Chiến lược công ty

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUẢN TRỊ CHIẾN lược đề tài xây DỰNG CHIẾN lược CHO CÔNG TY ACER (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ CHIẾN LƯỢC

3.4. Chiến lược công ty

3.4.1. Chiến lược thâm nhập thông qua mua lại.

Acer luôn khao khát thâm nhập và thành công trên thị trường quốc tế, trên cả những thị trường mà Acer chưa có kinh nghiệm kinh doanh và chưa có nhiều danh tiếng và sự thành công nhãn hiệu. Để thực hiện được điều này, Acer phải đối mặt với những rào cản rất cao như việc phải tạo ra những nhà xưởng với quy mô lớn, tạo ra sự trung thành với nhãn hiệu hay là việc thiết lập một hệ thống phân phối mới. Nếu lựa chọn việc đầu tư nội bộ thì thực sự là rất khó thực hiện chính vì lẽ đó chiến lược thâm nhập thơng qua mua lại là chiến lược mà Acer đã lựa chọn để có thể đối mặt và vượt qua những rào cản và thách thức này và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế.

Việc mua lại các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh đã giúp Acer phát triển thị trường, tăng tính kinh tế nhờ quy mơ, tính kinh tế về phạm vi và cả sự trung thành nhãn hiệu. Đồng thời việc mua lại sẽ là địn bẩy để Acer thực hiện chiến lược đa dạng hóa của mình.

3.4.2. Chiến lược đa dạng hóa thương hiệu

Để khẳng định vững chắc hơn nữa tầm vóc tồn cầu, Acer cần phải thực hiện chiến lược đa thương hiệu. Công ty sẽ thực hiện chiến lược này bằng cách tiếp tục sử dụng các nhãn hiệu cũ sau khi sáp nhập điển hình như Gateway, Packard Bell và eMachines. Việc có nhiều thương hiệu sẽ là một nguồn sức mạnh cho phép công ty cùng lúc nhắm vào những phân khúc thị trường khác nhau.

Acer cần xác định rõ con đường cho chiến lược đa nhãn hiệu của mình. Từ việc xác định được phân khúc thị trường để định vị cho nhãn hiệu của mình theo địa lý, sau đó phân biệt hố sản phẩm bằng nhãn hiệu, và cuối cùng xác định công cụ marketing và bán hàng nhằm định vị cho mỗi nhãn hiệu của tập đoàn Acer phù hợp với từng phân khúc người tiêu dùng.

Trong chiến lược này, Acer sẽ khai thác thế mạnh vốn có của từng thương hiệu với từng đối tượng khách hàng mục tiêu, nhờ đó duy trì được nét đặc thù riêng và cá tính riêng của mỗi thương hiệu. Mục tiêu đặt ra rất rõ ràng: tránh sự trùng lắp khi xây dựng thương hiệu và đảm bảo sự đồng nhất trong q trình truyền thơng, đồng thời duy trì những đặc tính riêng của mỗi thương hiệu và gia tăng số lượng người sử dụng.

Như vậy với chiến lược này, Acer xác định rõ các phân khúc người sử dụng cũng

như nắm rõ các nhu cầu cụ thể và các yếu tố tác động đến quyết định chọn sản phẩm dựa

trên hai yếu tố căn bản: danh tiếng đang có của thương hiệu trên thị trường và các công nghệ được ứng dụng cho các sản phẩm cho từng thương hiệu cụ thể.

Cụ thể là công ty sẽ phân định rõ ràng các phân khúc người sử dụng của Acer và thị trường mục tiêu cụ thể cho mỗi thương hiệu. Trong đó, về thế mạnh của từng thương hiệu và phân khúc người sử dụng thì: Thương hiệu Acer đã trở nên khá quen thuộc với tính “hiệu quả”, vốn được nhìn nhận là một thương hiệu khơng ngừng đổi mới, có vị thế vững chắc đối với những ai u thích cơng nghệ thế hệ mới nhất và các sản phẩm ln có mặt kịp thời và phù hợp với nhu cầu thị trường. Chất lượng của các sản phẩm mang thương hiệu Acer được biết đến như “Cơng nghệ giúp đơn giản hóa cuộc sống của khách hàng”.

Trong khi đó, hai thương hiệu Gateway và Packard Bell, luôn đồng nghĩa với Phong Cách và Thời Trang, gần gũi hơn với những ai xem máy tính như một người bạn đồng hành trong cuộc sống hàng ngày và trong các giao tiếp xã hội, để trao đối thông tin và thưởng thức những trải nghiệm đa phương tiện. Và cuối cùng là eMachines hướng đến những ai vừa mới làm quen với thế giới công nghệ và mong muốn sở hữu một chiếc máy tính tiện lợi và hiệu quả.

Acer đã theo đuổi mục tiêu trở thành một nhãn hiệu sản phẩm cơng nghệ cao hàng đầu trên tồn cầu, ngay cả khi tập đoàn này phải đối mặt với những thách thức khác nhau ở những thời điểm khác nhau, và tập đồn cũng đã có những thay đổi phù hợp trong phương hướng kinh doanh để vượt qua khó khăn và tiếp tục thẳng tiến.

Và Acer cũng đã chứng tỏ là một trong những công ty nhanh nhạy nhất trong việc ứng dụng cơng nghệ mới vào máy tính xách tay, giữa năm 2005, cơng ty đã đưa ra những

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUẢN TRỊ CHIẾN lược đề tài xây DỰNG CHIẾN lược CHO CÔNG TY ACER (Trang 39 - 41)