Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing dịch vụ Fiber VNN tại công ty Điện thoại Hà Nội 1 (Trang 27 - 31)

a) Vai trò của công tác nghiên cứu thị trường

1.6.2. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.

Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô:

a. Các lực lượng bên trong Công ty

Khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, Phòng tài chính, Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm, Phòng cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất và kế toán. Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của Công ty. Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn

cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing. Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing.

b. Các lực lượng bên ngoài Công ty

* Những tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất

Để tiến hành sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ cung cấp cho thi trường bất kỳ công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: nhiên, vật liệu, phụ tùng án thành phẩm, chi tiết, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý. Ngoài ra, công ty cũng cần phải thuê lao động, thuê đất, vay tiền…

Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào luôn luôn tác động một cách trực tiếp với mức độ khác nhau tới các quyết định marketing của công ty.

* Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing

Trong quá trình kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong việc tiêu thụ hàng hóa, công ty còn nhận được sự trợ giúp – phối hợp – cung ứng nhiều dịch vụ.

Các loại dịch vụ được cung ứng bởi 4 loại tổ chức sau: - Các tổ chức môi giới thương mại

- Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa - Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing

- Các tổ chức tài chính – tín dụng

* Đối thủ cạnh tranh:

Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi dù chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh. Vì quy mô thị trường là có hạn, từng đối thủ cạnh tranh luôn luôn tìm mọi cách đưa ra những “độc chiêu” để giành khách hàng. Do tính hấp dẫn của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có cách thức khác nhau trong việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh. Vì vậy, trước những áp lực khác nhau do sự thay đổi chiến lược và chiến thuật marketing của mỗi đối thủ cạnh tranh, có thể tạo ra nguy cơ hay đe dọa đến các quyết định marketing của công ty. Trong bối cảnh đó, các công ty một mặt phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh; mặt khác, phải theo dõi và kịp thời có đối sách với các diễn biến từ phía các đối thủ cạnh tranh.

* Khách hàng

Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời, khách hàng lại là một trong những lực lượng – yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét lại các quyết định marketing của mình.

Mỗi doanh nghiệp có thể có 5 loại khách hàng và tạo lên 5 loại thi trường:

- Thị trường người tiêu dùng

- Thị trường các nhà sản xuất

- Thị trường nà buôn bán trung gian

- Thị trường các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác

- Thị trường quốc tế

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ FIBER VNN CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 1

2.1 Giới thiệu về Công ty Điện thoại Hà Nội 1 2.1.1. Giới thiệu về VNPT Hà Nội

Ngày 6/12/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có quyết định số 625/QĐ-TCCB/HĐQT về việc chính thức thành lập Bưu điện Thành phố Hà Nội.

Ngày 1/1/2008 Bưu điện thành phố Hà Nội (cũ) đã chính thức được chia làm 2 pháp nhân mới theo lộ trình tác bưu chính ra khỏi viễn thông, đó là Bưu điện TP Hà Nội (kinh doanh lĩnh vực Bưu chính) và VNPT Hà Nội (kinh doanh lĩnh vực viễn thông).

Năm 2008 sáp nhập viễn thông Hà Tây vào VNPT Hà Nội thành Công ty điện thoại Hà Nội 3 (theo chủ trương mở rộng thủ đô Hà Nội)

Mô hình tổ chức bộ máy của Viễn thông Hà Nội:

Hình 2.1: Mô hình VNPT Hà Nội tổng hợp

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ lao động – Viễn thông Hà Nội)

BAN GIÁM ĐỐC VNPT HÀ NỘI VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ- LAO ĐỘNG PHÒNG MẠNG VÀ DỊCH VỤ PHÒNG KẾ TOÁN THỐNG KÊ- TÀI CHÍNH PHÒNG ĐẦU TƯ- XDCB PHỒNG KẾ NG- KINH DOANH PHÒNG TIẾP THỊ- BÁN HÀNG VĂN PHÒNG VTHN

BAN QLCDA công trình thông tin BAN QLCDA công

trình kiến trúc BAN QLCDA hợp đồng hợp tác CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 1 CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 2 CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 3 CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Hà Nội TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÔNG TY DỊCH VỤ VẬT TƯ TRUNG TÂM TIN HỌC TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing dịch vụ Fiber VNN tại công ty Điện thoại Hà Nội 1 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w