Đơn vị: tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Cầm cố 1.400 100 1.625 100 1.951 100 Sổ tiết kiệm 824 58,8 934 57,4 1.125 57,6 Giấy tờ có giá 455 32,5 536 33 657 33,6 Động sản khác 121 8,7 155 9,6 169 8,8
(Nguồn: báo cáo tín dụng của Vietinbank Bắc Giang giai đoạn 2016-2018)
Trong đó, sổ tiết kiệm ln được coi trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất vì tính ưu việt của nó. Từ năm 2016, dư nợ cầm cố sổ tiết kiệm là 824 tỷ đồng chiếm 58,8%, tỷ lệ này tăng dần đến năm 2017 là 934 tỷ đồng, năm 2018 là 57,6% tương đương với 1.125 tỷ đồng. Có thể nói sổ tiết kiệm ngày càng được ngân hàng chấp nhận nhiều, tỷ lê cho vay có lên đến 100% giá trị sổ nếu khách hàng mởi tại ngân hàng. Với việc cầm cố sổ tiết kiệm ngân hàng sẽ dễ dàng quản lý TSĐB cho khoản vay, hơn nữa cầm cố sổ hầu như khơng mất chi phí cho việc quản lý hay định giá và nó cũng thuận tiện hơn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ nếu như khách hàng không trả được nợ.
Ngồi sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu … cũng được ngân hàng chấp nhận với tỷ lệ cao. Năm 2016, tỷ trọng loại TSĐB này là 32,5%, nhưng tỷ lệ này tăng nhẹ, đến năm 2018 là 33,6%, điều này có thể lý giải do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đi xuống nên cổ phiếu khơng cịn là TSĐB có khả năng thanh khoản tốt. Động sản khác như máy móc, thiết bị, dây chuyền, quyền sở hữu… ít được áp dụng hơn, tỷ lệ loại tài sản này cũng chiếm tỷ lệ thấp, dao động 8-9% so với tổng dư nợ cho vay có TSĐB. Lý do tỷ lệ này thấp là do các động sản thường bị mất giá trị việc hao mịn và cũng có một số loại tài sản cịn xa lạ, chưa phổ biến ở Việt Nam.
c.Đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba (bảo lãnh)
Chất lượng của các khoản vay bằng hình thức này nhìn chung khơng cao, khi khoản vay có vấn đề thì việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ gặp khá nhiều khó khăn, chủ sở hữu của tài sản thường không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay của mình, chống đối ngân hàng trong việc xử lý TSĐB. Đó cũng là lý do vì sao tỷ trọng của loại hình đảm bảo này thấp.