Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Mía Đường Cao Bằng (Trang 33 - 37)

2.4.2.1. Điểm yếu

- Nguồn vốn của Công ty còn hạn hẹp. - Công nghệ máy móc lạc hậu, cũ kĩ.

- Lao động có kĩ thuật còn ít, thiếu sự năng động, bộ phận kinh doanh còn thụ động.

- Vùng nguyên liệu mía có nguy cơ bị thu hẹp. - Tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. - Mặt hàng, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú. - Marketing cho sản phẩm còn kém.

2.4.2.2. Nguyên nhân của điểm yếu

Nguồn vốn

Vốn Công ty còn hạn hẹp do nhiều yếu tố ảnh hưởng như: lãi suất cho vay của các ngân hàng ở rất cao, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn này; Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao.

Số vòng quay vốn lưu động chưa cao hay hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thấp nguyên nhân chính là do hàng tồn kho nhiều, khả năng thu hồi nợ từ các đơn vị khác còn kém chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ.

Vốn đầu tư cho công nghệ sản xuất lớn, do đó doanh nghiệp khó mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng.

Máy móc, thiết bị, công nghệ:

Công suất của dây chuyền sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu,năm 2009 chỉ đạt 900 tấn mía/ngày, năm 2010 nâng lên 1.000 tấn mía/ngày. Hiện nay đạt mức 1.200 tấn. Sản lượng đường hằng năm đạt khoảng 20 nghìn - 25 nghìn tấn.

Dây chuyền sản xuất chủ yếu mua lại của Trung Quốc nên Công suất nhỏ, lạc hậu dẫn đến chi phí cố định, chi phí lương chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm.

Lao động

Khâu phân tích nghiên cứu dự báo còn hạn chế, chưa có nhân viên chuyên nghiệp về dự báo môi trường. Sự thiếu cán bộ nhân viên nghiên cứu là nguyên nhân chính và thiếu cán bộ trẻ, năng động giúp doanh nghiệp có thêm động lực trong kinh doanh.

Khâu phân lập kế hoạch và chiến lược còn hạn chế không nhìn thấy thị trường chiến lược còn cứng nhắc. Tâm lý dựa vào nhà nước vẫn chưa thực sự hết do còn lúng túng tâm lý trong phương thức kinh doanh không tận dụng lợi thế sau cổ phần hóa.

Cán bộ công nhân thiếu sự năng động vì chế độ lương, khen thưởng còn bất cập, chưa tạo động lực cho cán bộ nhân viên nỗ lực hết mình cho doanh nghiệp.

Vùng nguyên liệu mía

Vùng nguyên liệu mía của Công ty hiện đang bị một số cây trồng khác cạnh tranh như: ngô, sắn, đỗ tương...

Do cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu mía như: Hệ thống giao thông khó khăn nên khâu chuyển nguyên liệu chậm làm hao hụt trọng lượng nên người dân chuyển sang canh tác cây trồng khác .

Tính cạnh tranh của sản phẩm

Hiện nay cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất mía đường đa số là nhà máy quốc doanh. Sự canh tranh trong ngành mía đường không cao,

nhưng ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do giá thành SX cao và chất lượng thấp hơn.

Tuy đã xây dựng chiến lược mặt hàng nhưng chưa đảm bảo sự đa dạng mặt hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú. Đây là một hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục ngay để đảm bảo tính cạnh tranh về sự đa dạng mặt hàng, mẫu mã sản phẩm, cũng như cạnh tranh về chất lượng.

Marketing cho sản phẩm

- Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng caoTrong khi đó, lượng đường sản xuất trong nước mới chỉ cung ứng đủ 75%, như vậy tiềm năng từ thị trường nội địa vẫn còn rất lớn. Nhưng công ty chưa có chiến lược khai thác hợp lý thị trường tiềm năng này.

- Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường miền Bắc mà thị trường trọng điểm là Hà Nội tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung vào một thị trường này cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường. Ngoài ra Công ty chưa khai thác triệt để được thị trường miền Bắc. Nguyên nhân chính là do công ty chưa tổ chức được một đội ngũ marketing và nghiên cứu thị trường có trình độ. Đây là một thị trường lớn với một số lượng khách hàng đông đảo. Khắc phục được hạn chế này sẽ góp phần mở rộng thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Mặc dầu Công ty có rất nhiều mối quan hệ làm ăn trên thị trường miền Bắc nhưng Công ty vẫn chưa có mối quan hệ nào mang tính chất liên kết kinh tế.

Chính các sự hạn chế này đưa Công ty vào tình trạng khó giải quyết được những yếu điểm của mình như về: vấn đề về vốn kinh doanh, nguyên vật liệu sản xuất, đội ngũ lao động... đồng thời Công ty không khai thác được thế mạnh của mình như việc mở rộng các mối quan hệ kinh doanh, nâng cao

 Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty thấy được một số điểm cơ bản nói trên, đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Mía Đường Cao Bằng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w