2.2. Thực trạng cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Công
2.2.1. Thực trạng cấp tín dụng có tài sản đảm bảo
Góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, Vietinbank với vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, là nhà tạo lập và dẫn dắt thị trường, vốn tín dụng của Vietinbank trong các năm qua ln đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng, địa bàn trên cả nước. Cho đến nay, Vietinbank là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Hoá chất, Dệt may…, đồng thời cũng là ngân hàng cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế.
Kể từ khi thành lập, hoạt động tín d ụng là phần trọng tâm trong chiến lựơc kinh doanh của Vietinbank. Tỷ trọng dư nợ tín dụng chiếm trên 60% tổng tài sản của Vietinbank. Đây cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, Vietinbank khơng những chú trọng phát triển dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế, mà còn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc cấp, tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2006- Quý II/2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Dư nợ tín dụng Tỷ lệ tăng
trưởng Tỷ trọng Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản Năm 2006 80.152 59,21% Năm 2007 102.191 27,50% 61,52% Năm 2008 120.752 18,16% 62,38%
32
Năm Dư nợ tín dụng Tỷ lệ tăng
trưởng Tỷ trọng Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản Năm 2009 163.170 35,13% 66,93% Năm 2010 234.205 43,53% 63,69% Năm 2011 293.434 25,29% 63,71% Năm 2012 333.356 13,61% 66,20% Quý II/2013 329.291 -1,22% 63,01%
Nguồn: BCTC 2009-quý II/2013 của Vietinbank
Biểu đồ 2.7. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng của VietinBank giai đoạn 2006 – Quý II/2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên từ 2006- Quý II/2013 của VietinBank
Tổng dư nợ của Vietinbank có xu hướng tăng trưởng qua các năm với tốc độ khá cao, đặc biệt năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng là 43,53%, đạt 234.205 tỷ đồng. Đây là mức tăng khá ấn tượng trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ có chậm lại do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Đến năm 2012, mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn nhưng hoạt động tín dụng vẫn tăng trưởng, tổng dư
33
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay: Trong giai đoạn 2009-2012, Vietinbank chú trọng
tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, các khoản dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của Vietinbank. Với cơ cấu dư nợ này, Vietinbank chủ động hơn trong việc cân đối nguồn vốn kinh doanh.
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009-2012 theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng.
Thời hạn vay Năm
2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 93.372 57,2 141.377 60,4 176.912 60,3 200.455 60,1 Trung hạn 22.397 13,7 27.660 11,8 30.533 10,4 34.078 10,2 Dài hạn 47.400 29,0 65.168 27,8 85.989 29,3 98.823 29,6 Tổng dư nợ 163.169 100 234.205 100 293.434 100 333.356 100
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2009-2012 của Vietinbank Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: từ khi thành lập, khách hàng truyền
thống của Vietinbank chủ yếu là các DNNN ( chiếm khoảng 45% dư nợ tín dụng) gồm nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương. Trong giai đoạn từ 2009-2012, theo diễn biến chung của nền kinh tế, với sự phát triển mạnh của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược tín dụng của Vietinbank đã có sự thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) tăng lên, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dư nợ, trên 50% tổng dư nợ năm 2012, kế đến là dư nợ của doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có sự chuyển hướng nhưng tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất cao trong tổng dư nợ của Vietinbank, chiếm 34,3% tổng dư nợ trong năm 2012), cá nhân và các loại khác chiếm 15%. Trong giai đoạn 2009-2012, cho vay cá nhân chưa được chú trọng trong chiến lược tín dụng của Vietinbank và tỷ trọng đang có xu hướng giảm dần theo
34
các nguyên nhân sau: Với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động của môi trường kinh tế, xã hội… bên ngồi. Bên cạnh đó, trình độ quản lý kém, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu, tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch… Ngoài ra, trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng lại đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo trong khi xem xét thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng mà khơng xem xét kỹ các yếu tố chính yếu cần thẩm định như phương án kinh doanh, tình hình tài chính… của khách hàng vay. Chính những yếu tố đó, gây khơng ít rủi ro trong q trình cấp tín dụng của Vietinbank. Cịn với đối tượng là doanh nghiệp nhà nước, cán bộ thẩm định lại thường mang tâm lý chủ quan theo hướng lạc quan trong quá trình thẩm định, việc thẩm định thường chủ yếu nhìn vào quy mơ tài sản doanh nghiệp, cũng như gốc gác hình thành doanh nghiệp hơn là thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cấp tín dụng bởi kỳ vọng trong trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp đối mặt với phá sản hoặc mất khả năng trả nợ sẽ được Chính phủ hay một bên thứ ba sẽ đứng ra cứu giúp. Do vậy, rủi ro từ các khoản tín dụng này là rất lớn.
Biểu đồ 2.8. Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Vietinbank giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: %
35
Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế: Giai đoạn 2009-2012, trong cơ cấu dư nợ,
Vietinbank ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia như công nghiệp chế biến và thương nghiệp, dịch vụ, theo sau đó là các ngành như xây dựng, sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước…. Với nền tảng tài chính vững mạnh, cùng thương hiệu tốt, Vietinbank có lợi thế cạnh tranh tốt trong việc giành quyền tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, cũng như những dự án có quy mơ lớn của các cơng ty ngồi quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, những dự án này có tính đặc thù ngành rất cao, việc thẩm định rất phức tạp. Vì vậy, cán bộ thẩm định của Ngân hàng khơng đủ khả năng thẩm định tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, Ngân hàng không nhờ đến các chuyên gia thẩm định, tư vấn để đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn. Chính điều đó, các khoản tín dụng này tiềm ẩn khơng ít rủi ro. Ngồi ra, trong giai đoạn 2009-2012, lĩnh vực xây dựng và tư vấn kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng từ những năm trước đó, và đến hiện tại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản của Vietinbank lại có xu hướng tăng qua các năm (chiếm tỷ trọng 11.66% tổng dư nợ năm 2010 và tăng lên hơn 14% tổng dư nợ năm 2012). Điều này cho thấy, định hướng tín dụng của Vietinbank vẫn chưa thật sự theo sát thị trường,
tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc cấp tín dụng. Chi tiết số liệu tại Bảng 4.2 phụ lục 04.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được hoàn tồn rủi ro. Do vậy, tài sản đảm bảo có thể sử dụng như là một trong những cách thức cuối cùng nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Theo quy tắc, khi thẩm định xem xét cấp tín dụng, các NHCV đều phải thẩm định, đánh giá đầy đủ các yếu tố chủ quan, nội tại của khách hàng như năng lực pháp luật, năng lực hành vi, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả sinh lời, các hệ số địn bẩy, tài chính, đánh giá tính ổn định cũng như dự lường các rủi ro từ thị trường đầu vào - ra của phương án vay, thẩm định và kiểm sốt được dịng tiền, thẩm
36
hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện trên thì đã có thể xem xét cấp tín dụng. Cịn biện pháp kiểm soát, TSBĐ chỉ là điều kiện bổ sung.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi các căn cứ thẩm định món vay như đã nói trên chưa thật sự yên tâm đối với NHCV thì thiết nghĩ điều kiện tài sản thế chấp lại trở nên cần thiết để bảo đảm an tồn.
Vì vậy, việc đánh giá TSBĐ cho món vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…) là cần thiết trong tình hình hiện nay. Đặc biệt từ đầu năm 2012, sau khi Ngân hàng Nhà nước phân loại 4 nhóm Ngân hàng với các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng thì đương nhiên sẽ dần dần có sự dịch chuyển khách hàng từ các NHTM nhóm được tăng trưởng thấp về các NHTM nhóm được tăng trưởng cao hơn. Và như vậy, hơn lúc nào hết NHCV càng phải đề cao vai trò của TSBĐ từ việc tuân thủ tỷ lệ xác định cho vay tối đa theo quy định, chẳng hạn như thẩm định vị trí, tính thanh khoản của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, xem xét kỹ lưỡng việc nhận TSBĐ là hàng hóa, máy móc thiết bị nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra liên quan đến tài sản đảm bảo.
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng của Vietinbank phân loại theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Dư nợ có tài sản đảm bảo 158.471 97,12 221.745 94,68 282.753 96,36 305.087 91,52 Dư nợ khơng có tài sản đảm bảo 4.699 2,.88 12.460 5,32 10.681 3,64 28.269 8,48 Dư nợ đảm bảo bằng bất động sản 140.326 88,55 185.022 83,44 214.207 75,76 230.016 75,39 Dư nợ đảm bảo bằng động sản 18.145 11,45 36.723 16,56 68.546 24,24 75.072 24,61
37 Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) - Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải 9.761 53,80 14.052 38,27 35.212 51,37 43.336 57,.73 - Hàng hóa 6.527 35,97 21.078 57,40 26.409 38,53 30.002 39,96 - Tài sản khác 1.856 10,23 1.593 4,34 6.925 10,10 1.733 2,31
Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietinbank giai đoạn 2009-2012 của Vietinbank
Dư nợ có tài sản đảm bảo của Vietinbank giai đoạn 2009-2012 đều đạt trên 90% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay khơng có tài sản đảm bảo trong năm 2012 tăng nhẹ so với giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn đạt dưới 10% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay khơng có tài sản đảm bảo tại Vietinbank chủ yếu cho vay theo chỉ định của Chính phủ, cho vay đối với cá nhân, hộ nghèo vay bằng tín chấp của các tổ chức đồn thể chính trị xã hội, hoặc các khách hàng được lựa chọn phải có tín nhiệm với Ngân hàng, có tình hình tài chính tốt, là các khách hàng truyền thống của Ngân hàng nhưng cũng phải tuân theo một quy trình thẩm định rất gắt gao theo quy trình của Vietinbank với nhiều điều kiện ràng buộc. Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ dư nợ tín dụng khơng có tài sản đảm bảo là cho vay lương, thấu chi, cấp thẻ tín dụng đối với các khách hàng truyền thống có uy tín cao, có tình hình tài chính và lịch sử giao dịch tốt với ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, Vietinbank đang thực hiện tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giảm cho vay khơng có tài sản bảo đảm nhằm hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro không thu hồi vốn khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ.
38
Biểu đồ 2.9. Dư nợ phân theo TSĐB giai đoạn 2009-2012
(Đơn vị:%)
Nguồn: Báo cáo nội bộ giai đoạn 2009-2012 của Vietinbank
Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng và bên thứ ba, Vietinbank tuân thủ quy định chung của pháp luật về điều kiện của tài sản bảo đảm như tài sản thuộc sở hữu của khách hàng vay, Bên bảo lãnh; tài sản phải được phép giao dịch mua bán; tài sản không thuộc diện tranh chấp và phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trước khi cho vay tuỳ theo giá trị mức xin vay mà Vietinbank có các hình thức và biện pháp thẩm định, mức cho vay tối đa thông thường bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm, đối với tài sản là vàng, đá quý tối đa 90%, tài sản cầm cố là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác do Chính phủ, TCTD nhà nước phát hành thì Vietinbank quyết định trên cơ sở nguyên tắc thu đủ nợ gốc, lãi và phí. Bất động sản là tài sản được ưu chuộng nhất cũng như chiếm tỷ trọng lớn nhất tại Vietinbank trong cho vay thế chấp vì một số lý do sau:
Đây là tài sản có giá trị lớn nên khách hàng có thể vay đủ vốn đáp ứng nhu cầu
39
Đây một trong số những tài sản có các giấy tờ liên quan rõ ràng nhất, việc mua
bán, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định đều phải qua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đây là tài sản có khả năng phát mại cao.
Mức dư nợ cho vay đảm bảo bằng bất động sản của Vietinbank luôn chiếm trên 75% tổng dư nợ trong giai đoạn 2009 -2012 và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này. Nguyên nhân xu hướng này là do tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua. Điều này tạo rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng và cả người đi vay trong việc thống nhất giá tài sản nhận thế chấp trước khi cho vay cũng như xử lý tài sản thu hồi nợ sau cho vay do giá trị tài sản giảm sút không đủ đảm bảo cho dư nợ gốc lãi hiện tại của khách hàng dẫn đến nguy cơ mất vốn. Ngồi ra, tình trạng gian lận lừa đảo của khách hàng trong việc thế chấp bất động sản cũng như rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng trong thời gian qua cũng tạo ra nhiều áp lực và thẩm định chặt hơn khi nhận tài sản đảm bảo là bất động sản. Vì vậy, xu hướng này cũng phù hợp với chủ trương của Vietinbank trong thời gian này, để bảo đảm an tồn tín dụng, giải pháp siết chặt điều kiện TSBĐ cũng là một lựa chọn phù hợp vì:
Tình hình thị trường bất động sản đang chìm lắng, giá bất động sản có xu
hướng giảm thấp, tính thanh khoản kém.
Sử dụng điều kiện TSBĐ siết chặt như một “hàng rào” sàng lọc khách hàng xấu
từ các NHTM khác, nhất là từ các ngân hàng nhóm ba, nhóm bốn chuyển sang.
Với những trường hợp đặc thù, xét thấy bảo đảm, Chi nhánh hồn tồn có thể
trình hội sở phê duyệt riêng.
Dư nợ đảm bảo bằng động sản tại Vietinbank chiếm trên 20% tổng dư nợ của hệ thống, chủ yếu là hàng hóa, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải và các tài sản khác như