Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2009-2012 của Vietinbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 34)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 243.785 367.731 460.604 503.530 Vốn chủ sở hữu 12.572 18.201 28.491 33.625 Vốn điều lệ 11.252 15.172 20.230 26.218 Tổng nguồn vốn huy động 220.591 339.699 420.212 460.082 Tổng dư nợ tín dụng 163.170 234.205 293.434 333.356

Lợi nhuận trước thuế 3.373 4.638 8.392 8.168

ROA 1,54% 1,5% 2,03% 1,7%

ROE 20,6% 22,1% 26,74% 19,9%

Tỷ lệ nợ xấu 0,61% 0,66% 0,75% 1,46%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 8,06% 8,02% 10,57% 10,33%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 2009-2012 của Vietinbank

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: Cùng với sự tăng trưởng mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Vietinbank đạt tốc độ tăng trưởng mạnh về tài sản. Từ năm 2003 đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Vietinbank đã tăng gần 5 lần, từ 94.949 tỷ đồng lên 460.000 tỷ đồng. Đặc biệt là giai đoạn năm 2009-2012, tổng tài sản của

26

Vietinbank tăng trưởng nhanh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2011, Vietinbank trở thành ngân hàng có quy mơ tài sản lớn thứ 2 trên thị trường Việt Nam.

Biểu đồ 2.1. Tương quan tổng tài sản của Vietinbank với một số ngân hàng khác năm 2011, 2012

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2011, 2012

Xét về cơ cấu tài sản, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng chính trong tổng tài sản của Vietinbank, bình quân giai đoạn 2006-2012 khoảng 63.4% tổng tài sản. Hiện Vietinbank đang thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu hoạt động trực tiếp sang kinh doanh dịch vụ cho phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trị chủ lực trong hoạt động của Ngân hàng Vietinbank, tính đến quý III/2013, dư nợ tín dụng chiếm 63% tổng tài sản. Sự tăng trưởng tổng tài sản chủ yếu là do tăng dư nợ cho vay từ 80.152 tỷ đồng năm 2006 lên 333.356 tỷ đồng năm cuối năm 2012.

27

Biểu đồ 2.2. Tổng tài sản và dư nợ tín dụng giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank giai đoạn 2006- 2012

Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: Tương ứng với sự tăng trưởng tổng tài sản, nguồn vốn của Vietinbank tăng trưởng nhanh về quy mô và tốt về chất lượng. Trong giai đoạn 2008–2012, Thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động, đặc biệt là lãi suất trong nước và quốc tế. Lạm phát và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng. Đặc biệt trong năm 2011, trong khi nhiều ngân hàng thương mại bị thiếu hụt thanh khoản thì Vietinbank vẫn giữ vững vị trí là ngân hàng cung ứng vốn lớn nhất trên thị trường liên ngân hàng, là nhà tạo lập và dẫn dắt thị trường. Vietinbank không chỉ đảm bảo thanh khoản cho mình mà cịn tích cực hỗ trợ thanh khoản của các ngân hàng thương mại khác, góp phần thực thi chính sách quốc gia, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho toàn Ngân hàng. Nguồn vốn

28

huy động của Ngân hàng bao gồm: - Các khoản nợ Chính phủ và NHNN; - Tiền gửi và vay các TCTD khác;

- Các cơng cụ tài chính phái sinh và các cơng cụ tài chính khác;

- Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro - Phát hành Giấy tờ có giá;

Trong đó, nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Biểu đồ 2.3. Nguồn vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2008-2012

Về hoạt động sử dụng vốn, quán triệt mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, Vietinbank đã bước đầu triển khai công tác chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế. Công tác sử dụng vốn được tiến hành hết sức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Các chỉ số về thanh khoản như: Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần, trạng thái

29

Biểu đồ 2.4. Hệ số an toàn vốn (CAR) của Vietinbank giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2008-2012

Các chỉ số về khả năng sinh lời tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt trong năm 2011, mặc dù mơi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tình hình lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp nhưng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Vietinbank đều khả quan. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.392 tỷ đồng, tăng 81% so với năm trước, đạt 165% kế hoạch. Bước qua năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vẫn chưa hồi phục nhưng hoạt động của Vietinbank vẫn ổn định, tổng thu nhập trước thuế giảm nhẹ nhưng không đáng kể, đạt 8.168 tỷ đồng.

30

Biểu đồ 2.5. Thu nhập trước thuế của Vietinbank giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2008-2012

Biểu đồ 2.6. Hệ số ROA, ROE của Vietinbank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị: %

31

Với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng nền tảng tài chính vững mạnh, Vietinbank luôn phấn đầu giữ vững vị thế là một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

2.2. Thực trạng cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Thương Việt Nam

2.2.1. Thực trạng cấp tín dụng có tài sản đảm bảo

Góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, Vietinbank với vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, là nhà tạo lập và dẫn dắt thị trường, vốn tín dụng của Vietinbank trong các năm qua ln đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng, địa bàn trên cả nước. Cho đến nay, Vietinbank là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thơng, Cơng nghiệp thép, Xăng dầu, Hoá chất, Dệt may…, đồng thời cũng là ngân hàng cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế.

Kể từ khi thành lập, hoạt động tín d ụng là phần trọng tâm trong chiến lựơc kinh doanh của Vietinbank. Tỷ trọng dư nợ tín dụng chiếm trên 60% tổng tài sản của Vietinbank. Đây cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, Vietinbank khơng những chú trọng phát triển dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế, mà còn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc cấp, tăng trưởng tín dụng đi đơi với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2006- Quý II/2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Dư nợ tín dụng Tỷ lệ tăng

trưởng Tỷ trọng Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản Năm 2006 80.152 59,21% Năm 2007 102.191 27,50% 61,52% Năm 2008 120.752 18,16% 62,38%

32

Năm Dư nợ tín dụng Tỷ lệ tăng

trưởng Tỷ trọng Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản Năm 2009 163.170 35,13% 66,93% Năm 2010 234.205 43,53% 63,69% Năm 2011 293.434 25,29% 63,71% Năm 2012 333.356 13,61% 66,20% Quý II/2013 329.291 -1,22% 63,01%

Nguồn: BCTC 2009-quý II/2013 của Vietinbank

Biểu đồ 2.7. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng của VietinBank giai đoạn 2006 – Quý II/2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên từ 2006- Quý II/2013 của VietinBank

Tổng dư nợ của Vietinbank có xu hướng tăng trưởng qua các năm với tốc độ khá cao, đặc biệt năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng là 43,53%, đạt 234.205 tỷ đồng. Đây là mức tăng khá ấn tượng trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ có chậm lại do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Đến năm 2012, mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn nhưng hoạt động tín dụng vẫn tăng trưởng, tổng dư

33

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay: Trong giai đoạn 2009-2012, Vietinbank chú trọng

tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, các khoản dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của Vietinbank. Với cơ cấu dư nợ này, Vietinbank chủ động hơn trong việc cân đối nguồn vốn kinh doanh.

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009-2012 theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng.

Thời hạn vay Năm

2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 93.372 57,2 141.377 60,4 176.912 60,3 200.455 60,1 Trung hạn 22.397 13,7 27.660 11,8 30.533 10,4 34.078 10,2 Dài hạn 47.400 29,0 65.168 27,8 85.989 29,3 98.823 29,6 Tổng dư nợ 163.169 100 234.205 100 293.434 100 333.356 100

Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2009-2012 của Vietinbank Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: từ khi thành lập, khách hàng truyền

thống của Vietinbank chủ yếu là các DNNN ( chiếm khoảng 45% dư nợ tín dụng) gồm nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương. Trong giai đoạn từ 2009-2012, theo diễn biến chung của nền kinh tế, với sự phát triển mạnh của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược tín dụng của Vietinbank đã có sự thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng lên, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dư nợ, trên 50% tổng dư nợ năm 2012, kế đến là dư nợ của doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có sự chuyển hướng nhưng tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất cao trong tổng dư nợ của Vietinbank, chiếm 34,3% tổng dư nợ trong năm 2012), cá nhân và các loại khác chiếm 15%. Trong giai đoạn 2009-2012, cho vay cá nhân chưa được chú trọng trong chiến lược tín dụng của Vietinbank và tỷ trọng đang có xu hướng giảm dần theo

34

các nguyên nhân sau: Với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động của môi trường kinh tế, xã hội… bên ngồi. Bên cạnh đó, trình độ quản lý kém, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu, tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch… Ngoài ra, trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng lại đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo trong khi xem xét thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng mà không xem xét kỹ các yếu tố chính yếu cần thẩm định như phương án kinh doanh, tình hình tài chính… của khách hàng vay. Chính những yếu tố đó, gây khơng ít rủi ro trong q trình cấp tín dụng của Vietinbank. Cịn với đối tượng là doanh nghiệp nhà nước, cán bộ thẩm định lại thường mang tâm lý chủ quan theo hướng lạc quan trong quá trình thẩm định, việc thẩm định thường chủ yếu nhìn vào quy mơ tài sản doanh nghiệp, cũng như gốc gác hình thành doanh nghiệp hơn là thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cấp tín dụng bởi kỳ vọng trong trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp đối mặt với phá sản hoặc mất khả năng trả nợ sẽ được Chính phủ hay một bên thứ ba sẽ đứng ra cứu giúp. Do vậy, rủi ro từ các khoản tín dụng này là rất lớn.

Biểu đồ 2.8. Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Vietinbank giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: %

35

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế: Giai đoạn 2009-2012, trong cơ cấu dư nợ,

Vietinbank ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia như công nghiệp chế biến và thương nghiệp, dịch vụ, theo sau đó là các ngành như xây dựng, sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước…. Với nền tảng tài chính vững mạnh, cùng thương hiệu tốt, Vietinbank có lợi thế cạnh tranh tốt trong việc giành quyền tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, cũng như những dự án có quy mơ lớn của các cơng ty ngồi quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, những dự án này có tính đặc thù ngành rất cao, việc thẩm định rất phức tạp. Vì vậy, cán bộ thẩm định của Ngân hàng không đủ khả năng thẩm định tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, Ngân hàng không nhờ đến các chuyên gia thẩm định, tư vấn để đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn. Chính điều đó, các khoản tín dụng này tiềm ẩn khơng ít rủi ro. Ngồi ra, trong giai đoạn 2009-2012, lĩnh vực xây dựng và tư vấn kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng từ những năm trước đó, và đến hiện tại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản của Vietinbank lại có xu hướng tăng qua các năm (chiếm tỷ trọng 11.66% tổng dư nợ năm 2010 và tăng lên hơn 14% tổng dư nợ năm 2012). Điều này cho thấy, định hướng tín dụng của Vietinbank vẫn chưa thật sự theo sát thị trường,

tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc cấp tín dụng. Chi tiết số liệu tại Bảng 4.2 phụ lục 04.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được hoàn toàn rủi ro. Do vậy, tài sản đảm bảo có thể sử dụng như là một trong những cách thức cuối cùng nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Theo quy tắc, khi thẩm định xem xét cấp tín dụng, các NHCV đều phải thẩm định, đánh giá đầy đủ các yếu tố chủ quan, nội tại của khách hàng như năng lực pháp luật, năng lực hành vi, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả sinh lời, các hệ số địn bẩy, tài chính, đánh giá tính ổn định cũng như dự lường các rủi ro từ thị trường đầu vào - ra của phương án vay, thẩm định và kiểm sốt được dịng tiền, thẩm

36

hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện trên thì đã có thể xem xét cấp tín dụng. Cịn biện pháp kiểm soát, TSBĐ chỉ là điều kiện bổ sung.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi các căn cứ thẩm định món vay như đã nói trên chưa thật sự yên tâm đối với NHCV thì thiết nghĩ điều kiện tài sản thế chấp lại trở nên cần thiết để bảo đảm an tồn.

Vì vậy, việc đánh giá TSBĐ cho món vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…) là cần thiết trong tình hình hiện nay. Đặc biệt từ đầu năm 2012, sau khi Ngân hàng Nhà nước phân loại 4 nhóm Ngân hàng với các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng thì đương nhiên sẽ dần dần có sự dịch chuyển khách hàng từ các NHTM nhóm được tăng trưởng thấp về các NHTM nhóm được tăng trưởng cao hơn. Và như vậy, hơn lúc nào hết NHCV càng phải đề cao vai trò của TSBĐ từ việc tuân thủ tỷ lệ xác định cho vay tối đa theo quy định, chẳng hạn như thẩm định vị trí, tính thanh khoản của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, xem xét kỹ lưỡng việc nhận TSBĐ là hàng hóa, máy móc thiết bị nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra liên quan đến tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)