Hành vi bầy đàn và khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả hồi quy

4.3.4. Hành vi bầy đàn và khủng hoảng tài chính

Bảng 4.10: Bảng kết quả kiểm định hành vi bầy đàn và khủng hoảng tài chính

𝑪𝑺𝑨𝑫𝒕 = 𝜸𝟎+ 𝜸𝟏 𝑹𝒎,𝒕 + 𝜸𝟐𝑹𝒎,𝒕𝟐 + 𝜸𝟑𝑹𝒎,𝒕𝟐 𝑫𝟑+ 𝜺 (4)

2002 – 8/2013 2008 – 8/2013

Coef t-Stat Coef t-Stat

𝛾0 0.0086 41.885*** 0.0110 38.676*** 𝛾1 0.9883 23.188*** 0.8661 19.204*** 𝛾2 -11.0122 -7.6796*** -2.9720 -2.264** 𝛾3 -5.1831 -4.2950*** -9.0918 -8.725*** R-squared 0.347972 0.491428 Adj R-squared 0.347289 0.490495 Durbin-Watson stat 1.096755 1.056378 F-statistic 509.3049 511.6965 Prob(F-statistic) 0.000000 0.000000

Giả thuyết kiểm định của mô hình (2) là kiểm định 1 phía nên giá trị p-value được chia đôi trước khi so sánh với các mức ý nghĩa . ***, ** và * thể hiện mức ý nghĩa thống kê tương ứng tại 1%, 5% và 10%.

Từ kết quả hồi quy cho thấy, hệ số 𝛾3 ở cả hai phương trình đều là số âm và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Như vậy, ta bác bỏ giả thuyết thứ 6, nói cách khác, hành vi bầy đàn trong những giai đoạn thị trường xảy ra khủng hoảng sẽ thể hiện mức độ mạnh mẽ hơn so với khi thị trường khơng có khủng hoảng trong cả hai giai đoạn nghiên cứu.

Có thể quan sát thấy từ thực tế của TTCK Việt Nam, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu cũng như những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, VN-Index đã mất đi 80% giá trị chỉ sau gần 2 năm từ mức 1103,88 điểm vào tháng 10/2008 xuống còn 235,5 điểm vào tháng 03/2009. Như vậy, có thể thấy, hành vi bầy đàn được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng và tác nhân đã làm khuếch đại ảnh ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)