Như vậy, để bảo đảm thực thi nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, bên cạnh hai giải pháp chính đã nêu, còn cần một số giải pháp khác như: tuyên truyền, giải thích, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về nguyên tắc công bằng của luật hình sự; đấu tranh loại bỏ các hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng đến tính độc lập của tư pháp.
Tính công bằng của pháp luật cần được tuyên truyền, giải thích rõ ràng cho quần chúng nhân dân để thu hút các lực lượng xã hội tích cực tham gia đấu tranh xử lý triệt để mọi tội phạm, không để lọt tội phạm. Nhận thức rõ về tính công bằng của pháp luật cũng khiến cho quân chúng nhân dân không phát sinh những dư luận tiêu cực về các vụ án hình sự. Dư luận theo chiều hướng quá nghiêm khắc hay quá coi nhẹ đều ảnh hưởng không tốt đến tính công bằng của phán quyết ở những mức độ nhất định.
Bên cạnh đó, các hiện tượng như hối lộ, mua chuộc, lợi dụng địa vị tình cảm cá nhân… để can thiệp vào công tác xét xử cần đấu tranh loại bỏ. Bảo đảm sự độc lập của Tòa án, thực hiện tốt nguyên tắc này trong Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Có như vậy, các phán quyết hình sự mới thực sự công bằng, khách quan.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” cho phép rút ra các kết luận chung như sau:
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) nhấn mạnh về mục tiêu của cách mạng Việt Nam hiện nay là: “xây dựng Việt Nam trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [6]. Do đó, công bằng là một phạm trù, khái niệm đa chiều, tiếp cận và đứng trên lập trường khác nhau về văn hóa hoặc xuất phát từ những phương diện, ở không gian và thời gian khác nhau sẽ cho ra những quan niệm, đánh giá khác nhau về vấn đề này. Tiếp cận dưới góc độ khoa học luật hình sự, công bằng được xem là một nguyên tắc cơ bản, là tư tưởng chỉ đạo định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nước ta, trong đó đòi hỏi nội dung quy định của pháp luật hình sự, cũng như việc áp dụng các quy định đó phải thể hiện được sự đối xử công bằng giữa những người phạm tội và tính tương xứng giữa biện pháp trách nhiệm hình sự với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội.
2. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, sự thể hiện nội dung của nguyên tắc công bằng phản ánh rõ nét trong nguyên tắc xử lý tội phạm, việc phân loại, phân hóa tội phạm, về hình phạt, quyết định hình phạt và trong quy định về các tội phạm cụ thể với các ưu điểm và một số tồn tại, hạn chế. Tuy nhiên, có thể thấy, tư tưởng và nội dung thể hiện của nguyên tắc công bằng đã thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta là sự đối xử công bằng giữa những người phạm tội và tính tương xứng giữa biện pháp trách nhiệm hình sự với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, qua đó, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
3. Bên cạnh đó, không chỉ thể hiện trong Bộ luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc công bằng còn được ghi nhận và thể hiện rõ nét tại Điều 7, 10 và 11 của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên Hợp quốc; cũng như hiện nay, Điều 6 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 ghi nhận chính thức. Rõ ràng, những tư tưởng và nội dung của nguyên tắc này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tiếp tục ghi nhận và sửa đổi những quy định tương ứng trong Bộ luật hình sự nước ta.
4. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự nói chung, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng cho thấy, về cơ bản, nguyên tắc công bằng được các Tòa án các cấp tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ. Mọi hành vi phạm tội đã phát giác đều bị đưa ra xử lý, không có ngoại lệ. Khi xử lý tuyệt đối không xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi hay trình độ, tình trạng kinh tế, địa vị của bị cáo. Các yếu tố liên quan đến độ tuổi, giới tính, hoàn cảnh của bị cáo như: là người chưa thành niên, người dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức hạn chế; là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ; hoàn cảnh khó khăn… được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Tuy nhiên, nguyên tắc công bằng cũng chưa được thực thi một cách triệt để ở các khía cạnh tồn tại như: còn xảy ra hiện tượng xét xử không đúng tội hoặc bỏ lọt tội phạm; phân hóa không sâu sắc vai trò của người đồng phạm hoặc giữa các đối tượng phạm tội khác nhau; áp dụng sai cấu thành tội phạm hoặc cân nhắc không toàn diện, hài hòa các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, từ đó gây dư luận không tốt và làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5. Nhận thức và xem xét vấn đề quan trọng đó, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk không ngừng đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét
xử các loại vụ án, phấn đấu không để xảy ra việc kết án oan người không có tội và bỏ lọt tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, bảo đảm các quyết định của Tòa án đúng pháp luật, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao, có tính khả thi và được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ, bảo đảm yêu cầu pháp chế, công bằng và nhân đạo.
6. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xét xử, bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc công bằng, luận văn đề xuất kiến nghị cần ghi nhận chính thức về mặt lập pháp nguyên tắc công bằng trong Bộ luật hình sự Việt Nam, lưu ý đầy đủ các nội dung của nguyên tắc công bằng cả về phương diện sự đối xử công bằng giữa những người phạm tội và tính tương xứng giữa biện pháp xử lý với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội; đồng thời cần có những kiến nghị về các giải pháp bảo đảm trong thực tiễn, qua đó bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội và nhân thân người phạm tội, cũng như bảo đảm yêu cầu phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt
1. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
2. Lê Văn Cảm (1997), Học thuyết về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn của nó ở Liên bang Nga, Nxb “Sáng tạo” Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga, Maxcơva.
3. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần
các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
7. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), “Chính sách xử lý tội phạm trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3), tr.30.
9. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Tấn Hùng (1996), “Quan niệm của chủ nghĩa Mác về vấn đề bình đẳng và công bằng xã hội”, Tạp chí Thông tin Khoa học, (5), tr.61. 11. Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1997), Giáo
12. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
13. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai. 14. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Lương Ninh (chủ biên) (2005), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 -
Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Quốc hội (2014), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
19. Quốc hội (2014), Hiến pháp Việt Nam năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013 - 1992 - 1980 - 1959 - 1946), Nxb Lao động, Hà Nội.
20. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai. 21. Trần Quang Tiệp (2006), Lịch sử luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2010, Đắk Lắk.
23. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo số 05/2011/BC-TA tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2011, Đắk Lắk.
24. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Báo cáo số 234/2011/BC-TA tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2012, Đắk Lắk.
25. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2013), Báo cáo số 15/2012/BC-TA tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2013, Đắk Lắk.
26. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 39/2014/BC-TA tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2014, Đắk Lắk.
27. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập I (1945-1974), Hà Nội.
28. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập I (1975-1978), Hà Nội.
29. Trịnh Quốc Toản (2011), “Một số vấn đề lý luận về hình phạt trong luật hình sự”, Tạp chí Khoa học, chuyên san Luật học, (27), tr.143-156.
30. Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Nguyễn Minh Tuấn (2013), Luận bàn về sự công bằng, Http://tiasang.com.vn/. 33. Đào Trí Úc (1999), “Bản chất và vai trò của các nguyên tắc luật hình sự
Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (01), tr.7.
34. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), Nxb Khoa học Xã hội.
35. Đào Trí Úc (2001), “Tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr.5. 36. UNODC và UN Women (2013), Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ
thống tư pháp hình sự Việt Nam.
37. Viện Khoa học pháp lý (1999), “Tư pháp hình sự so sánh”, Thông tin khoa học pháp lý.
38. Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
39. Trịnh Tiến Việt (2012), Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Trịnh Tiến Việt (2013), Pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm
hình sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
43. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
44. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
45. Wolfgang Benedek (2008), Tìm hiểu về quyền con người, (Tài liệu dịch của Mạng lưới an ninh con người dựa trên sáng kiến của Bộ Ngoại giao Áo), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
46. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
* Tiếng Anh
47. Ambrose Bierce (2005), The Devil's Dictionary, Axim Publishing, USA, p.116.
48. John Rawls (1958), Justice as Fairness, The Philosophical Review - published by Cornell University, Vol. 67, No.2, p.164.
49. P. Werhane and R. E. Freeman (1997), The Blackwell Encyclopedic Dictionary of Business Ethics, Oxford, Blackwell Publishers, p.272. 50. PJ. Fitzgerald (1992), Criminal Law and punishment, Clarendon Press,
* Trang Web
51. Http://www.chinhphu.vn. 52. Http://www.daklak.vn. 53. Http://www.tiasang.com.