Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của kiểm toán độc lập Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam mới đã ban hành , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 49)

Xuất phát từ nhu cầu kiểm tra nói chung và kiểm tra kế tốn nói riêng từ thời kỳ đầu xây dựng đất nước. Công tác kiểm tra đã được nhà nước Việt Nam chú trọng tổ chức cho phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Năm 1957, lần đầu tiên Nhà nước ban hành chế độ sổ sách kế toán bao gồm gần 27 nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước.Trong mỗi nhật ký đã kết hợp cả yêu cầu thông tin cho quản lý và yêu cầu kiểm tra hoạt động tài chính. Đây là dấu mốc đầu tiên thể hiện mục tiêu thể chế và thực hiện sự thống nhất và tiêu chuẩn hố cơng tác kế toán, kiểm tra đất nước để phục vụ cho yêu cầu quản lý của xí nghiệp và của Nhà nước

Năm 1967, Liên Bộ Thống kê và Tài chính đã ban hành chế độ ghi chép áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh và một loạt các chế độ về tài khoản kế toán .

Năm 1971, Nhà nước chế độ kế toán thống nhất, chế độ kế tốn đã khá hồn thiện và tiêu chuẩn hố được nâng cao.

Năm1988, Nhà nước ban hành pháp lệnh kế toán thống kê

Năm 1989, ban hành chế độ kế tốn. Tuy nhiên, vẫn cịn khoảng cách khá xa so với thơng lệ quốc tế và có những điểm chưa bắt nhịp với cơ chế thị trường. Do vậy từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo cải cách kế toán. Tháng 2/1995 hệ thống kế tốn tài chính doang nghiệp chính thức được ban hành.

Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường, với sự biến đổi phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thơng tin chính xác kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được u cầu này địi hỏi phải có bên thứ ba độc lập khách quan, có trình độ chun mơn cao được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho đối tượng quan tâm. Vì vậy đã hình thành nên loại hình kiểm tốn độc lập từ năm 1991. Luật pháp nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã quy định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn độc lập mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy. Là một bộ phận của nền kinh tế, việc hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập vừa là tất yếu khách quan của nền kinh

tế thị trường vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính và đóng vai trị tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế xã hội, thơng qua việc cung cấp dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính cho mọi đối tượng theo luật định hoặc theo yêu cầu của đơn vị và cá nhân.

Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm tốn và tư vấn tài chính, kế tốn, những năm qua, các cơng ty kiểm tốn đã góp phần giúp cộng đồng doanh nghiệp, các dự án quốc tế, nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách về tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập các thơng tin tài chính tin cậy. Hoạt động kiểm tốn độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần thực hiện cơng khai minh bạch thơng tin tài chính, ngăn ngừa và phát hiện sai phạm tài chính, phục vụ cho cơng tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính của doanh nghiệp và Nhà nước, tạo thêm sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam.

Các doanh nghiệp sẽ tìm được sự tin cậy lẫn nhau, thơng qua sự trung thực trình bày về tình hình tài chính có sự xác nhận của bên thứ ba là kiểm tốn, có thể nói nhờ kiểm tốn mà các đối tác có thể có được tiếng nói chung trong các quan hệ kinh tế. Để đánh giá, lựa chọn đối tác kinh doanh thì đây là một yếu tố hết sức quan trong. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn trong khu vực, nếu nhà đầu tư nước ngồi muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khi đầu tư, hợp tác kinh doanh thì chi phí cho cuộc kiểm tốn sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàm phán, tự chứng minh về khả năng tài chính của mình. Đồng thời ý kiến khách quan của kiểm tốn ln đáng tin cậy hơn. Ngay cả khi các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi được thành lập thì nhu cầu kiểm tốn của các cơng ty này là tất yếu bởi yêu cầu quản lý của các đối tác nước ngồi trong doanh nghiệp. Do vậy kiểm tốn độc lập ra đời đã đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi, góp phần hồn thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Kiểm tốn độc lập tại Việt Nam không ngừng phát triển và lớn mạnh trong suốt 20 năm qua, góp phần đáng kể trong việc quản lý nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Có

thể khẳng định những thành tựu chủ yếu về phát triển của kiểm toán độc lập Việt Nam như sau:

- Về pháp luật về kiểm toán độc lập sớm hình thành, (văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994), đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập. Đến nay, Nhà nước đã ban hành Luật kiểm toán độc lập, Nghị định về kiểm toán độc lập. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển hệ kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bộ Tài chính cũng đã ban hành Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán mới để áp dụng trong hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán;

- Kiểm toán độc lập tuy cịn rất trẻ, song, đã có những bước tiến bộ đáng kể. Ngày 13.05.1991 Bộ Tài chính đã quyết định thành lập 02 công ty kiểm tốn là Cơng ty kiểm tốn Việt Nam (VACO) và Cơng ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế tốn và kiểm tốn (AASC). Đây là 2 doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.

- Đến năm 1993, nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam đòi hỏi phải được cung cấp dịch vụ tài chính, kế tốn và kiểm tốn của các tổ chức kiểm toán thực sự độc lập, khách quan, Nhà nước đã chủ trương khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kiểm toán độc lập và mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngồi. Bởi vậy nhiều cơng ty kiểm tốn liên doanh, có vốn đầu tư nước ngồi, các cơng ty kiểm tốn Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế cũng bắt đầu xuất hiện. Sự tham gia của các doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi vào Việt Nam đựoc bắt đầu bằng việc các công ty kiểm tốn nước ngồi mở văn phịng đại diện tại Việt Nam (Price Water House) và liên doanh với các cơng ty kiểm tốn của Việt Nam (Deloitte Touche Tomatsu). Đến năm 1995 thì tại Việt Nam đã có sự tham gia đầy đủ của sáu công ty kiểm tốn hàng đầu thế giới khi đó là: KPMG, Ernst &Young, Price Water House, Coopers and Lybrand, Auther Anderse và Deloitte Touche Tomatsu). Sự xuất hiện của các công ty này đã làm cho thị trường kiểm tốn Việt Nam dần dần mang tính chun nghiệp hơn.

Sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng các cơng ty kiểm tốn thành lập mới tăng nhanh cụ thể : năm 1999: 2 công ty; năm 2000: 7 công ty; năm 2001: 20 công ty; năm 2002:

10 công ty; năm 2003: 14 công ty; năm 2004: 10 công ty, nhưng sau khi có Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30.3.2004 của Chính phủ về Kiểm tốn độc lập, chỉ cho phép thành lập mới cơng ty kiểm tốn là công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân nên số lượng các cơng ty kiểm tốn thành lập mới tăng chậm so với trước. Từ tháng 4. 2003 đến 31. 10. 2005 tức là trong 18 tháng chỉ có 8 cơng ty được thành lập. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31.10. 2005 cho phép tiếp tục thành lập cơng ty TNHH thì số lượng các cơng ty kiểm tốn lại tăng rất nhanh, đặc biệt tính theo số liệu 5 năm gần đây nhất là từ năm 2007 cho đến ngày 28.2.2013 thì cả nước có 155 cơng ty kiểm tốn đã đăng ký hành nghề, gồm: 04 Công ty 100% vốn nước ngồi; 05 Cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi ; 145 Cơng ty TNHH; 01 Cơng ty hợp danh. Bên cạnh đó, để phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường kiểm toán, từ năm 2009 đến hết năm 2012 có 66 cơng ty kiểm toán ngừng hoạt động, sáp nhập hoặc ngừng cung cấp dịch vụ kiểm tốn. Trong đó năm 2012, có 01 cơng ty ngừng hoạt động (Cơng ty Biên Hịa - Mã số 144), 02 cơng ty sáp nhập thành 01 công ty. (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm

2012 của VACPA ngày 25 tháng 6 năm 2013).

Từ năm 1999 đến năm 2005, bộ tài chính đã có 5 đợt ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bao gồm 38 Chuẩn mực kiểm toán và Chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Hệ thống chuẩn mực này là kim chỉ nam cho hoạt động kiểm toán trong hơn 10 năm qua. Hệ thống chuẩn mực này sẽ kết thúc vai trị lịch sử của nó vào ngày 01/01/2014, khi Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới được ban hành theo thông tư 214 /2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 và được áp dụng vào đầu năm 2014. Hệ thống chuẩn mực mới này đã có nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của thị trường kiểm toán Việt Nam cũng như thế giới.

Hoạt động của kiểm toán độc lập đã bước vào giai đoạn ổn định với đầy đủ hệ thống pháp lý và Chuẩn mực nghề nghiệp hướng dẫn. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trường ngày càng mở rộng. Ngồi hoạt động chính là kiểm tốn và tư vấn, các cơng ty kiểm tốn đã giữ vai trị quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách quản lý kinh

tế tài chính, thuế, kế tốn trong nền kinh tế quốc dân nhằm góp phần nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sự ra đời của Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của kiểm toán độc lập trong thời gian qua. Với tư cách là các hội nghề nghiệp thực hiện chức năng bảo trợ nghề nghiệp và tư vấn cho các kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn trong q trình hoạt động. VAA và VACPA đã thực hiện vai trị cầu nối giữa hội viên, các cơng ty kiểm toán với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động nghề nghiệp, thực hiện một số công viêc quản lý nghề nghiệp, kiểm tra chất lượng hoạt động và đạo đức hành nghề trên cơ sở các công việc được chuyển giao dần từ cơ quan quản lý Nhà nước. Các hội nghề nghiệp đã trở thành chỗ dựa về pháp lý cho các thành viên, trợ giúp tư vấn pháp lý cho các công ty kiểm tốn trong q trình hoạt động…

Kiểm tốn độc lập được kỳ vọng ngày càng cao trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, thực sự trở thành một trong các công cụ quản lý hữu hiệu của các đơn vị nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung. Kiểm tốn độc lập có được sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, dần đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.

Bảng 2.1. Số lượng cơng ty kiểm tốn theo loại hình cơng ty (đơn vị tính: Cơng ty)

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012 Số

lượng % lượng Số % lượng Số % lượng Số % lượng Số %

Cơng ty 100% vốn

nước ngồi 04 3 5 3 5 3 5 3 4 3

Cơng ty có vốn đầu

tư nước ngồi - 0 2 1 3 2 3 2 5 3 Công ty trách nhiệm

hữu hạn 131 93 137 93 141 93 142 93 145 94 Công ty hợp danh 6 4 4 3 3 2 2 1 1 1

Tổng Cộng 141 100 148 100 152 100 152 100 155 100

Bảng 2.2. Cơng ty kiểm tốn là hãng thành viên quốc tế ( Đơn vị tính: cơng ty) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Thành viên của hãng

kiểm toán quốc tế 18 13 12 8 14 9 15 10 15 10 Thành viên hiệp hội - - 10 7 10 7 11 7 12 8 Đại diện hãng liên lạc - - 4 3 3 2 1 1 1 1 Công ty trong nước 123 79 122 82 125 82 125 82 127 82

Tổng Cộng 141 100 148 100 152 100 152 100 155 100

Nguồn: VACPA – Báo cáo thường niên các cơng ty kiểm tốn năm 2008 đến 2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam mới đã ban hành , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)