1. Đánh giá chung
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố VII) và Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơng tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng: các quyền tự do cơ bản của nhân dân được đảm bảo và phát huy, mở rộng trên nhiều lĩnh vực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; cơng tác xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân được tăng cường; hệ thống pháp luật từng bước được hồn chỉnh, thể chế hố quyền con người phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và các tiêu chuẩn tiến bộ về nhân quyền của thế giới đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực phối hợp phịng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, công tác đấu tranh với sự can thiệp của nước ngồi về nhân quyền vẫn cịn những tồn tại, yếu kém, khó khăn, bất cập. Nhiều Bộ, ban, ngành, cấp uỷ, chính quyền, đồn thể các cấp chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và chưa quan tâm đúng mức đến công tác này. Việc thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 41 của Thủ tướng Chính phủ chưa
thường xuyên, liên tục; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; chưa tạo được thế chủ động chiến lược trong công tác đấu tranh về nhân quyền. Công tác tuyên truyền đối ngoại, phản bác các hoạt động can thiệp của nước ngồi chưa đáp ứng u cầu, có lúc, có nơi cịn bị động, lúng túng. Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp, chống phá ta.
Những bất cập trong công tác đấu tranh về nhân quyền thể hiện ở những mặt dưới đây:
Một là, việc quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị của Đảng, Nhà
nước trên lĩnh vực nhân quyền ở một số Bộ, Ban, ngành, địa phương cịn chậm; chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền cịn mang tính hình thức, nội dung thiếu thiết thực và cụ thể.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về quyền con người theo quan điểm, chủ trương của Đảng ta chưa được triển khai sâu rộng đến tất cả các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là trong sinh viên, học sinh. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cốt cán ở các cấp ủy Đảng, chính quyền về cơng tác bảo vệ, đấu tranh nhân quyền còn chưa đầy đủ và thống nhất, chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ, nên công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền ở nhiều đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thấy hết được những thành tựu của ta và những cố gắng to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, chưa nhận thức đầy đủ về âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để hoạt động chống phá cách mạng nước ta; cơng tác quản lý báo chí, xuất bản cịn bất cập.
Hai là, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, dân tộc, về dân chủ cơ sở ở một số địa phương còn lúng túng, yếu kém. Việc cải cách hành chính, thực thi pháp luật có liên quan đến quyền con người và cơng tác chống tiêu cực, tham nhũng… ở một số cấp ủy,
chính quyền các cấp cịn thiếu sót, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Ba là, cơng tác nắm tình hình, đấu tranh với âm mưu, phương thức, thủ
đoạn hoạt động của các thế lực thù địch thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, các cấp, nên hiệu quả chưa cao; công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa kịp thời và sức thiếu thuyết phục. Sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành chưa thường xun, chặt chẽ, có vụ việc cịn bị động, lúng túng trong xử lý, giải quyết các vấn đề, vụ việc nhạy cảm liên quan đến quyền con người. Chưa có đề án tổng thể đấu tranh với các thế lực lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá cách mạng nước ta.
Bốn là, chất lượng nghiên cứu khoa học về quyền con người chưa cao,
thiếu tính chiến lược, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu và nhiệm vụ. Chưa xây dựng được hệ thống lý luận hoàn chỉnh, các lập luận sắc bén để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh về nhân quyền. Vấn đề quyền con người chưa được giảng dạy thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém
Nguyên nhân chủ quan: Việc triển khai các chủ trương, chính sách, Chỉ
thị của Đảng, Nhà nước thiếu đồng bộ. Nhiều đơn vị, địa phương và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức rõ, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền. Chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, tồn Đảng, tồn dân tham gia vào công tác đấu tranh chống hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá ta. Cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ngành trong xử lý các vấn đề, vụ việc nhạy cảm chưa chặt chẽ. Tổ chức làm công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền còn chưa đủ mạnh. Việc đầu tư phương tiện, kinh phí cho hoạt động cơng tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác nhân quyền cịn thiếu và yếu về năng lực.
Nguyên nhân khách quan: Vấn đề đảm bảo quyền con người và khơng
lâu dài, khó khăn và gian khổ. Trong điều kiện nước ta, yêu cầu phải có sự phấn đấu rất cao của tồn Đảng, tồn dân ta. Các thế lực nước ngồi ln lợi dụng vấn đề nhân quyền là vấn đề khó khăn của ta để chống phá ta lâu dài, liên tục, tìm mọi cách vu cáo, xuyên tạc, để lấy cớ can thiệp, thực hiện “diễn biến hịa bình” để xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng ta và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cơng tác nắm tình hình, đấu tranh với âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch đang có sự thiếu phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, các cấp, nên hiệu quả chưa cao; công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa kịp thời và sức thiếu thuyết phục. Sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành chưa thường xuyên, chặt chẽ, có vụ việc cịn bị động, lúng túng trong xử lý, giải quyết các vấn đề, vụ việc nhạy cảm liên quan đến quyền con người. Chưa có đề án tổng thể đấu tranh với các thế lực lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá cách mạng nước ta.
3. Những bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn công tác đảm bảo, bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền trong thời gian qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với công tác đấu tranh chống các thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền như sau:
3.1. Công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo về Nhân quyền; là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và của cả hệ thống chính trị, phải phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, vai trò trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.
3.2. Giữ vững ổn định bên trong, đảm bảo thực hiện tốt các quyền của công dân theo quy định của pháp luật là nền tảng cơ bản, vững chắc để chủ động đấu tranh thắng lợi trên lĩnh vực nhân quyền nói chung và cơng tác đấu tranh với hoạt động lợi dụng nhân quyền của các thế lực nước ngồi nói riêng. Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hố, chính sách
dân tộc, tơn giáo; giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong nhân dân, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể liên quan trong xử lý các vụ việc, đối tượng nhạy cảm, đảm bảo yêu cầu chính trị, đối ngoại, pháp luật, không sơ hở tạo cớ cho các thế lực nước ngoài và các đối tượng cực đoan chống đối lợi dụng xuyên tạc chống phá ta.
3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vấn đề quyền con người và công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền nhằm nâng cao, tạo sự chuyển biến và thống nhất nhận thức về vấn đề nhân quyền. Tập trung nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức phát huy hết tiềm năng, điều kiện để làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, mục tiêu, yêu cầu trong từng thời điểm; chú trọng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
3.4. Tạo thế chủ động trong đấu tranh về nhân quyền trên cơ sở giữ vững về nguyên tắc, chiến lược, có sách lược mềm dẻo, linh hoạt trong đấu tranh, xử lý các vấn đề, vụ việc cụ thể, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân và bạn bè quốc tế. Phải nắm chắc và dự báo đúng tình hình để chủ động trong đấu tranh; chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, lập luận chặt chẽ trên cơ sở luật pháp Việt nam và quốc tế, phục vụ kịp thời công tác đấu tranh khi có yêu cầu.
3.5. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người để trao đổi tình hình, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về tinh thần, vật chất và phối hợp trong đấu tranh về nhân quyền chống lại sự áp đặt của Mỹ và phương Tây, ngăn ngừa sự lợi dụng nhân quyền để chống phá; đồng thời thông qua hợp tác để tăng cường trao đổi thông tin, tuyên truyền về vấn đề quyền con người ở Việt Nam; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo ta về dân chủ, nhân quyền.
3.6. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, tổ chức cơ quan chuyên trách làm công tác nhân quyền ở Trung ương và địa phương ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, với đội ngũ cán bộ chun trách có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, có đầy đủ
các điều kiện làm việc cần thiết, thiết lập được mối quan hệ sâu rộng trong và ngồi nước để tổ chức thực hiện cơng tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền có hiệu quả trên phạm vi cả nước.
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH VỚI CÁC THẾ LỰC NƯỚC NGOÀI LỢI DỤNG VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM