Kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Bắc Giang giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đảm bảo tiền vay tại VietinBank – Chi nhánh Bắc Giang. (Trang 27 - 33)

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay 3.421 100 3.835 100 4.287 100

1. Phân theo tính chất

Ngắn hạn 2.151 62,87 2.250 58,67 2.674 62,38

Trung dài hạn 1.270 37,13 1.585 41,33 1.613 37,62

1. Phân theo khách hàng

Tiền gửi từ TCKT 2.123 62,05 2.246 58,56 2.361 55,07

Tiền gửi từ dân cư 1.298 37,95 1.589 41,44 1.926 44,93

2. Phân theo chất lượng tín dụng

Dư nợ trong hạn 3.417 99,88 3.831 99,9 4.284 99,93

Dư nợ quá hạn 3.5 0,12 3.2 0,1 2.8 0,07

Qua bảng số liệu ta thấy: hoạt động tín dụng của ngân hàng rất tốt, thể hiện qua các con số đều tăng rất cao có chênh lệch so với tình hình chung của hệ thống ngân hàng. Từ bảng 2.4 ta thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2018 tăng 866 tỷ đồng so với năm 2016. Một phần là nhờ tác động của các chính sách tăng trưởng tín dụng do Nhà nước ban hành, một phần là do nền kinh tế năm 2018 đang dần đi vào quỹ đạo hoạt động ổn định.

Trong năm 2018, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh Bắc Giang tương đối đồng đều: Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ 2.151 tỷ đồng lên 2.674 tỷ đồng, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng từ 1.270 tỷ đồng lên 1.613 tỷ đồng. Sở dĩ dư nợ cho vay trung dài hạn tăng nhanh hơn dư nợ cho vay ngắn hạn là vì Chi nhánh hợp tác cùng Tập đồn Trina Solar và Cơng ty Trina Solar Việt Nam. Tháng 12/2016, Tập đồn đã thành lập Cơng ty Trina Solar Việt Nam để đầu tư nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Khu Công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang với tổng mức đầu tư 100 triệu USD. Vào thời điểm đó, Cơng ty Trina Solar Việt Nam là điểm sáng, tạo đà thu hút vốn đầu tư quốc tế từ các tập đoàn lớn vào tỉnh Bắc Giang với lĩnh vực ưu tiên phát triển là công nghiệp công nghệ cao. VietinBank vinh dự là ngân hàng đã đồng hành cùng Công ty Trina Solar Việt Nam ngay từ khi Công ty mới đi vào hoạt động, với dư nợ ban đầu đạt 5 triệu USD. Năm 2018, căn cứ tình hình hoạt động của Cơng ty, VietinBank tiếp tục tài trợ vốn lưu động cho Trina Solar Việt Nam phục vụ sản xuất kinh doanh pin năng lượng mặt trời, bằng việc nâng hạn mức giới hạn tín dụng lên 30 triệu USD. Với quy mơ hạn mức tín dụng mới, VietinBank trở thành đối tác chiến lược số 1 với Công ty Trina Solar Việt Nam. Nhằm phát huy hết thế mạnh của 2 bên và cùng nhau hướng đến xây dựng mối quan hệ bền vững, VietinBank Bắc Giang được chỉ định ký kết Thỏa thuận Hợp tác tồn diện với Cơng ty Trina Solar Việt Nam.

2.2.Thực trạng hoạt động đảm bảo tiền vay tại Vietinbank Bắc Giang

2.2.1.Quy trình hoạt động đảm bảo tiền vay tại Vietinbank Bắc Giang

2.2.1.1.Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đảm bảo tiền vay tại VietinBank Bắc Giang

a. Tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng qua điện thoại.

Nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và tiện thể thẩm định sơ bộ về:

 Pháp lý rõ ràng hay không? Đã kết hôn hay Độc thân

 Thu nhập từ đâu – Lương hay Kinh doanh

-Thu nhập để trả nợ gốc lãi cho ngân hàng cho dù có hay khơng chứng minh được vẫn khơng sao. Nhưng phải đủ để trả nợ. -Vì nguồn gốc của nợ xấu vẫn là thu nhập. Mà nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều tớingân hàng cũng như Quý khách hàng. -Nguồn thu nhập trả nợ chứng minh được như: hợp đồng lao động, sao kê lương, xác nhận lương, Giấy phép kinh doanh, hóa

đơn chứng từ..v.v..

-Nguồn thu nhập khơng chứng minh được như: Làm thêm ngồi giờ, kinh doanh ngành nghề nhạy cảm..v..v.

b.Hồ sơ đảm bảo

Hồ sơ đảm bảo gồm bản chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ liên quan đến bên đảm bảo và tài sản đảm bảo.

- Hồ sơ đối với bên đảm bảo là khách hàng (thuộc hồ sơ vay vốn do bộ phận tín dụng quản lý) gồm: hồ sơ pháp lý của khách hàng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 15 Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; Điều 17 Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu.

-Hồ sơ đối với bên đảm bảo là người thứ ba gồm:

- Hồ sơ đối với bên đảm bảo là tổ chức kinh tế, pháp nhân: Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề; điều lệ hoạt động (nếu có); Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc đại diện theo uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền của người đứng đầu tổ chức kinh tế, pháp nhân (nếu có).

- Hồ sơ đối với bên đảm bảo là hộ gia đình gồm: Hộ khẩu của hộ gia đình (nếu có); Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ; Giấy uỷ quyền của chủ hộ cho thành viên khác trong hộ (nếu có).

- Hồ sơ đối với bên đảm bảo là tổ hợp tác gồm: Hợp đồng hợp tác có chứng thực; Văn bản cử đại diện của Tổ hợp tác.

- Hồ sơ đối với bên đảm bảo là cá nhân gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân.

quyền quản lý đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Biên bản họp Hội đồng quản trị (hoặc họp các thành viên) đồng ý cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có); Giấy tờ xác nhận tài sản thuộc sở hữu chung, riêng của tập thể, cá nhân (nếu có).

Chứng thư định giá hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản đảm bảo (nếu có); Hợp đồng bảo hiểm của tài sản (nếu có); Các giấy tờ khác có liên

quan.

Các giấy tờ chứng minh uy tín, tình hình tài chính của bên bảo lãnh

Các hợp đồng bảo lãnh đã thực hiện (nếu có); các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên bảo lãnh; báo cáo tài chính của bên bảo lãnh (nếu có); Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng (nếu có); các giấy tờ khác có liên quan.

2.2.1.2 Thẩm định hồ sơ đảm bảo, tài sản đảm bảo

a. Tổ chức thực hiện thẩm định

 Tại Chi nhánh:

- Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, tài sản đảm bảo tiền vay của các dự án, khoản vay được phân cấp và khơng được phân cấp.

 Tại Hội sở chính:

- Đối với các dự án tín dụng đầu tư khơng phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, Ban Thẩm định chủ trì thẩm tra lại (trên cơ sở hồ sơ đảm bảo tiền vay được Chi nhánh thẩm định, báo cáo), trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định. Trong quá trình cho vay, Ban Tín dụng thực hiện cơng tác quản lý, giải quyết các phát sinh liên quan đến quản lý tài sản đảm bảo của dự án.

- Đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu khơng phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, Ban Tín dụng Xuất khẩu chủ trì

thẩm tra lại (trên cơ sở hồ sơ đảm bảo tiền vay được Chi nhánh thẩm định, báo cáo), trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định; thực hiện cơng tác quản lý, giải quyết các phát sinh liên quan đến quản lý tài sản đảm bảo của khoản vay.

- Trình tự và thời hạn thẩm định hồ sơ, tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo trình tự và thời hạn thẩm định của dự án hoặc khoản vay.

b.Thẩm định các điều kiện đối với tài sản đảm bảo

 Về tài sản đảm bảo thì vơ cùng đơn giản. Có thể định giá được tài sản của khách hàng với công thức như sau: -Giá trị tài sản đảm bảo = Giá trị thị trường x 80% x 75%.

Như vậy Ngân Hàng sẽ cho vay với giá trị tối đa là khoản 60 – 65% Giá trị thị trường của Quý Anh chị. -Tài sản càng thanh khoản tốt, Tỷ lệ vay trên Tài sản đảm bảo càng thấp tỷ lệ duyệt càng cao.

Ví dụ: Tài sản khách hàng giá thị trường là 3 tỷ đồng. Nhu cầu vay chỉ 1 – 1.5 tỷ duyệt khá nhanh chóng. Nhưng ngược lại Giá trị thị trường 3 tỷ đồng mà vay 2 tỷ 500 triệu đồng thì cần phải xem xét thêm.

 Thái độ người đi vay

- Thái độ đi vay như thế nào để vượt qua bộ phận thẩm định vay thế chấp ngân hàng

-Thái độ đi vay vốn cũng rất quan trọng, mặc dù nhân viên tín dụng rất hỗ trợ khách hàng để tiếp cận được vốn vay.

-Cuộc nói chuyện đầu tiên qua điện thoại thân thiện, Gặp trực tiếp vui vẻ, Hợp tác trong quá trình chuẩn bị hồ sơ vay thì hồ sơ duyệt rất nhanh.

 Về điều kiện quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên đảm bảo đối với tài sản bảo đảm: Đối với tài sản là tiền gửi tại các tổ chức tín dụng:

Phải có cam kết bằng văn bản của bên đảm bảo là chủ tài khoản, được xác nhận có ký tên, đóng dấu của người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của tổ chức tín dụng nơi chủ tài khoản gửi tiền về số dư tài khoản phong toả, trách nhiệm thanh tốn của tổ chức tín dụng theo u cầu của Chi nhánh mà khơng cần sự đồng ý của chủ tài khoản khi chủ tài khoản vi phạm nghĩa vụ trả nợ đối với Chi nhánh.

Đối với tài sản là các loại giấy tờ có giá (khơng áp dụng đối với các giấy tờ có giá quy định tại Điểm 2.1 Khoản 2 Mục III Phần A):

-Trước khi ký kết hợp đồng đảm bảo tiền vay, bên đảm bảo phải có bản chính của giấy tờ có giá. Đối với giấy tờ có giá ghi danh thì Chi nhánh phải kiểm tra các nội dung trên bản chính của giấy tờ có giá như: họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có) và các nội dung khác để xác định quyền sở hữu hợp pháp

của bên đảm bảo đối với giấy tờ có giá đó. Đối với giấy tờ có giá vơ danh thì bên đảm bảo chỉ phải xuất trình bản chính giấy tờ có giá.

- Bên đảm bảo phải có văn bản xác nhận của tổ chức phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khốn và có ký tên, đóng dấu của người có thẩm quyền về tính xác thực của giấy tờ có giá, cam kết khơng thanh tốn trong thời gian cầm cố giấy tờ có giá tại Chi nhánh và có trách nhiệm thanh tốn theo yêu cầu của Chi nhánh mà không cần sự đồng ý của bên đảm bảo khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ trả nợ đối với Chi nhánh.

Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng:

- Đối với phương tiện giao thơng cơ giới, xe máy chun dùng phải có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Đối với tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, thì bên đảm bảo phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

- Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu thì bên đảm bảo phải có bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.

c. Xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay Tổ chức việc xác định giá trị tài sản bảo đảm

 Tại Chi nhánh:

- Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức việc xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay đối với các dự án, khoản vay được phân cấp và không được phân cấp.

- Giám đốc Chi nhánh quyết định thành lập Tổ định giá (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) với thành phần gồm: cán bộ thẩm định, tín dụng, tài chính kế tốn.

Số lượng cán bộ, phương thức hoạt động của Tổ định giá phù hợp với đặc điểm quy mơ hoạt động, tình hình thực tế của Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả và an tồn tín dụng.

Tại Hội sở chính:

- Đối với các dự án tín dụng đầu tư khơng phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, trong trường hợp cần thiết, Ban Thẩm định chủ trì xác định lại giá trị tài sản đảm bảo (trên cơ sở báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản đảm bảo của Chi nhánh), trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định. Trong quá trình cho vay, Ban Tín dụngthực hiện cơng tác quản lý tài sản đảm bảo theo quy định.

- Đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu khơng phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, trong trường hợp cần thiết, Ban Tín dụng Xuất khẩu chủ trì xác định lại giá trị tài sản đảm bảo (trên cơ sở báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản đảm bảo của Chi nhánh), trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định; thực hiện công tác quản lý tài sản đảm bảo.

d. Lập báo cáo thẩm định tài sản đảm bảo

Chi nhánh lập báo cáo thẩm định sau khi kết thúc q trình thẩm định. Báo cáo thẩm định có thể được lập chung với báo cáo thẩm định dự án, khoản vay hoặc lập thành báo cáo riêng.

Báo cáo thẩm định có các nội dung chủ yếu sau:

- Nguồn thơng tin để thẩm định: do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin khác.

-Các nội dung về tài sản bảo đảm: nguồn gốc, đặc đim…

-Ý kiến, nhận xét về kết quả thẩm định.

-Chữ ký của người có trách nhiệm thẩm định.

Bảng 2.4: Giá trị TSBĐ và tỷ trọng các loại TSBĐ của Vietinbank – Bắc Giang giai đoạn 2016-2018

STT Giá trị TSĐ B 2016 2017 2018 sánhSo 2017/2016 2018/2017 Giá trị trọnTỷ g Giá trị trọnTỷ g Giá trị trọnTỷ g +/- (%) +/- (%) (Tỷ đồng) (%) đồng)(Tỷ (%) đồng)(Tỷ (%) đồng)(Tỷ đồng)(Tỷ

1 Tiềngửi 63,12 1,54 91,27 1,86 98,66 1,58 28,15 144,60 7.39 108,10 2 Bất độn g sản 2.940,3 3 71,66 3.315,08 67,73 3.621,36 58,00 374,7 5 112,75 306.28 109,24 3 Phương tiện vận tải 745,25 18,17 768,05 15,69 772,15 12,37 22,80 103,06 4.1 100,53 4 Máy móc thiết bị 317,34 7,73 327,24 6,69 351,05 5,62 9,90 103,12 23.81 107,28 5 Má y bay, tàu thuỷ 13,46 0,33 371,35 7,59 632,48 10,13 357,8 9 2.758,92 261.13 170,32 6 Tài sảnkhác 23,48 0,57 21,56 0,44 768,30 12,30 -1,92 91,82 746.74 3.563,54 Tổng cộng 4.102,9 8 100,00 4.894,55 100,00 6.244,00 100,00 791,57 119,29 1.349,45 127,57

Nguồn: Phòng QTTD - Vietinbank Bắc Giang

TSBĐ được cầm cố thế chấp tại chi nhánh nhìn chung khá đa dạng, phần lớn đều là những loại tài sản phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên tỷ trọng TSBĐ lại có sự chênh lệch khá lớn giữa các loại tài sản. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là bất động sản, tiếp đến là xe cộ, phương tiện vận tải, tiếp đến nữa là máy móc thiết bị, sau đó đến tiền gửi, các tài sản khác và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là Máy bay, tàu thủy. Trong đó, bất động sản là tài sản được thế chấp nhiều nhất tại ngân hàng, năm 2016 chiếm tỷ trọng đến 71,66% giá trị toàn bộ TSBĐ cầm cố thế chấp, các năm 2017 và 2018 tỷ trọng có giảm nhưng vẫn chiếm cao nhất. Điều này xuất phát từ những đặc điểm sau:

Thứ nhất, khi nhận bất động sản làm tài sản thế chấp, chi nhánh dễ dàng trong việc định giá, giám sát trong và sau khi cho vay, không tốn kém nhiều chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản.

Thứ hai, bất động sản là tài sản ít giảm giá trị so với các loại TSBĐ khác. Trong khi động sản có giá trị sử dụng thường giảm rất nhanh theo thời gian ngay sau khi nhận thế chấp như xe các loại, máy móc thiết bị.

Thứ ba, giá chuyển nhượng của bất động sản tăng trong dài hạn do đặc tính khan hiếm, mặc dù trong ngắn hạn dưới sự tác động của thị trường nhà đất, các chính sách của Nhà nước hoặc những nguyên nhân khác có thể sụt giảm ở một số phân khúc

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đảm bảo tiền vay tại VietinBank – Chi nhánh Bắc Giang. (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w