Dự báo tình hình

Một phần của tài liệu LUẬN văn nhân quyền và công tác đấu tranh chống âm mưu,hoạt động của các thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá nhà nước việt nam (Trang 72 - 85)

Thời gian tới, kinh tế nước ta tiếp tục ổn định và phát triển, an ninh, chính trị được giữ vững. Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ, hợp tác với các nước, đối tác trên tất cả các lĩnh vực, tạo điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm tốt hơn các quyền con người.

Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực, bên cạnh xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển, vẫn tiếp tục diễn biến rất phức tạp và khó lường, những vấn đề về nhân quyền ở trong nước và quốc tế đặt ra đa dạng và phức tạp hơn. Mỹ và các nước phương Tây một mặt tiếp tục tăng cường quan hệ trên nhiều lĩnh vực với nước ta; mặt khác sẽ đẩy mạnh các hoạt động gây sức ép, chống phá ta về dân chủ, nhân quyền. Trong đó, các vấn đề tơn giáo, dân tộc, tự do ngôn luận, tự do lập hội sẽ được các thế lực thù địch triệt để kích động nhằm làm cho Việt Nam mất ổn định, tìm cách phát triển “phong trào dân chủ” hình thành tổ chức chính trị đối lập, kích động biểu tình, bạo loạn tạo cớ can thiệp. Thời gian tới, vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. Liên Hợp quốc xác định vấn đề nhân quyền là một trong ba hoạt động trụ cột. Hiệp hội ASEAN đang xúc tiến việc thành lập cơ quan Nhân quyền ASEAN. Do những khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị văn hố, truyền thống lịch sử... các nước có quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về dân chủ, nhân quyền. Các nước phương Tây ln tìm cách áp đặt mơ hình dân chủ, nhân quyền của họ đối với các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Đối với Việt Nam, bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt cũng như lâu dài của cả hệ thống chính trị. Mục tiêu chúng ta đang hướng tới là đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu sử dụng vấn đề nhân quyền để thực hiện “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ đối với Việt Nam.

Vì vậy, nếu chúng ta khơng chủ động phịng ngừa và khơng khắc phục những bất cập, yếu kém; ngăn chặn hoạt động can thiệp của nước ngoài về dân chủ, nhân quyền đối với nước ta, có thể xảy ra một số tình huống phức tạp sau đây:

1. Các thế lực cực hữu phương Tây tiếp tục ban hành các “nghị quyết”,

“dự luật” về dân chủ, nhân quyền, gia tăng các hoạt động gây áp lực, can thiệp vào công việc nội bộ; đưa Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”(CPC).

2. Thúc đẩy quá trình tập hợp lực lượng, tạo dựng “ngọn cờ”, hình thành

tổ chức chính trị đối lập, từng bước xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

3. Tiếp tục can thiệp vào những vấn đề cụ thể, như: kích động nơng dân

biểu tình, cơng nhân đình cơng, học sinh, sinh viên xuống đường; kích động giáo dân địi lại đất đai và các cơ sở thờ tự; kích động đồng bào dân tộc thiểu số đòi thành lập các kiểu “Nhà nước”, “Vương quốc” tự trị, nhằm gây mất ổn định chính trị, chuẩn bị điều kiện cho một cuộc “cách mạng màu” tại Việt Nam.

II.Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá Nhà nước Việt Nam của các thế lực nước ngoài.

Để làm thất bại âm mưu, họat động lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Nhà nước Việt Nam của các thế lực nước ngoài, các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo sau đây:

1.1. Cuộc đấu tranh chống lại sự can thiệp của nước ngoài về vấn đề dân chủ, nhân quyền là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể và quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, trực tiếp là Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, các cơ quan đối ngoại, cơ quan thông tin, tuyên truyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật làm tham mưu, nịng cốt.

1.2. Nắm vững các vấn đề có tính chiến lược trong quan hệ đối ngoại; kiên định về ngun tắc, có sách lược mềm dẻo, linh hoạt, khơn khéo với phương châm “thêm bạn, bớt thù”, tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ rộng rãi của nhân dân và dư luận quốc tế trong công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền.

1.3. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phịng ngừa với chủ động tấn cơng, cảnh giác đấu tranh với sự can thiệp của nước ngoài về dân chủ, nhân quyền. Nắm chắc tình hình, xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp nảy sinh ngay từ khi mới manh nha, không để phức tạp, lây lan, kéo dài. Xử lý các vụ việc phải đặt trong mối quan hệ quốc tế và khu vực, đảm bảo các yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại, khơng để sơ hở, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng can thiệp, chống phá ta.

Để công tác đấu tranh với sự can thiệp của các thế lực nước ngoài về vấn đề nhân quyền đạt kết quả, yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TW, Chỉ thị số 44/CT-TW của Ban Bí thu Trung ương Đảng, Chỉ thị 41/2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường cơng tác nhân quyền trong tình hình mới”; khắc phục những thiếu sót và đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể.

2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá Nhà nước Việt Nam của các thế lực nước ngoài

2.1. Về đối ngoại

2.1.1 Giành thế chủ động trong hoạt động đối ngoại. Sử dụng đồng

bộ các kênh ngoại giao chính thức, ngoại giao nhân dân, kênh đối ngoại của Quốc hội và các Bộ, Ban, ngành ở trung ương và địa phương tập trung đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả sự can thiệp của nước ngoài. Thẳng thắn đấu tranh, phê phán các nước phương Tây thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đấu tranh, ngăn chặn việc trao các “giải thưởng” nhân quyền cho các đối tượng chống đối trong nước; chấm dứt việc yêu cầu Việt Nam thả các đối tượng vi phạm pháp luật đang bị giam giữ, khích lệ các hoạt động địi tự do lập hội, tự do tơn giáo, tự do báo chí…ở Việt Nam; khơng đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Làm tốt công tác dự báo sự can thiệp của các nước đối với những vấn đề mới nảy sinh để có chủ trương đấu tranh, xử lý thoả đáng trên cơ sở lập luận xác đáng, thuyết phục, đặc biệt là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài nắm chắc âm mưu, ý đồ, hoạt động can thiệp về dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch để chủ động có kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn.

2.1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế, các nước, các tổ chức, cá nhân

nước ngoài và kiều bào ta ở nước ngoài. Chủ động chiếm lĩnh mặt trận thông tin; gắn đấu tranh về dân chủ, nhân quyền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đơn cực, chủ nghĩa khủng bố, chống lại sự áp đặt, can thiệp của bên ngoài. Tập trung đấu tranh, phản bác luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, bọn phản động. Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài để đồng bào ta hiểu rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ, nhân quyền; thấy được bản chất, âm mưu,

hoạt động của các thế lực thù địch và bọn phản động lợi dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam. Sử dụng đồng bộ, mạnh mẽ các kênh thông tin tuyên truyền, hệ thống Internet đưa tin định hướng có lợi cho ta. Hồn thiện và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ làm báo cáo quốc gia thực hiện Công ước quốc tế về quyền con người, đảm bảo thời hạn, nội dung phong phú, thuyết phục để bảo vệ tại các diễn đàn quốc tế vµ hội nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.

2.1.3. Tiếp tục đối thoại với các nước, tác tổ chức quốc tế về nhân quyền trên tinh thần cởi mở, hợp tác, thân thiện, tránh đối đầu, gây căng

thẳng trong quan hệ, làm cho cộng đồng quốc tế có đầy đủ thơng tin chính thống về các thành tựu nhân quyền ở Việt Nam.

Xây dựng khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài với Mỹ và các nước EU, hai đối tượng chính thường can thiệp về dân chủ, nhân quyền đối với nước ta nhằm tạo thế chủ động, tránh để các vấn đề này làm tổn hại đến quan hệ song phương. Trong xử lý các tình huống can thiệp của nước ngoài về dân chủ, nhân quyền cần phân biệt rõ đối tượng đấu tranh, đối tác cần tranh thủ hợp tác có chủ trương, đối sách thích hợp.

- Đối với số nghị sỹ, chính khách có quan điểm thù địch với Việt Nam trong chính giới Mỹ, EU. Thơng qua các kênh ngoại giao, các mối quan hệ, tăng cường tiếp xúc, đối thoại, cung cấp thơng tin về chính sách, thành tựu nhân quyền, nhất là thành tựu về tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận; đồng thời, nêu rõ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề này. Tranh thủ số chính khách có thiện cảm với Việt Nam ủng hộ ta, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, làm giảm thiểu và vơ hiệu hố các hoạt động can thiệp của số cực đoan, ngăn chặn không để Quốc hội Mỹ, Nghị viện EU thông qua các Nghị quyết , “Dự luật nhân quyền Việt Nam”, đưa Việt Nam trở lại “Danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tơn giáo” (CPC).

- Tích cực tranh thủ các tổ chức, cá nhân nước ngồi có thiện chí với Việt Nam để cô lập số hoạt động chống phá. Nhà nước đã chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động mời những tổ chức, cá nhân có quan điểm tiến bộ vào Việt Nam tìm hiểu tình hình để tác động tranh thủ. Những năm qua, một số đối tượng như: các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp quốc, các nghị sỹ, chính khách nước ngồi có thiện cảm với Việt Nam đã lần lượt đến thăm.

- Kiên quyết đấu tranh vơ hiệu hóa ý đồ áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền của phương Tây vào Việt Nam dưới mọi hình thức. Thơng qua các họat động tranh thủ, vận động, đối thoại, đấu tranh làm cho thế giới thấy rõ hơn quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước đồng quan điểm, phê phán các luận điệu vu cáo, xuyên tạc Việt nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

2.1.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và đấu tranh nhân quyền. Các cơ quan chức năng đã tận dụng các cơ chế và diễn

đàn Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các hội nghị, hội thảo quốc tế để tuyên truyền, vận động, quảng bá về thành tựu nhân quyền và quan điểm của Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp quốc tế trong công tác bảo vệ, đấu tranh nhân quyền.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước có quan điểm đồng thuận với Việt nam để mở rộng mặt trận, tận dụng mọi khả năng đấu tranh về vấn đề dân chủ, nhân quyền.

- Tích cực hợp tác xây dựng và tham gia các hoạt động của cơ chế nhân quyền ASEAN xây dựng tiếng nói đồng thuận, đấu tranh chống sự áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền của các nước phương Tây, không chấp nhận học thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”.

2.2 Về đối nội

Để có cơ sở nền tảng cho cơng tác đấu tranh thắng lợi với các hoạt động can thiệp của nước ngoài về vấn đề dân chủ, nhân quyền, các ngành các cấp

phải chăm lo thực hiện tốt những quyền cơ bản của con người ở nước ta, trọng tâm là các công tác sau:

2.2.1 Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả cơng tác thơng tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để thống nhất nhận thức trong toàn

Đảng, toàn dân, các ngành, các cấp, các đồn thể quần chúng về cơng tác bảo vệ, đấu tranh nhân quyền trong tình hình mới.

Sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thơng đại chúng và tổ chức các hình thức nghiên cứu, phản biện để quán triệt sâu rộng…. nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề quyền con người; những thành tựu to lớn về nhân quyền đã đạt được. Khẳng định việc phát huy dân chủ, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời nâng cao cảnh giác với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; khích lệ các đối tượng chống đối trong nước gia tăng hoạt động chống chính quyền. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của tồn dân trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động của nước ngoài lợi dụng dân chủ, nhân quyền để thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình”, xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.

2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo quyền con người; thực hiện nghĩa vụ công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam

đã tham gia. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hướng vào mục tiêu bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam, phù hợp với các công ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc tham gia. Ban hành các luật mới nhằm cụ thể hóa hơn nữa các quyền công dân đã được qui định tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, những văn bản ban hành

chồng chéo, trái luật. Đẩy mạnh thực hiện cải cách tư pháp và cải cách hành chính, đảm bảo tốt pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục nghiên cứu thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo quyền con người; đồng thời nội luật hóa các cơng ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, ký kết nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của công dân, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền.

Trong các dự án luật, pháp lệnh khi soạn thảo cần xác định rõ thứ tự ưu tiên nhằm làm sâu sắc, cụ thể hố hơn các quyền dân chủ, quyền cơng dân, đổi mới cơ chế đảm bảo, thực thi các quyền con người trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn minh, văn hoá của nhân loại; phát huy những yếu tố đặc thù thể hiện bản sắc dân tộc theo một định hướng chung là làm hài hoà các quy định của luật pháp Việt Nam và các Điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước ta đã ký kết

Một phần của tài liệu LUẬN văn nhân quyền và công tác đấu tranh chống âm mưu,hoạt động của các thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá nhà nước việt nam (Trang 72 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w