Công tác quản lý căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cửa khẩu Bí Hà (Trang 26)

riêng thì trước hết cần xác định đúng căn cứ tính thuế của hàng hoá. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu là số lượng hàng hoá, giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu.

2.2.2.1. Tình hình quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu

Theo Thông tư 79/2009/TT- BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì “ Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu”.

Thực hiện công tác quản lý số lượng hàng hoá, Chi cục đã tiến hành các công tác như: kiểm hoá thực tế hàng hoá, đối chiếu hàng hoá thực tế với tờ khai và phát hiện ra sự gian lận trong khai báo, vi phạm chốn thuế.

Việc xác định đúng số lượng, trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Nếu số lượng hàng hoá thực tế cao hơn số lượng ghi trên tờ khai thì số thuế mà ĐTNT phải nộp sê giảm đi làm thất thu cho ngân sách Nhà nước, ngược lại nếu số lượng hàng hoá thực tế nhỏ hơn so với tờ khai thì ĐTNT sẽ phải nộp nhiều thuế hơn gây thiệt hại về kinh tế cho ĐTNT.

Trong thời gian qua, hầu hết các sai phạm đều xuất phát từ việc ĐTNT cố ý khai báo không trung thực, cụ thể là khai báo số lượng, trọng lượng hàng hoá thấp hơn so với số lượng, trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thực tế. Mục đích của các đối tượng này là sẽ phải nộp thuế ít hơn so với số thuế phải nộp. Nhờ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình kiểm hoá: kiểm tra điển hình theo tỷ lệ, kiểm tra toàn bộ,… kết hợp với đối chiếu với số lượng, trọng lượng khai báo nên việc phát hiện ra các sai phạm này là không khó. Riêng trong quý IV/ 2007, cán bộ Hải quan Chi cục đã phát hiện ra 2 trường hợp vi phạm do việc khai báo không trung thực của các chủ hàng.

Tuy có sự nỗ lực của cán bộ Hải quan trong việc kiểm tra, quản lý số lượng hàng hoá song do thiếu một số phương tiện chuyên dùng cho công tác kiểm hoá còn thiếu như hệ thống camera, máy soi,… đã làm cho công tác quản lý số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của cán bộ Chi cục chưa thực sự được đảm bảo, đặc biệt là vào những thời điểm hàng hoá xuất nhập khẩu qua Chi cục nhiều,

số lượng cán bộ lại hạn chế đã làm cho công tác quản lý số lượng hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn.

Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Chi cục đã nhiều lần cử cán bộ của Chi cục mình học tập chuyên môn, tập huấn các lớp do Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng tổ chức do đó mà tình trạng thất thu thuế qua công tác kiểm tra số lượng hàng hóa đã được hạn chế rất nhiều.

Nhìn chung, công tác quản lý số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tại Chi

cục trong thời gian qua là tương đối tốt. Tuy nhiên, để công tác quản lý này hiệu quả hơn thì Chi cục và Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cần trang bị thêm một số phương tiện chuyên dùng cho cán bộ Hải quan trong công tác quản lý.

2.2.2.2. Tình hình quản lý trị giá tính thuế, tỷ giá tính thuế

*Về trị giá tính thuế

Trị giá tính thuế là một trong ba bộ phận để tính ra số thuế xuất nhập khẩu mà ĐTNT phải nộp (số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế và thuế suất ). Công tác quản lý trị giá tính thuế có ý nghĩa rất quan trọng nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến thất thu thuế cho Nhà nước.

Hiện nay, ở nước ta công tác quản lý trị giá tính thuế đã có nhiều cải cách, các chính sách đã có sự thay đổi theo xu hướng giảm dần sự áp đặt về mặt hành chính:

Năm 1995, 30 nhóm mặt hàng chịu sự quản lý của Nhà nước;

Năm 1999 giảm xuống còn 15 nhóm, đến tháng 8/2004 chỉ còn 9 mặt hàng. Từ 01/9/2004, Nhà nước đã có quy định bỏ bảng giá tối thiểu.

Theo Thông tư 118/2003/TT- BTC và Thông tư 79/2009/TT- BTC của Bộ Tài chính, đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, những nước đã ký hiệp định song phương với Việt Nam về việc thực hiện Hiệp định trị giá GATT/ WTO, hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là đối tượng được tính thuế theo giá giao dịch. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần khắc phục tình trạng công chức Hải quan có quyền lực tuyệt đối trong khâu định giá hàng nhập khẩu để tính thuế như trước đây.

Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bí Hà đã thực hiện tốt các quy định của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan liên quan đến thực thi Thông tư 118/2003/TT- BTC và 79/2009/TT- BTC như thực hiện tốt quy định thời gian, trình tự xác định trị giá tính thuế, thực hiện tốt công tác tham vấn, kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan đến xác định trị giá tính thuế. Chi cục đã xác định trị giá tính thuế là một lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước nên đã chú trọng bố trí những cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế, có bản lĩnh vững vàng, do đó công tác trị giá tính thuế đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt Hiệp định GATT về trị giá tính thuế. Chi cục đã triển khai thực hiện tốt các Thông tư của Bộ Tài chính và quy định của Tổng cục Hải quan về trị giá tính thuế, đã tổ chức thực hiện công tác tham vấn đối với các trường hợp có dấu hiệu gian lận thương mại.

Chi cục đã thường xuyên cập nhật các thông tin về trị giá tính thuế từ các bộ hồ sơ Hải quan làm thủ tục hàng ngày làm phong phú thêm dữ liệu trên GTT22- Nguồn Thông tin dữ liệu giá. Đây cũng là những dữ liệu rất quan trọng trong việc tham vấn xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, góp phần chống thất thu thuế. Ngoài ra, Chi cục cũng đã cử cán bộ của đơn vị mình đi học các lớp tập huấn do Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng tổ chức nhằm cập nhật thông tin và nâng cao trình độ cho cán bộ trong đơn vị.

Tóm lại, tình hình quản lý trị giá tính thuế tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bí Hà thời gian qua nhìn chung là tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình quản lý trị giá tính thuế cũng còn một số hạn chế:

- Hiện tượng gian lận thương mại qua giá ngày càng tăng. Hầu hết tờ khai hàng nhập khẩu được chấp nhận giá khai báo của doanh nghiệp, các mức giá này không phản ánh trung thực hàng nhập khẩu.

- Công tác tham vấn trị giá tính thuế chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, thời gian tiến hàng còn chậm.

- Nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra trị giá tính thuế còn hạn chế. Các cán bộ làm công tác giá còn phàn nàn về việc phải chờ đợi thông tin quá lâu khi tra cứu dữ liệu GTT22 trên máy tính.

*Về tỷ giá tính thuế

Theo quy định của Luật xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá làm cơ sở để xác định tính thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên các Báo Nhân Dân ra ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan.

Chi cục đã tiến hành việc theo dõi thường xuyên, các cán bộ chuyên trách cập nhật tỷ giá ngoại tệ một cách nghiêm túc, mọi sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ đều được niêm yết tại nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng cũng như cán bộ Hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2.2.2.3. Tình hình quản lý thuế suất

Thuế suất là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, “ thuế suất là linh hồn của một sắc thuế ”. Thuế suất là mức thu được ấn định trên một cơ sở thuế bằng những phương pháp tính toán thích hợp.

Công tác quản lý thuế suất cũng có một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý căn cứ tính thuế. Nó đòi hỏi cán bộ Hải quan trực tiếp thực hiện công việc này phải nắm vững nghiệp vụ về thuế đồng thời phải có sự hiểu biết căn bản về tính chất vật lý, hoá học của hang hoá mới có thể áp mã thuế chính xác được.

Hiện nay, cấu trúc biểu thuế của Việt Nam rất phức tạp bao gồm hơn 6000 dòng hàng. Trong biểu thuế có nhiều mức thuế suất thấp: hơn 3000 dòng hàng có thuế suất 0- 5%, có những mặt hàng không khác nhau là mấy nhưng lại có mức thuế suất chênh lệch nhau rất lớn. Điều này cũng gây khó khăn cho cán bộ Hải quan trong quá trình thực hiện quản lý thuế suất, áp mã tính thuế. Các chủ hàng đã lợi dụng kẽ hở này để xếp vào loại hàng hoá có mức thuế suất thấp. Từ đó, các chủ hàng sẽ phải nộp thuế ít hơn so với số thuế thực phải nộp và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Thuế suất của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu qua Chi cục Hải quan Cửa khẩu BíHà

STT Mặt hàng Thuế suất

( % )

1 Tinh quặng Sunfua Chì, Kẽm 20

2 Dây truyền, thiết bị máy móc nhập khẩu tạo tài sản cố định 0

3 Xe máy 90

4 Hoá chất dùng cho tuyến quặng 5

Ngoài ra, việc ấn định thuế suất hàng xuất nhập khẩu chưa dựa vào tính chất hàng hoá, chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng. Cùng là một loại hàng hoá nhưng nếu có mục đích sử dụng khác nhau thì thuế suất cũng khác nhau.

Ví dụ:

Chẳng hạn như mặt hàng xe đạp, nếu khai là xe đạp đua thì thuế suất là 5 %, còn nếu khai là xe đạp thể thao khác thì thuế suất là 73%

STT Mặt hàng Thuế suất

1 Xe đạp đua 5 %

2 Xe đạp thể thao khác 73 %

Nhiều chủ hàng đã lợi dụng điều này để khai báo hàng hoá nhập khẩu của mình sang loại có mức thuế suất thấp hơn gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Do việc áp thuế suất thuế xuất nhập khẩu căn cứ vào tính chất và công dụng vừa phức tạp vừa quá chi tiết nên việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn sửa đổi đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, mỗi lần xuất hiện những mặt hàng mới lại một lần thay đổi, các cán bộ đôi khi không cập nhật kịp thời nên khi ra quyết định truy thu thuế đã gây khó khăn cho cả cơ quan thi hành pháp luật và cho cả doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc áp thuế suất thuế nhập khẩu cho một loại hàng hoá nào đó còn căn cứ vào xuất xứ hàng hoá đó. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. Hàng hoá được nhập khẩu từ các nước mà Việt Nam ký hiệp định song phương hay đa phương sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi do đó sẽ có mức thuế thấp hơn so với

hàng hoá được nhập khẩu từ các nước khác.

Trong thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp nhập khẩu muốn được hưởng quy chế ưu đãi về thuế nên không ngần ngại làm thủ tục chứng nhận xuất xứ từ những nước hưởng quy chế ưu đãi với Việt Nam để được hưởng lợi từ chênh lệch thuế suất. Điều này đã gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.

Tuy còn nhiều khó khăn đặt ra trong công tác quản lý thuế suất, nhưng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bí Hà đã luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị luôn tổ chức cho các cán bộ, nhân viên Hải quan tập huấn, nâng cao trình độ để đáp ứng điều kiện thực tế. Vì vậy, trong thời gian qua, việc áp sai thuế suất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là rất ít. Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình mới, công tác quản lý thuế suất cần phải được nâng cao hơn nữa kể cả về chất và lượng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cửa khẩu Bí Hà (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w