Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam mới đã ban hành , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

1.6.1 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập của một số quốc gia trên thế giới . thế giới .

- Về quản lý hoạt động hành nghề kiểm tốn :

Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động kiểm tốn độc lập đã hình thành và có lịch sử phát triển lâu đời. Để có thể quản lý tốt hoạt động hành nghề kiểm toán, các nước đã xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản pháp lý phù hợp vừa đảm bảo tạo điều kiện cho các cơng ty kiểm tốn phát triển, hoạt động có hiệu quả, tạo ra khả năng cạnh tranh tốt cho các công ty; vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ chất lượng và hoạt động của các công ty kiểm tốn.

Nhìn chung, để quản lý hoạt động kiểm toán độc lập tại các nước thường tập chung ban hành các quy định trên 2 lĩnh vực chủ yếu sau:

Các nước đều thông qua hệ thống các văn bản pháp luật của mình để quy định các loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải th kiểm tốn độc lập để kiểm toán và ký xác nhận BCTC trước khi phát hành. Các quy định này, một mặt đảm bảo cho những người sử dụng các thơng tin tài chính trên các Báo cáo của các đơn vị có đựơc các thông tin tin cậy, tránh được rủi ro khi đưa ra các quyết định kinh tế; mặt khác cũng tạo điều kiện cho các công ty kiểm tốn có được một lượng khách hàng ổn định tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán phát triển. Hầu hết phạm vi các doanh nghiệp được yêu cầu bắt buộc kiểm toán trong hệ thống luật pháp của các nước đều tương đối rộng, việc quy định các doanh nghiệp phải kiểm tốn có thể dựa trên loại hình, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; có thể dưa trên việc doanh nghiệp có tham gia niêm yết cổ phếu trên thị trường chứng khốn hay khơng hoặc dựa vào quy mơ kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ngồi hệ thống luật pháp, tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển các yêu cầu kiểm toán đối với các doanh nghiệp cịn có thể được thực hiện thông qua các thông lệ kinh doanh, thông qua yêu cầu trực tiếp của các đối tượng sử dụng thông tin…Do vậy, đối tượng các doanh nghiệp đựoc yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán tại các nứoc này là tương đối lớn, cụ thể:

- Tại Mỹ: Theo yêu cầu của luật pháp, tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia và các cơng ty có hơn 500 cổ đơng và tài sản trị giá trên 5 triệu USD phải được kiểm toán. Mặt khác, theo các yêu cầu khác của pháp luật và thông lệ kinh doanh tư nhân, hầu hết các cơng ty khác đều th kiểm tốn hàng năm hoặc thuê dịch vụ soát xét BCTC.

- Tại Australia, theo Luật công ty hầu hết BCTC hàng năm của các cơng ty đều phải được kiểm tốn bởi kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề với cơ quan quản lý Nhà nước. Kiểm tốn viên của các cơng ty công cộng hoặc các tổ chức phải công bố thơng tin tài chính khác thường được lựa chọn tại kỳ đại hội cổ đông. Đối với các công ty tư nhân, kiểm toán viên được giám đốc bổ nhiệm (để đảm bảo tính độc lập Pháp luật hạn chế các giao dịch tài chính giữa kiểm tốn viên và công ty).

- Tại Ấn độ, tất cả các công ty, ngân hàng và các tổ chức tài chính phải được kiểm toán bởi các kiểm toán viên đủ tư cách. Tại đại hội cổ đông các cổ đông sẽ bổ nhiệm kiểm toán viên và quy định mức thù lao cho họ.

- Tại Philipin, theo Luật thuế nội địa (NIRC) tất cả các công ty, hợp danh hoặc cá nhân với doanh thu, thu nhập hàng quý trên 150.000 peso phải được thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm bởi các kiểm

toán viên độc lập. Các BCTC và báo cáo kiểm toán phải được nộp cho Cục thuế nội địa (BIR). Ngoài ra, theo yêu cầu của các văn bản pháp luật khác các tổ chức dưới đây phải nộp bản BCTC đã được kiểm toán cho Uỷ ban chứng khốn (SEC): Cơng ty cổ phần với số vốn pháp định hoặc vốn đã góp từ 50.000 peso; Cơng ty có tổng tài sản hoặc doanh thu từ 500.000 peso trở lên đối với công ty cổ phần và 100.000 peso trở lên với các công ty không phải công ty cổ phần.; Nếu tổng tài sản hoặc doanh thu thấp hơn mức này thì ngân quỹ của công ty phải được chứng thực và cam kết đúng sự thật.

- Về quản lý hành nghề:

Hầu hết tại các nước có nền kinh tế thị trường và hoạt động kiểm toán đã phát triển, việc quản lý hành nghề kiểm toán được thực hiện trực tiếp bởi các hiệp hội nghề nghiệp với các quy định rất chặt chẽ của các hiệp hội này, các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý vĩ mô theo quy định của Pháp luật mà khơng trực tiếp quản lý về mặt hành chính với các Hiệp hội nhà nghề. Các hiệp hội trực tiếp ban hành các Chuẩn mực kế toán và kiểm toán để thống nhất các hoạt động nghề nghiệp. Các hiệp hội này cũng ban hành các tiêu chuẩn cho kiểm toán viên, tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho các kiểm tốn viên. Chỉ có các kiểm tốn viên được cấp chứng chỉ bởi các Hiệp hội nghề nghiệp được cơng nhận thì mới được phép hành nghề và mới được thừa nhận.

- Tại Mỹ, công việc quản lý hành nghề kiểm toán được thực hiện bởi Hiệp hội kiểm tốn viên Mỹ (AICPA). Chức năng chính của tổ chức này là ban hành các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các quy chế và Chuẩn mực kiểm toán. Việc cấp chứng chỉ Kiểm toán viên được thực hiện ở cấp bang. Để được cấp chứng chỉ CPA, cá nhân phải đựoc phép cư trú tại bang đó, có đủ bằng cấp, kinh nghiêm và đặc biệt phải đậu kỳ thi CPA quốc gia do AICPA tổ chức. Chỉ có kế tốn viên cơng chứng (CPA) mới được xác nhận các BCTC được công bố.

- Tại Australia, việc quản lý hành nghề kiểm tốn do Hiệp hơi kế toán viên đặc quyền (Institue of Chartered Accoutants in Australia) hoặc Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng (Australia Society of Certified Practising Accountants). Để trở thành thành viên của hiệp hội, cá nhân phải trên 21 tuổi, thi đậu một kỳ thi CPA và phải có 3 năm làm việc tại một công ty thành viên của hiệp hội. Kiểm tốn viên của các cơng ty phải đăng ký với cơ quan chức năng để được chứng nhận kiểm tốn viên cơng ty”

- Tại Ấn độ, việc quản lý hành nghề được thực hiện bởi Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Ấn Độ (ICAI). ICAI tổ chức các kỳ thi nghề nghiệp kế toán, thẻ hội viên sẽ được cấp khi cá nhân hoàn thành

một khóa đào tạo theo quy định và trải qua một kỳ thi nghề nghiệp. Những người đã hoàn thành kỳ thi sau khi nộp đơn sẽ đựoc cấp chứng chỉ hành nghề.

- Tại Philippin, thẩm quyền quản lý, tổ chức xét duyệt việc cấp chứng chỉ kế tốn viên cơng chứng thuộc Ban kế toán (BOA), và một số ủy ban quản lý hoạt động nghề nghiệp (PRC). BOA cùng với PRC chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và điều chỉnh hoạt động hành nghề kiểm toán, tổ chức thi và cấp chứng chỉ CPA; thống nhất quản lý và đào tạo kế toán. Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASC) sẽ ban hành các chuẩn mực kế toán, và Hội đồng chuẩn mực kiểm toán và hành nghề (ASPC) ban hành các chuẩn mực kiểm toán. ASC và ASPC đều được thành lập bởi Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Philipin (PICPA). PICPA là tổ chức chính thức được thừa nhận, CPA bắt buộc phải là thành viên của Hiệp hội này. Thành viên của PICPA có thể sử dụng chức danh CPA đi kèm với tên, họ , bất kể thành viên đó có hành nghề công cộng hay không.

1.6.2 Hoạt động kiểm soát chất lượng của các hãng kiểm toán lớn trên thế giới

Hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới đã ra đời và phát triển trong một thời gian tương đối dài. Trong q trình đó, rất nhiều các Hãng kiểm toán độc lập đã được thành lập. Một số hãng kiểm toán đã thực sự thành công trong hoạt động kinh doanh và ngày càng mở rộng phạm vị hoạt động của mình, đã trở thành những Hãng kiểm toán xuyên quốc gia. Trên thế giới hiện nay có 4 Hãng kiểm tốn hàng đầu “Big Four” bao gồm: KPMG, Ernst & Young, Price Waterhouse Coopers và Deloitte Touche Tomatsu và cả 4 hãng kiểm tốn lớn hiện nay đều đang có mặt và hoạt động tại Việt Nam. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các hãng kiểm toán lớn trong việc áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ mang lại những bài học rất bổ ích cho các cơng ty kiểm tốn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chất lượng dịch vụ Kiểm toán của các hãng kiểm toán lớn là đều dựa trên “Dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ, quản lý tri thức và phát triển con người”. Các hãng kiểm toán lớn đều hướng tới

phương châm trở thành các công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới được công nhận qua những giá trị mang đến cho khách hàng. Họ ln cam kết duy trì những chuẩn mực quốc tế cao nhất về chuyên môn và kỹ thuật, đồng thời đem đến cho khách hàng những tư vấn thiết thực cho các hoạt động kinh doanh của họ, nhằm góp phần tạo thêm các giá trị cho các khách hàng. Đây là những nền tảng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của các Hãng kiểm toán lớn.

- Các hãng kiểm toán lớn là xây dựng một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chiến lược này là tiền đề cho thành công của các chiến lược chủ chốt khác là đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng trưởng vững mạnh. Thực hiện chiến lược này, các hãng luôn rất coi trọng công tác quản lý nguồn nhân lực, bao gồm việc thu hút, đầu tư, đào tạo, phát triển, khuyến khích, trọng dụng và lưu giữ nhân tài và đội ngũ chuyên viên có năng lực và phẩm chất tốt.

Các hãng kiểm toán lớn thường xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình quản lý và phát triển nghề nghiệp cho từng cá nhân, qua đó gắn kết cơ hội phát triển năng lực, triển vọng và mục tiêu nghề nghiệp của từng cá nhân với định hướng phát triển chiến lược và mục tiêu chung của Hãng. Qua chương trình này, đã góp phần xây dựng một văn hóa riêng của từng hãng kiểm tốn. Đồng thời, các hãng kiểm toán lớn cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, cập nhật và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của mình. Nhờ chính sách đặt yếu tố con người vào vị trí trung tâm, các Hãng đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên xuất sắc, đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế, tận tụy và tâm huyết với công việc.

- Để nâng cao chất lượng dịch vụ các Hãng kiểm toán lớn luôn hướng trọng tâm vào việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, khơng ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, các cơ quan quản lý nhà nước và công chúng.

Cam kết đảm bảo chất lượng của các Hãng thường được thể hiện thông qua phương châm hoạt động của Hãng là đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mọi công việc. Đó chính là lý do các hãng đã xây dựng được thương hiệu và uy tín riêng, giúp cho việc cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Các Hãng thường cam kết thực hiện các dịch vụ cho khách hàng không chỉ theo các tiêu chuẩn quốc gia mà còn theo các chuẩn mực quốc tế, tạo thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong q trình khai phá tiềm năng của thị trường Việt Nam.

- Cùng với các chiến lược về con người và nâng cao chất lượng dịch vụ, việc tăng trưởng cũng là một phần quan trọng trong chiến lược cạnh tranh tổng thể của cac Hãng kiểm toán. Để cạnh tranh hiệu quả, mục tiêu chiến lược của các Hãng là trở thành công ty hàng đầu trong ngành, trong mọi lĩnh vực hoạt động: kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn doanh nghiệp.

- Với phương châm luôn luôn mở rộng phạm vi khách hàng nhằm có được lượng khách hàng lớn đáp ứng các mục tiêu phát triển của Hãng. Các Hãng kiểm toán đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân các khách hàng truyền thống. Đồng thời họ cũng chú trọng tới các khách hàng mới đặc biệt là các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu này các Hãng kiểm tốn lớn thường khơng sử dụng cơng cụ trạnh tranh là giá phí. Các hãng kiểm tốn lớn thường chỉ ký hợp đồng với các khách hàng chấp nhận được mức phí kiểm tốn tối thiểu mà họ đưa ra (mức phí này thường được xác định là tương đối cao với các doanh nghiệp Việt Nam). Họ ln từ chối các khách hàng chấp nhận mức phí kiểm tốn thấp mà họ biết rằng với mức phí đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

- Luôn luôn tập trung các nguồn lực nhằm xây dựng thương hiệu và uy tín trong q trình kinh doanh. Mặc dù là những Hãng kiểm tốn có bề dầy lớn về kinh nghiệm trong nước và quốc tế, các Hãng kiểm toán lớn ln tự tin nhưng khơng bằng lịng với những thành công đã đạt được. Họ nỗ lực phát triển và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình một cách tồn diện để có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và thị trường. Mặt khác, các Hãng cũng luôn sẵn sàng hợp tác với các công ty hoạt động trong ngành trên tinh thần tơn trọng và cùng có lợi. Với những nỗ lực đó, các cơng ty kiểm tốn đã góp phần tích cực vào cơng cuộc đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cũng như của ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam.

1.6.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về quản lý hoạt động hành nghề kiểm toán và của các Hãng kiểm toán quốc tế lớn đối với các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tốn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Đối với quản lý Nhà nước cần hồn thiện hệ thống khn khổ pháp lý có liên quan đến hoạt động kiểm toán. Hệ thống Luật pháp, hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở các thông lệ, nguyên tắc và các chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi trên thế giới vừa phải phù hợp với các đặc điểm riêng của Việt Nam; với mục tiêu đảm bảo thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập và mở cửa nhưng cũng đảm bảo giữ được các yêu cầu quản lý đặc thù trong điều kiện hiện tại. Thực hiện các chính sách phù hợp nhằm từng bước nâng cao sự hiểu biết của các doanh nghiệp về sự cần thiết và hiệu quả mang lại từ hoạt động kiểm toán độc lập. Quy định rõ ràng và mở rộng phạm vi các doanh

nghiệp bắt buộc kiểm toán BCTC cuối niên độ nhằm đảm bảo cho các công ty kiểm tốn độc lập có một thị trường phù hợp trong qúa trình phát triển. Ngồi các quy định hiện hành, trước mắt có thể mở rộng phạm vi các doanh nghiệp bị yêu cầu bắt buộc kiểm tốn theo quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tốn. Tiến tới việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá chất lượng quá trình kiểm tốn, để đào tạo cấp chứng chỉ kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam mới đã ban hành , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)