Cách tiếp cận của Nhà nước Việt Nam về nhân quyền và công tác đảm

Một phần của tài liệu LUẬN văn nhân quyền và công tác đấu tranh chống âm mưu,hoạt động của các thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá nhà nước việt nam (Trang 29 - 61)

tác bảo đảm, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nhận thức đầy đủ các vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền, là một đảm bảo quan trọng để các quốc gia, nhất là các quốc gia đi theo con đường XHCN và các quốc gia đang phát triển vừa tiếp thu những giá trị chung của nhân loại, vừa giữ vững được nền độc lập và sự lực chọn chính trị của mình.

1. Một số quan điểm hiện nay về quyền con người 1.1. Quan điểm của nhóm nước tư bản phát triển.

Đến nay, hầu hết các nước tư bản phát triển đều thừa nhận cả hai nhóm quyền. Tuy khơng đề cao nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, nhưng nhiều quốc gia phương Tây đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm những quyền này, nhất là các nước đi theo con đường xã hội dân chủ, xây dựng nhà nước phúc lợi, nền kinh tế thị trường xã hội. Mặc dầu vậy, nhóm nước này vẫn có xu hướng đề cao các quyền dân sự, chính trị. Một số nước Bắc Âu nhấn mạnh quyền tự do ngôn luận. Hoa Kỳ đặc biệt đề cao quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, thậm chí cịn xem đó là “thước đo của dân chủ và nhân quyền của một quốc gia”. Đối với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, nhóm nước này chủ yếu đề cao quyền tự do kinh doanh và quyền sở hữu...

Nhóm nước tư bản phát triển, nhất là Hoa Kỳ, đang cố gắng áp đặt tiêu chuẩn nhân quyền trong quy chế của các tổ chức tài chính/kinh tế quốc tế như IMF, WB, WTO và các hiệp định thương mại song phương. Từ những năm

1980, nhóm nước này đẩy mạnh “xuất khẩu” mơ hình dân chủ phương Tây, mà nội dung chủ yếu là đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập...

Đối với quyền dân tộc tự quyết, nhóm nước này về danh nghĩa thừa nhận nội dung như đã ghi trong Điều 1 của hai công ước năm 1966, song tỏ ra quan tâm nhiều đến quyền của các dân tộc thiểu số, ra sức xoáy sâu vào các quyền

chính trị và một số quyền kinh tế của họ. Nhiều nước phương Tây cố tình coi quyền dân tộc tự quyết là quyền của các dân tộc thiểu số.

Về mối quan hệ giữa nhân quyền và chủ quyền, quan điểm của nhiều nước phương Tây, đặc biệt Hoa Kỳ, luôn cổ suý cho quan điểm "nhân quyền cao hơn chủ quyền". Họ cho rằng, trên lĩnh vực quyền con người, chủ quyền quốc gia chỉ là "chủ quyền hạn chế". Theo họ, vì nhân quyền là một vấn đề tồn cầu, mang tính phổ biến, nên việc bảo đảm quyền con người còn là “trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Để đảm bảo “nhân quyền” cho một cá nhân hoặc một nhóm cư dân nào đó, một số nước tự cho mình quyền lên án quốc gia khác, hoặc áp dụng các biện pháp cấm vận, ngăn cản kinh tế, chính trị, ngoại giao, thậm chí tiến hành "can thiệp nhân đạo".

1.2. Quan điểm của nhóm nước đang phát triển.

Nhìn chung nhóm nước này ghi nhận quan điểm của cộng đồng quốc tế, nhưng khơng tuyệt đối hóa các quyền và tự do cá nhân. Công ước châu Mỹ về

các quyền con người (1969) ghi nhận "quyền đáp lại" của những người bị xúc

phạm về danh dự. Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của

các dân tộc (1986), vừa thừa nhận quyền cá nhân vừa thừa nhận quyền của

cộng đồng/dân tộc; đã dành hẳn một chương nói về nghĩa vụ (đó là các nghĩa vụ "với gia đình, xã hội, nhà nước", "các quyền và tự do của mỗi người được thực hiện cùng với quyền của người khác").

Từ sự khẳng định, chính chủ nghĩa thực dân/đế quốc là thủ phạm gây ra nạn đói nghèo và chậm phát triển của các quốc gia/dân tộc, nhóm nước này đề xuất và nhấn mạnh quyền phát triển; theo đó, các nước tư bản phát triển phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với các nước đang phát triển.

1.3. Quan điểm của nhóm các nước xã hội chủ nghĩa.

Các nước XHCN trước đây và hiện nay là Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào... đã có những cơng lao to lớn trong cuộc đấu tranh nhằm xác định các quan điểm cơ bản về quyền con người.

Trước hết, các nước này đã kiên trì đấu tranh nhằm khẳng định các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa của việc khẳng định nhóm quyền này là ở chỗ, khi đã thừa nhận các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, mỗi quốc gia buộc phải quan tâm nhiều hơn đến đời sống (vật chất và tinh thần) của người dân, nhất là người lao động; đồng thời buộc các nước giàu phải có nghĩa vụ giúp đỡ nước nghèo và không được lợi dụng vấn đề nhân quyền để cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhờ nỗ lực của các nước XHCN, nhóm quyền này đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới

về quyền con người, trong hai công ước nhân quyền (1966) và được tái khẳng

định trong Tuyên bố Viên và Chương trình hành động (1993).

Quá trình dựng xây ở các nước XHCN trước đây và ở các nước đi theo con đường XHCN ngày nay luôn cho thấy, các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá rất được nhà nước chú trọng và phấn đấu đảm bảo trên thực tế.

Nhóm nước XHCN cũng ln đấu tranh bảo vệ quyền dân tộc tự quyết; kiên trì bảo vệ những nội dung cơ bản nhất của quyền này là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn con đường XHCN của các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ thực dân, bảo vệ hệ thống chính trị do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Đối với quyền của các dân tộc thiểu số, quan điểm của các nước XHCN là bảo đảm quyền bình đẳng của họ với dân tộc đa số; giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt để họ thu hẹp khoảng cách với các dân tộc đa số; tơn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc. Nhóm nước XHCN ln kiên trì đấu tranh với những mưu đồ đồng nhất quyền tự quyết dân tộc với quyền của các dân tộc thiểu số, khuyến khích các dân tộc thiểu số địi thành lập chính quyền riêng, luật pháp riêng...

Đối với quyền và tự do cá nhân, quan điểm của nhóm nước XHCN là quyền của cá nhân phải gắn liền và nằm trong quyền của dân tộc, của cộng đồng. Quyền phải đi đôi với nghĩa vụ. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quyền của cá nhân với lợi ích của nhà nước, của cộng đồng, thì quyền và lợi ích của cá nhân phải đặt dưới lợi ích của cộng đồng. Đây là điều khác biệt lớn giữa quan điểm của các nước XHCN với quan điểm của các nước phương Tây.

Đặc trưng của hệ thống chính trị ở các nước XHCN là sự phân công trên cơ sở thống nhất quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảng cộng sản giữ vai trò lãnh đạo duy nhất đối với nhà nước và xã hội.

Về cơ chế bảo đảm quyền con người, cơ quan nhân quyền ở các nước XHCN mới ra đời từ khi những nước này tiến hành cải cách, đổi mới. Ở các nước này, các cơ quan nghiên cứu khoa học, giáo dục về nhân quyền được hình thành trước; các cơ quan đặc trách về nhân quyền của quốc gia còn đang trong quá trình nghiên cứu. Trong bối cảnh một số thế lực phương Tây luôn lợi dụng vấn đề nhân quyền để áp đặt quan điểm của mình, việc thận trọng trong việc thành lập cơ quan giám sát nhân quyền là cần thiết. Mặc dù vậy, các nước XHCN khơng né tránh vấn đề này, đang đẩy mạnh tìm kiếm mơ hình tốt nhất để thành lập vào thời điểm thích hợp; đồng thời chủ trương tích cực tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế và khu vực.

2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhân quyền

2.1. Bối cảnh của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam

Ngày nay, quyền con người đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Quyền con người không chỉ là vấn đề pháp lý đối với các quốc gia thành viên cơng ước nhân quyền, mà cịn trở thành vấn đề đạo lý với mọi quốc gia trên thế giới - dù là thành viên hay chưa là thành viên các công ước nhân quyền cũng đều phải tôn trọng và bảo vệ các giá trị nhân quyền.

Mặc dù luôn ghi nhận và bảo vệ các quyền con người trên thực tế, nhưng cho đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, khái niệm nhân quyền vẫn ít được dùng tại các nước xã hội chủ nghĩa, thậm chí cịn chưa được nhận thức đầy đủ về mặt lý luận. Điều này vừa làm hạn chế sự phát triển tri thức nói chung, vừa là điểm yếu để các thế lực phản động lợi dụng xuyên tạc và chống phá. Sở dĩ có tình hình này là do có sự nhận thức phiến diện, rằng sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội của những người cộng sản đã bao hàm cả việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người rồi; các nước tư bản, đế quốc giương cao ngọn cờ nhân quyền là điều khôi hài. Mặt khác, đây là thời kỳ đối đầu quyết liệt về ý thức hệ, trong bối cảnh chiến tranh lạnh được đẩy đến đỉnh cao; các thế lực đế quốc không từ thủ đoạn nào, từ khai thác những sai lầm khuyết điểm trong quá trình xây dựng xã hội mới ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đến xuyên tạc, vu cáo về chính trị, khích động tư tưởng, truyền bá lối sống cá nhân chủ nghĩa…nhằm làm suy yếu các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong.

Tình hình ấy dẫn đến những biện pháp đối phó bị động, nặng tính phịng ngừa bằng các biện pháp hành chính đơn thuần ở hầu hết các nước. Có thể nói, các lực lượng xã hội chủ nghĩa và tiến bộ trên thế giới thời kỳ này đã buông lỏng ngọn cờ nhân quyền, mà lẽ ra họ cần phải giương cao, nhằm đấu tranh bảo vệ những tư tưởng nhân quyền chân chính.

Sau khi trở thành thành viên các công ước nhân quyền đầu tiên (1981), đặc biệt từ khi tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề quyền con người mới chính thức được giới lý luận Việt Nam quan tâm nghiên cứu19.

Tháng 7-1990, Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia đầu tiên (về việc thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị) và chuẩn bị nộp các báo cáo đối với các cơng ước nhân quyền khác. Đây cịn là thời kỳ Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ quốc gia, với tư cách là thành viên các điều ước

19 Năm 1987, Hội nghị Bí thư tư tưởng các đảng của các nước XHCN, đã quyết định thành lập Hội đồng khoa học nhiều bên của đảng của các nước XHCN về vấn đề nhân quyền; một số nhà khoa học Việt Nam đã tham gia Hội đồng này. Năm 1989, các nhà khoa học Việt Nam đã cho ra mắt cơng trình đầu tiên: Chủ nghĩa xã hội và nhân quyền, NXB Sự Thật, H, 1989.

quốc tế về quyền con người. Đó cũng là thời điểm đất nước mở cửa, tham gia sâu vào các sinh hoạt quốc tế, do đó cơng dân Việt Nam ra nước ngồi ngày càng nhiều; công dân nhiều nước và tổ chức quốc tế cũng đến Việt Nam nhiều hơn. Phải nói thêm rằng, trong thời gian này, tình hình rối loạn liên tiếp xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Bạo loạn cũng nổ ra ở Trung Quốc, dẫn đến việc chính quyền buộc phải lựa chọn biện pháp cứng rắn trước các hành động quá khích tại Quảng trường Thiên An Môn để bảo vệ an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều đáng chú ý là, các biến cố nói trên đều gắn liền với những đòi hỏi cực đoan về dân chủ, nhân quyền; với sự hậu thuẫn mạnh mẽ, từ việc chi tiền, xây dựng kịch bản, đến việc chỉ đạo phối hợp hành động sát sao của các thế lực chính trị và tơn giáo quốc tế…

Tình hình trên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nước ta, đòi hỏi trong Đảng cũng như trong xã hội phải nhận thức rõ và thống nhất hành động trên lĩnh vực quyền con người. Trước yêu cầu ấy, ngày 12-7-1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 12/TW về "Vấn đề quyền con người và

quan điểm, chủ trương của Đảng ta".

Cũng cần nói thêm rằng, trước đó, Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, trong đó lần đầu tiên đưa khái niệm quyền con người vào văn

kiện Đảng: "Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công

dân và quyền con người". Ngày 15-4-1992, Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1992), trong đó khái niệm quyền con người lần đầu tiên được nêu thành quyền Hiến định: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hố được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật"20...

2.2. Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhân quyền

2.2.1. Nhân quyền là bản chất, mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa, của Nhà nước Việt Nam

Quá trình đổi mới tư duy lý luận và thực tiễn cải cách, mở cửa ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã giúp những người cộng sản, trong đó có Việt Nam, nhận thức ngày càng rõ hơn về vấn đề nhân quyền trong thế giới ngày nay. Nhìn chung các đảng cộng sản đều nhất trí rằng, nhân quyền thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu hướng tới của những người cộng sản.

Bảo đảm quyền con người là nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng những người cộng sản khơng dừng lại ở đó; mục tiêu họ theo đuổi là xoá bỏ nguồn gốc sâu xa nhất của mọi vi phạm nhân quyền. Đó là ách áp bức dân tộc, giai cấp và điều kiện sinh ra cũng như ni dưỡng sự bất bình đẳng này. Chỉ có như vậy phẩm giá con người mới được tôn trọng và bảo vệ đầy đủ và trọn vẹn.

2.2.2. Nhân quyền là giá trị lớn của nhân loại, nhưng cần được nhận thức toàn diện, đúng đắn

Chỉ thị 12 (1992) của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đề cập đến những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề quyền con người và thái độ của Đảng ta về vấn đề trọng yếu này. Chỉ thị khẳng định những thành tựu đã đạt được trên lĩnh vực quyền con người ở nước ta, đồng thời chỉ rõ, các thế lực đế quốc là những kẻ vi phạm nghiêm trọng quyền con người ở ngay nước chúng và đối với các dân tộc khác; tuy nhiên, với thái độ đạo đức giả, chúng giương ngọn cờ quyền con người mưu toan phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc.

Trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Chỉ thị đã đưa ra một hệ thống quan điểm trên lĩnh vực này:

- Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột và khẳng định quyền con người làm chủ thiên nhiên.

Quan điểm này chỉ rõ nguồn gốc của quyền con người, giúp chúng ta có cơ sở bác bỏ các học thuyết tư sản về nhân quyền tự nhiên và coi nhân quyền là phát kiến, là giá trị của Phương Tây.

- Trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền con

Một phần của tài liệu LUẬN văn nhân quyền và công tác đấu tranh chống âm mưu,hoạt động của các thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá nhà nước việt nam (Trang 29 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w