4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả hồi quy
4.3.3. Hành vi bầy đàn và sự biến động của TSSL
Bảng 4.9: Bảng kết quả kiểm định hành vi bầy đàn và sự biến động của TSSL 𝑪𝑺𝑨𝑫𝒕 = 𝜸𝟎+ 𝜸𝟏𝑫𝟏 𝑹𝒎,𝒕 + 𝜸𝟐 𝟏 − 𝑫𝟏 𝑹𝒎,𝒕 + 𝜸𝟑𝑫𝟏𝑹𝒎,𝒕𝟐 + 𝜸𝟒(𝟏 − 𝑫𝟏)𝑹𝒎,𝒕𝟐 + 𝜺 (3) 𝑪𝑺𝑨𝑫𝒕 = 𝜸𝟎+ 𝜸𝟏𝑫𝟏 𝑹𝒎,𝒕 + 𝜸𝟐 𝟏 − 𝑫𝟏 𝑹𝒎,𝒕 + 𝜸𝟑𝑫𝟏𝑹𝒎,𝒕𝟐 + 𝜸𝟒(𝟏 − 𝑫𝟏)𝑹𝒎,𝒕𝟐 + 𝜺 (3)
2002 – 8/2013 2002 – 2007 2008 – 8/2013
Coef t-Stat Coef t-Stat Coef t-Stat
𝛾0 0.0079 36.721*** 0.0056 16.494*** 0.0095 32.368*** 𝛾1 0.8176 18.644*** 1.0466 28.320*** 0.7272 15.856*** 𝛾2 1.5325 21.502*** 1.4945 15.529*** 1.4858 17.914*** 𝛾3 -6.6999 -4.633*** -20.975 -14.34*** -0.982 -0.7557 𝛾4 -28.186 -8.335*** -35.257 -9.271*** -22.395 -6.054*** ***R-squared 0.378159 0.283397 0.515482 Adj R-squared 0.377289 0.281051 0.514296 Durbin-Watson stat 1.146150 1.464429 1.142773 F-statistic 435.1148 120.8167 434.6055 Prob(F-statistic) 0.000000 0.000000 0.000000
Wald coefficient test 𝜸𝟑- 𝜸𝟒 = 0 𝜸𝟑- 𝜸𝟒 = 0 -
F-statistic 39.78595 14.86946 - Prob(F-statistic) 0.0000*** 0.0001*** -
Giả thuyết kiểm định của mô hình (2) là kiểm định 1 phía nên giá trị p-value được chia đôi trước khi so sánh với các mức ý nghĩa . ***, ** và * thể hiện mức ý nghĩa thống kê tương ứng tại 1%, 5% và 10%.
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng Eviews 6, Phụ lục 8)
Bảng kết quả hồi quy 4.10 cho thấy, hệ số 𝛾3 và 𝛾4 của phương trình trong giai đoạn 2002 – 08/2013 và giai đoạn 2002 -2007 cùng mang dấu (-) và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ta bác bỏ giả thuyết 4, tức cho thấy sự tồn tại của hành vi bầy đàn trong những giai đoạn này.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008-2013, hệ số 𝛾3 của biến 𝑅𝑚 ,𝑡2 dù có giá trị (-) nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ta chưa có bằng chứng thực nghiệm để kết luận về sự tồn tại của hành vi bầy đàn trong những ngày thị trường không có biến động mạnh về TSSL trong giai đoạn này.
Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hệ số với 𝛾3và 𝛾4. Kết quả cho thấy, ở cả hai giai đoạn 2002 - 2013 và 2002- 2007, giá trị Prob(F-statistic) đều = 0.000 < 0.05. Như vậy, giả thuyết thứ 5 bị từ chối, hay nói cách khác, có sự khác nhau giữa mức độ của hành vi bầy đàn khi thị trường có biến động mạnh so với khi khơng có biến động mạnh. Ngồi ra, vì giá trị của 𝛾4 đều lớn hơn so với giá trị của hệ số 𝛾3, nên có thể thấy hành vi bầy đàn trong những ngày thị trường có biến động mạnh về TSSL được thể hiện ở mức độ mạnh mẽ hơn so với những ngày khơng có biến động mạnh.
Như vậy, khi thị trường xảy ra biến động mạnh, nhiều nhà đầu tư sẽ hoảng sợ hoặc hưng phấn thái quá và đâm ra nghi ngờ chiến lược đầu tư của mình, chính vì vậy mà hành động của nhà đầu tư càng có xu hướng bị dẫn dắt bởi cảm xúc cũng như tâm
lý của đám đông các nhà đầu tư khác. Điển hình như trong khoảng thời gian thị trường giảm mạnh trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, thị trường trong giai đoạn này liên tục giảm điểm với mức biến động trung bình vào khoảng 2%/ngày. Chính sự biến động quá mức của thị trường đã làm cho nhà đầu tư thật sự rơi vào hoảng loạn. Thị trường chứng kiến những đợt tháo chạy của giới đầu tư với hơn 210 mã chứng khoán trên sàn HSX giảm giá, ngay cả những mã cổ phiếu từng là động lực của thị trường hoặc những cổ phiếu của cơng ty đang có kết quả kinh doanh phát triển tốt cũng đồng loạt bị bán ra rất mạnh. Thị trường trong những phiên giao dịch này hoàn toàn bị chi phối bởi tâm lý lo sợ của nhà đầu tư.