Thực trạng hiệu quả kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Mía Đường Cao Bằng (Trang 29 - 31)

+ Xóa đói giảm nghèo: Trong những năm qua diện tích trồng mía đã tăng lên hàng năm, cây mía đã trở thành cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cho người dân ở địa phương.

Bảng 2.8. Số liệu về diện tích vùng nguyên liệu mía

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trị số TL tăng (%) Trị số TL tăng (%) Trị số TL tăng (%) Trị số TL tăng (%) Diện tích (ha) 2.000 - 2.156 7.8 2.395 8.3 3.123 30 Tổng sản lượng (tấn) 126.000 - 137.984 9,5 160.027 16 209.252 30,7 Năng suất ( tấn/ha) 63 - 64 1.6 66 3 67 1,5

(Nguồn: Công ty CP Mía Đường Cao Bằng)

Năm 2008 – 2009 vùng nguyên liệu mía có diện tích sản xuất 2.000 ha tổng sản lượng đạt 26.000 tấn; Năm 2009 – 2010 có diện tích sản xuất 2.156 ha, tăng lên 7,8%, tổng sản lượng được 137.984 tấn tăng lên 9,5% so với năm 2009; Năm 2011 - 2012 vùng nguyên liệu mía có diện tích sản xuất 2.395,27 ha, tăng lên 8,3% so với năm 2009- 2010. Trong đó tập trung ở ba huyện: Phục Hòa: 1 .600,53 ha, Quảng Uyên: 625,96 ha và Thạch An: 168,78 ha. Nhiều xã có diện tích sản xuất mía lớn như: Đại Sơn (Phục Hòa): 563,23 ha; Hạnh Phúc (Quảng Uyên): 244,77 ha,Đức Long (Thạch An): 136, 86 ha..., tổng sản lượng đạt 160.027 tấn tăng 16% so với năm 2010. Năm 2012 - 2013, vùng nguyên liệu sản xuất đã tăng lên được 3.123,21 ha tăng 30% so với năm 2011. Trong đó các huyện: Phục Hòa: 1.928 ha, Quảng Uyên: 928,5 ha, Thạch An: 267,16 ha, với 5.780 hộ trong vùng nguyên liệu tham gia sản xuất trồng mía. Dự kiến năng suất bình quân đạt 67 tấn/ha tăng 1,5%, đạt 209.252

 Việc trồng mía đem lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn đổi thay, bà con nông dân ở vùng nguyên liệu mía cơ bản không có nhà dột nát, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, đời sống tinh thần, vật chất được nâng lên. Cây mía thật sự là cây góp phần xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu, nhiều hộ đã mua được ô tô vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.

+ Tạo công ăn, việc làm cho người lao động: Từ năm 2009 – 2012 lao động trong công ty tăng hàng năm.Công ty tạo công ăn việc làm cho gần 400 người lao động góp phần giải quyết việc làm cho địa phương. Tỷ lệ lao động trong công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Cơ cấu lao động của Công ty CP Mía Đường Cao Bằng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng số lao động 356 100 369 100 377 100 389 100 Không xác định thời hạn 262 73 287 78 290 77 300 77 Có xác định thời hạn 35 10 34 9 36 9 36 10 Thời vụ 59 17 48 13 51 14 53 13

(Nguồn: Công ty CP Mía Đường Cao Bằng)

Trong năm 2009 số lao động là 356 người, trong đó có 262 lao đọng không xác định thời hạn, 35 lao động có xác định thời hạn và 59 lao động thời vụ; năm 2010 tổng số lao động là 369 người, trong đó 287 lao động không xác định thời hạn, 34 lao động có xác định thời hạn, 48 lao động thời vụ; năm 2011 tổng số lao động là 377 người, trong đó có 290 lao động không xác định thời hạn , xác định thời hạn là 36 lao động, thời vụ là 51 lao động; năm 2012 tổng số lao động là 389 người, trong đó có 300 lao động không xác định thời hạn, 36 lao động có xác định thời hạn, 53lao động thời vụ. Nhìn chung trong

bốn năm cơ cấu lao động của công ty ítthay đổi, số lao động xác định không thời hạn chiếm trên 70% tổng số lao động, số lao động xác định có thời hạn chiếm trên 10% và số lao động thời vụ chiếm trên 10%. Tùy theo mục đích và kế hoạch kinh doanh từng năm của công ty mà tuyển thêm những vị trí còn thiếu, tuy nhiên công ty hàng năm số lao động tăng do mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Nâng cao đời sống người lao động: Thu nhập bình quân được cải thiện từng năm: Năm 2009 là 3,8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2010 là trên 4,5 triệu đồng/người/tháng, năm 2011 là hơn 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Mía Đường Cao Bằng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w