Sự cần thiết của việc ghi nhận nguyên tắc công bằng trong Bộ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) luận văn ths luật (Trang 93 - 95)

SỰ VIỆT NAM

3.2.1. Sự cần thiết của việc ghi nhận nguyên tắc công bằng trong Bộ luật hình sự Việt Nam luật hình sự Việt Nam

Là một nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, nguyên tắc công bằng đòi hỏi được quán triệt sâu sắc trong quy định pháp luật hình sự và thực thi triệt để trong áp dụng những quy định này. Tuy nhiên, các nhà làm luật nước ta vẫn chưa ghi nhận nguyên tắc này trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Do đó, sự cần thiết phải xây dựng (ghi nhận) nguyên tắc này là ở chỗ:

* Về phương diện lý luận, là một nguyên tắc cơ bản của luật hình sự,

công bằng phải được quán triệt sâu sắc trong pháp luật hình sự. Sự hiện diện của nguyên tắc này trong luật hình sự không chỉ có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng, hoàn thiện, áp dụng pháp luật hình sự mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo dựng công bằng xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nước.

* Về phương diện lập pháp hình sự, như đã đánh giá ở Chương II luận

văn, sự thể hiện nội dung nguyên tắc công bằng trong quá trình phát triển của luật hình sự nước ta ngày một sâu sắc nhưng cho đến nay nguyên tắc vẫn chưa được ghi nhận chính thức, các nội dung của nguyên tắc chưa được thể hiện đầy đủ; các quy định cụ thể còn chứa đựng ít nhiều sự không công bằng hoặc gây khó khăn cho việc áp dụng công bằng. Những khiếm khuyết về mặt lập pháp đó nhất định phải được giải quyết để hoàn thiện pháp luật nước ta, đồng thời qua đó bảo đảm sự tương thích với yêu cầu của pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới như đã nghiên cứu, tham chiếu.

* Về phương diện thực tiễn, đánh giá thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk trong những năm gần đây cho thấy nguyên tắc công bằng cơ bản được tôn trọng, thực thi. Tuy nhiên, sự thực thi nguyên tắc này còn chưa triệt để ở một số khía cạnh tồn tại như: còn xảy ra hiện tượng xét xử không đúng tội hoặc bỏ lọt tội phạm; phân hóa không sâu sắc vai trò của người đồng phạm hoặc giữa các đối tượng phạm tội khác nhau; áp dụng sai cấu thành tội phạm hoặc cân nhắc không toàn diện, hài hòa các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là sự hạn chế của quy định pháp luật hiện hành trong việc thể hiện nguyên tắc công bằng. Do vậy, ghi nhận và bảo đảm đầy đủ tư tưởng nguyên tắc công bằng trong xây dựng pháp luật hình sự là cơ sở của việc bảo đảm thực thi nguyên tắc này trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) luận văn ths luật (Trang 93 - 95)