Các loại thị trường quyền chọn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giá trị công ty, rủi ro và cơ hội tăng trưởng (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.2.2 Các loại thị trường quyền chọn

Có 2 loại thị trường quyền chọn là thị trường quyền chọn phi tập trung và thị trường quyền chọn có tổ chức:

Thị trường quyền chọn phi tập trung: Hiện nay các thị trường quyền chọn phi tập trung được giao dịch trên quy mơ tồn thế giới và chủ yếu bởi các nhà đầu tư tổ chức. Các hợp đồng quyền chọn phi tập trung, còn được gọi là quyền chọn OTC được ký kết riêng giữa các doanh nghiệp lớn, tổ chức tài chính và đơi khi là cả chính phủ, và người mua quyền chọn hoặc là biết rõ mức độ đáng tin cậy của người bán hoặc là đã giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng một số khoản bảo đảm hoặc các biện pháp nâng cao độ tín nhiệm khác. Tuy nhiên, người mua các quyền chọn gần như luôn phải đối mặt với một số loại rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, loại quyền chọn này có rất nhiều lợi thế lớn.

- Thứ nhất là các chi tiết của một hợp đồng quyền chọn có thể được thiết kế cho

phù hợp một cách sát sao với nhu cầu của cả hai bên tham gia giao dịch.

- Một lợi thế thứ hai của thị trường phi tập trung là công chúng hay các nhà đầu

tư khác, bao gồm cả đối thủ cạnh tranh không thể biết về các giao dịch đã được thực hiện. Điều này khơng có nghĩa là các giao dịch đó là bất hợp pháp hay đáng nghi ngờ. Trên sàn giao dịch quyền chọn, một lệnh khối lượng lớn để mua quyền chọn bán ra có thể phát ra tín hiệu cho thị trường rằng một người nào đó đã biết đến một tin xấu nào đó. Điều này có thể khiến thị trường hoảng loạn vì lo lắng về thơng tin đang được trì hỗn sẽ sớm xuất hiện.

- Một lợi thế khác là giao dịch phi tập trung về bản chất khơng bị kiểm sốt. Các

quy định của giao dịch này thuộc về tính trung thực và phép cư xử thơng thường trong kinh doanh. Các tổ chức khơng tn thủ sẽ khơng thể tìm được đối tác để giao dịch. Mơi trường thơng thống này có nghĩa là khơng cần có sự chấp thuận của chính phủ trong việc chào bán các loại quyền chọn mới. Các hợp đồng đơn thuần chỉ được tạo ra bởi các bên thấy được lợi ích song phương trong việc giao dịch kinh doanh với nhau. Khơng có những ràng buộc tốn kém hoặc thói quan liêu xen vào.

Thị trường giao dịch quyền chọn có tổ chức: Là nơi giao dịch các quyền chọn được tiêu chuẩn hóa thơng qua sàn giao dịch quyền chọn tập trung. Sàn giao dịch là một pháp nhận được tổ chức để thực hiện các giao dịch chứng khốn, quyền chọn

hoặc giao sau. Nó cung cấp các thiết bị tiện ích và ban hành các quy định và điều lệ để quản lý các giao dịch đối với các công cụ được mua bán ở đây. Trong thị trường quyền chọn, sàn giao dịch có tổ chức phát triển đáp ứng việc thiếu chuẩn hóa và thanh khoản của thị trường phi tập trung. Điều kiện và quy định trong hợp đồng, như giá thực hiện và ngày đáo hạn, được thiết kế cho phụ hợp với các bên tham gia. Sàn giao dịch có tổ chức đáp ứng nhu cầu về hợp đồng quyền chọn đã được tiêu chuẩn hóa theo đó sàn giao dịch sẽ quy định cụ thể điều kiện và quy định của hợp đồng. Vì vậy, một thị trường thứ cấp dành cho các hợp đồng đã được tạo lập. Điều nay khiến cho quyền chọn dễ tiếp cận hơn và hấp dẫn hơn đối với công chúng. Như vậy, một quyền chọn được tiêu chuẩn hóa cần đáp ứng những điều kiện như sau:

- Điều kiện niêm yết: Các sàn giao dịch quyền chọn quy định các tài sản mà giao

dịch quyền chọn được phép. Đối với quyền chọn cổ phiếu, điều kiện niêm yết của sàn giao dịch quy định những cổ phiếu đủ điều kiện có thể giao dịch quyền chọn.

- Quy mô hợp đồng: Một hợp đồng quyền chọn giao dịch trên sàn tiêu chuẩn

thường bao gồm một số lượng nhất định quyền chọn đơn lẻ.

- Giá thực hiện: Các quyền chọn được giao dịch trên sàn có giá thực hiện được

chuẩn hóa. Sàn giao dịch quy định mức giá thực hiện có thể ký kết hợp đồng quyền chọn. Các nhà đầu tư phải sẵn lòng giao dịch quyền chọn với mức giá thực hiện quy định. Mục tiêu của sàn giao dịch trong việc thiết lập giá thực hiện là làm cho quyền chọn có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nhằm gia tăng khối lượng giao dịch. Hầu hết các giao dịch quyền chọn đều tập trung vào các quyền chọn mà giá cổ phiếu gần với giá thực hiện. Vì vậy, các nhân viên sàn giao dịch có xu hướng niêm yết các quyền chọn có giá thực hiện xoay quanh nhưng rất gần giá hiện tại của cổ phiếu. Họ phải phân tích xem giá thực hiện có q cao hay quá thấp hơn mức giá cổ phiếu để tạo ra đủ khối lượng giao dịch hay không. Nếu giá cổ phiếu tăng, các mức giá thực hiện mới gần với giá cổ phiếu hơn sẽ được bổ sung.

- Ngày đáo hạn: Trên sàn giao dịch quyền chọn, thường mỗi cổ phiếu sẽ được phân loại vào các chu kỳ đáo hạn riêng.

- Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện: Hạn mức vị thế (position limit) là số

lượng quyền chọn tối đa mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ về một phía của thị trường. Hạn mức thực hiện (exercise limit) tương tự như hạn mức vị thế. Một thực hiện là số quyền chọn tối đa có thể được thực hiện trong vịng 5 ngày làm việc liên tục bất kỳ bởi mỗi nhà đầu tư riêng lẻ hay một nhóm các nhà đầu tư cùng hành động với nhau. Các số liệu về hạn mức thực hiện cũng giống hạn mức vị thế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giá trị công ty, rủi ro và cơ hội tăng trưởng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)