + PaO2<60mmHg, PaCO2>50mmHg
+ Tình trạng tim mạch không ổn định + Rối loạn thần kinh và ý thức
- Ức chế vận động chi dưới: hiếm gặp khi giảm đau NMC vùng ngực, được đánh giá theo thang điểm Bromage [59]:
+ M0: Khơng liệt, bệnh nhân cử động chi dưới bình thường.
+ M1: Liệt một phần, bệnh nhân không nhấc chân lên được khỏi bàn mổ, chỉ cử động được đầu gối.
+ M2: Liệt gần hoàn toàn, bệnh nhân chỉ cử động được bàn chân.
+ M3: Liệt hồn tồn, bệnh nhân khơng cử động được bàn chân và đầu gối.
- Đánh giá buồn nôn, nôn theo phân độ của Pang [104]: + Độ 0: Không buồn nôn, nôn.
+ Độ 1: Buồn nôn < 10 phút hoặc chỉ nôn 1 lần.
+ Độ 2: Buồn nôn > 10 phút và/hoặc nôn 2 lần, không cần điều trị. + Độ 3: Buồn nôn > 10 phút và/hoặc nôn 2 lần, cần điều trị.
- Buồn nôn, nôn: buồn nôn là cảm giác khó chịu cần phải nơn. Nơn là q trình tống mạnh thức ăn trong dạ dầy do co thắt không tự chủ của cơ thành bụng khi cơ thắt tâm vị và cơ thắt thực quản dưới giãn ra.
- Giá trị bình thường của một số chỉ số trong xét nghiệm khí máu [109]:
pH 7,35 – 7,45
PaCO2 35 - 45 mm Hg
PaO2 80 - 100 mm Hg (phụ thuộc vào tuổi)
SaO2 93 - 98%
HCO3- 22 - 26 mEq/L
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn giảm oxy máu (thở khí trời)
(Nguồn: Smith, M. R. (2005) [137]
Tiêu chuẩn PaO2 (mmHg)
Tăng oxy > 100
Bình thường 80 – 100
Thiếu oxy nhẹ 60 – 79
Thiếu oxy trung bình 40 – 59
Thiếu oxy nặng < 40
Nếu bệnh nhân được thở oxy qua mask thì giá trị PaO2 sẽ tăng hơn so với giá trị PaO2 thực tế của bệnh nhân vì vậy tiêu chuẩn đánh giá mức độ giảm oxy dựa theo bảng sau:
Bảng 2.4. Phân loại mức độ giảm oxy máu (thở oxy qua mask)
(Nguồn: SRLF Trial Group (2018) [138])
Chỉ số Giá trị Mức độ PaO2/FiO2 > 300 Bình thường 201- 300 Nhẹ 101 – 200 Trung bình < 100 Nặng