Tình hình cơng tác đấu tranh với hoạt động của các thế lực nước ngoà

Một phần của tài liệu LUẬN văn nhân quyền và công tác đấu tranh chống âm mưu,hoạt động của các thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá nhà nước việt nam (Trang 61 - 66)

ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá Nhà nước Việt Nam.

Quán triệt những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 12/CT-TW, ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố VII) về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” và Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg, ngày 02/12/2004 của Chính phủ về “Tăng cường cơng tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới” cho thấy, những năm qua, cơng tác đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền sớm được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Tuy nhiên, nhận thức về công tác này chỉ được thực hiện thống nhất trong những năm gần đây.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ. Ban Chỉ đạo bao gồm 21 thành viên là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.

Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ: Theo dõi tình hình, phân tích các thơng tin, dư luận trong nước và ngoài nước liên quan đến vấn đề nhân quyền; hướng dẫn việc đấu tranh phê phán các luận

điệu vu cáo, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này; thu thập các tư liệu về quyền con người bị xâm hại do hành động xâm lược của Chủ nghĩa đế quốc gây ra; Tổ chức nghiên cứu các vấn đề về lý luận và pháp lý, những thông lệ quốc tế làm cơ sở cho cuộc đấu tranh chống các thế lực lợi dụng vấn đề nhân quyền để phá hoại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các hình thức và biện pháp bảo vệ quyền hợp pháp của công dân; Nghiên cứu, xem xét các vấn đề cụ thể có liên quan đến những đối tượng đặc biệt để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chủ trương, biện pháp giải quyết; Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền; Chỉ đạo xây dựng nội dung phục vụ công tác tuyên truyền, đối thoại về nhân quyền với các nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới. Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác quốc tế đấu tranh về nhân quyền…

Cùng thời gian này, các tỉnh thành phố cũng thành lập Ban chỉ đạo nhân quyền cấp địa phương. Như vậy, về mặt tổ chức, đã có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện công tác đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp ngăn chặn, vơ hiệu hóa hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền của các thế lực nước ngoài nhằm thực hiện “diễn biến hịa bình” gây mất ổn định chính trị, xâm hại an ninh quốc gia của Việt Nam. Những kết quả đạt được thể hiện trên một số mặt sau:

1. Từng bước giành thế chủ động trong công tác đấu tranh đối ngoại với Mỹ và các nước phương Tây.

Kết quả quan trọng nhất trong công tác đấu tranh đối ngoại của ta trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền là từng bước chuyển từ bị động sang chủ động tấn công trên các diễn đàn quốc tế cũng như trong quan hệ song phương. Tuy Mỹ và các nước phương Tây tăng cường gây sức ép, chống phá ta trong vấn đề dân

chủ, nhân quyền, song về cơ bản, quan hệ giữa Việt Nam với các nước này tiếp tục phát triển, nhiều mặt được cải thiện. Trong quan hệ song phương, đã hạn chế việc lợi dụng những vụ việc phức tạp về tôn giáo, dân tộc và việc ta bắt, xử lý số đối tượng chống đối để gây căng thẳng và phá hoại quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây. Chúng ta đã xây dựng và triển khai nhiều Đề án đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn việc Thượng viện Mỹ thông qua các “Dự luật nhân quyền Việt Nam”, đấu tranh buộc Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

Tại diễn đàn đa phương, thành công lớn của ta là không để Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp quốc ra nghị quyết lên án Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, các nước phương Tây khơng chỉ trích trực diện Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền. Việt Nam đã thể hiện ngày càng tốt hơn vai trị của mình trong giải quyết các vấn đề quốc tế, đặc biệt là trong nhiệm kỳ làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (2008-2009).

Bên cạnh việc chủ động có cách tiếp cận mới trong đối thoại với các nước về nhân quyền, ta cũng đã tích cực tận dụng các cuộc tiếp xúc với các chính giới phương Tây (tổ chức các chuyến thăm Mỹ, Tây Âu của các đoàn Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức xã hội…), qua đó góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm thiểu và vơ hiệu hóa nhiều luận điệu xun tạc, vu cáo của các thế lực thù địch. Kết quả Mỹ và phương Tây tuy vẫn chỉ trích ta, song cũng phải chính thức thừa nhận kết quả và nỗ lực phấn đấu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người ở Việt Nam.

Năm 2009 đánh dấu bước phát triển mới của cơng tác đối ngoại nhân dân, góp phần vào việc xây dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam hịa bình, phát triển và hữu nghị; đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo ta về dân chủ, nhân quyền; vận động, tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhất là đối với vấn đề chất độc da cam/dioxin; đồng thời thu hút nguồn viện trợ lớn cho xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, hậu

quả chiến tranh, các vấn đề xã hội... Lần đầu tiên đoàn đại biểu của nhân dân Việt Nam đã tham gia các phiên họp báo cáo nhân quyền của Việt Nam, tạo thêm nguồn thơng tin chính thống, xác thực về tình hình nhân quyền nước ta.

Cơng tác hợp tác quốc tế cũng có những chuyển biến mới. Các Bộ, Ban, ngành đã chủ động trong việc thúc đẩy quan hệ với các nước, các đối tác thông qua nhiều kênh khác nhau. Văn phòng Thường trực đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để xúc tiến quan hệ, cử đoàn đi trao đổi kinh nghiệm ở Nga, Úc. Bên cạnh đó, đã tổ chức 6 buổi tiếp xúc, làm việc với đại diện một số Sứ quán nước ngoài như Úc, Thụy Sỹ, Mỹ và Cơ quan Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Viện Nhân quyền Đan Mạch để trao đổi thơng tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, về một số trường hợp đang bị xử lý theo pháp luật như Lê Công Định, đồng thời trao đổi về một số lĩnh vực có thể hợp tác về nhân quyền. Phối hợp với Viện Nhân quyền Đan Mạch và Sứ quán Thụy Sỹ mở lớp đào tạo ngắn hạn về luật nhân quyền cho cán bộ làm công tác nhân quyền.

2. Chủ động đấu tranh, vơ hiệu hóa các hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để kích động địi ly khai, tự trị, độc lập ở các vùng dân tộc

thiểu số; hoạt động của bọn phản động và số cực đoan, chống đối trong, ngồi nước, ngăn chặn âm mưu hình thành tổ chức chính trị đối lập.

Tại các vùng chiến lược Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Kế hoạch của Chính phủ về phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng được triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo cơ sở cho cơng tác đấu tranh, vơ hiệu hóa luận điệu xun tạc và hoạt động chống phá ta. Lực lượng An ninh đã đấu tranh kiên quyết với hoạt động của số Fulro cầm đầu, cốt cán; bóc gỡ, vơ hiệu hóa cơ sở của chúng ở Tây Nguyên, dập tắt các vụ phá rối an ninh, bạo loạn; ngăn chặn người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Campuchia; đấu tranh kịp thời với luận điệu tuyên truyền về “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc; vơ hiệu hóa ý đồ biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định ở vùng Tây Nam Bộ.

Các Bộ, Ban, ngành liên quan đã phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh trong tôn giáo, dân tộc, khơng để các thế lực nước ngồi lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá ta, đảm bảo ổn định tình hình các tơn giáo, đấu tranh ngăn chặn nhiều hoạt động của số cực đoan trong Phật giáo Hòa Hảo, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”.

3. Tập trung ngăn chặn hoạt động kích động, móc nối, lơi kéo từ bên ngoài; đấu tranh xử lý số đối tượng cơ hội chính trị, số cực đoan chống

đối trong nước lợi dụng vấn đề nhân quyền hoạt động vi phạm pháp luật. Đối với số cơ hội chính trị, ta đã kết hợp tấn cơng chính trị, tác động cảm hóa, phân hóa, bao vây, cơ lập số ngoan cố, không để co cụm, chống đối; kiểm tỏa, chia cắt sự liên kết, móc nối trong - ngồi; vừa xử lý bằng các biện pháp hành chính, vừa đấu tranh trực diện, bắt, truy tố, xét xử một số đối tượng lợi dụng vấn đề nhân quyền chống đối, vi phạm pháp luật, không để tập hợp lực lượng “dân chủ”, tạo dựng “ngọn cờ” hình thành tổ chức chính trị đối lập.

Cơ quan chức năng đã chủ động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền của số chống đối trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động gây rối, biểu tình, tập hợp lực lượng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện cho cơng tác đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam được tốt hơn. Đã triển khai các biện pháp tuyên truyền vận động quần chúng, phân hóa, kết hợp tấn cơng chính trị, răn đe số đối tượng trọng điểm, không để chúng liên kết tập hợp lực lượng, hình thành, cơng khai hóa tổ chức chính trị đối lập; khơng để xảy ra biểu tình, gây rối. Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh trật tự; bắt giữ và đưa ra xét xử một số đối tượng chống đối cốt cán; ngăn chặn 03 đợt kích động biểu tình. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, trục xuất đối tượng phản động người Việt lưu vong về nước phát triển lực lượng, thiết lập đường dây đưa người, vũ khí xâm nhập Việt Nam kích động tập hợp lực lượng, hoạt động chống phá.

4. Đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng tranh chấp, khiếu kiện, đình cơng, bãi cơng để kích động chống phá, gây mất ổn định an ninh, trật tự.

Đã giải quyết nhiều vụ khiếu kiện kéo dài ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh; ổn định nhiều “điểm nóng” ở các tỉnh, thành phố; ngăn chặn âm mưu kích động, lơi kéo thanh niên, sinh viên biểu tình. Đã giải quyết có lý, có tình vụ lợi dụng tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo tại 178 Nguyễn Lương Bằng, 42 Nhà Chung, Hà Nội và Giáo xứ Tam Tịa (Quảng Bình) gây rối an ninh, trật tự. Những kết quả này đã bước đầu ngăn chặn những âm mưu lâu dài của các thế lực nước ngoài và bọn phản động.

Một phần của tài liệu LUẬN văn nhân quyền và công tác đấu tranh chống âm mưu,hoạt động của các thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá nhà nước việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w