Tình hình nợ q hạn tín chấp tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 57)

Đơn vị: Tỷ đồng Phân loại nợ tín chấp Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 12.290 98,64% 10.518 98,48% 27.899 98,69% Nợ cần chú ý 70,67 0,57% 79,19 0,74% 135,14 0,48%

Nợ dưới tiêu chuẩn 15,84 0,13% 10,68 0,10% 34,65 0,12%

Nợ nghi ngờ 10,86 0,09% 7,94 0,07% 75,93 0,27%

Nợ có khả năng

mất vốn 72,33 0,58% 64,74 0,61% 124,35 0,44%

Tổng 12.460 100% 10.681 100% 28.269 100%

Nguồn: Báo cáo nội bộ giai đoạn 2010-2012 của Vietinbank

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay tín chấp của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 có tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo. Điều này có vẻ khơng hợp lý vì theo lý thuyết rủi ro khi cấp tín dụng khơng có tài sản thường cao hơn rủi ro khi cấp tín dụng có tài sản đảm bảo. Điều này thể hiện qua mức chênh lệch lãi suất cho vay đối với các sản phẩm có tài sản bảo đảm và các sản phẩm tín chấp. Trong giai đoạn vừa qua, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đã đặt yếu tố tài sản đảm bảo lên hàng đầu mà coi nhẹ việc thẩm định các điều kiện cấp tín dụng khác khi thẩm định và xét duyệt cho vay. Trong khi đó, việc đánh giá tài sản đảm bảo (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản đảm bảo, năng lực pháp lý của người thế chấp, cầm cố tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…), quản lý tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cịn rất nhiều

49

rất khó khăn, mất thời gian và chi phí. Ngược lại, đối với các khoản vay không được bảo đảm bằng tài sản, quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay được quy định chặt chẽ, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cũng chính vì vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn đối với các sản phẩm này không cao. Tuy nhiên, riêng nhóm nợ có khả năng mất vốn thì khơng theo xu hướng này, tỷ lệ nợ nhóm 5 ở các khoản vay tín chấp lại cao hơn tỷ lệ nợ nhóm 5 đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo. Với đặc tính là các khoản vay khơng có tài sản đảm bảo nên một khi khách hàng mất khả năng thanh tốn, rủi ro khơng thu hồi được nợ là rất cao.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Nhận diện và phân loại được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro là cơ sở để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, giúp cho việc đưa ra các giải pháp hiệu quả và thiết thực hơn. Từ thực trạng hoạt động tín dụng qua các năm có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại Vietinbank trong thời gian qua như sau:

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Nam

2.3.1.1. Xuất phát từ cán bộ tín dụng

Chưa đánh giá đúng năng lực tài chính thực tế của khách hàng, vẫn tồn tại nhiều trường hợp việc đánh giá chỉ dựa trên báo cáo tài chính nội bộ chưa được kiểm tốn hoặc cán bộ tín dụng góp phần chỉnh sửa báo cáo để đạt chuẩn cho vay của ngân hàng, nới lỏng các quy định cho vay ngân hàng tạo ra rủi ro trong q trình cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng thiếu kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay. Mặc dù các NHTM có quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tn thủ của nhân viên tín dụng. Vì thế các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó với kiểm sốt nội bộ. Việc giám sát khoản vay sau giải ngân thường chưa được thực hiện tốt, dẫn đến nhiều trường hợp không phát hiện kịp thời khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, chưa có sự kiểm tra, giám sát tình hình hoạt

50

động kinh doanh của khách hàng thường xuyên để có thể sớm phát hiện những dấu hiệu suy yếu trong kinh doanh, từ đó có biện pháp thu hồi nợ kịp thời.

Quy mô của hầu hết chi nhánh trong hệ thống cịn nhỏ nên cơng tác phân công quản lý khách hàng không thể thực hiện theo từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nào nên khơng có nhiều kiến thức chuyên ngành dẫn đến rủi ro trong quá trình thẩm định khách hàng.

Thực tế, quy trình cho vay của các ngân hàng được xây dựng khá chặt chẽ và hạn chế hầu hết rủi ro. Vấn đề là rủi ro xảy ra thường do quy trình bị bỏ sót hoặc do nhân viên non kém nghiệp vụ khơng thẩm định, tìm hiểu kỹ lưỡng.

2.3.1.2. Công tác thanh tra giám sát còn hạn chế

VietinBank kiểm tra kiểm soát chủ yếu thực hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Kiểm soát nội bộ có ưu điểm nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề, kiểm sốt ở các chi nhánh có nhiều nợ xấu, trên những hồ sơ nghi ngờ trên hệ thống và lấy ngẫu nhiên để kiểm tra.

Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát nội bộ trong thời gian qua vẫn còn một số bất cập, như chưa kiểm tra sâu sát vào nội dung bên trong mới chỉ kiểm tra trên mặt hình thức các văn bản, mẫu biểu áp dụng… Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, kiểm tra và cảnh báo của mình.

Chất lượng nguồn nhân lực kiểm tra kiểm soát nội bộ là hết sức quan trọng, yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ khá cao, và từng làm qua cơng việc thực tế thì mới có thể tìm ra những lỗ hổng trong hồ sơ tín dụng vốn đã được một số cán bộ tín dụng phụ trách che đậy khá kỹ.

2.3.1.3. Công tác thẩm định

Trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định được xem là bước quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của khoản vay. Do đó, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định cả yếu tố uy tín, năng lực quản trị và năng lực tài chính của khách hàng:

51

thơng tin và khả năng tìm kiếm thơng tin của khách hàng cịn hạn chế. Cán bộ tín dụng khi đánh giá chủ yếu dựa vào cảm tính và chủ quan, như căn cứ vào các quan hệ trong quá khứ như khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, cịn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được.

- Đánh giá năng lực quản trị của khách hàng: Việc đánh giá nguồn nhân lực,

nhất là bộ phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay hồn tồn chưa có cơ sở, chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác. Kết quả là việc đánh giá năng lực quản lý của khách hàng chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất.

- Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: Các thơng tin để làm căn cứ thẩm

định khách hàng, về dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn vay, về tài sản bảo đảm còn hạn chế, thiếu cơ sở khẳng định tính trung thực khách quan của các thơng tin đã gây khó khăn trong việc phân tích tình hình tài chính, tài sản bảo đảm cũng như tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay. Bên cạnh các thơng tin do chính khách hàng cung cấp và nguồn thông tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hầu như khơng có các thơng tin khai thác từ các hiệp hội mà khách hàng tham gia, từ phía bạn hàng của khách hàng, từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, ngoài ra ngân hàng vẫn chưa có được sự liên thơng với các cơ quan thuế, hải quan để kiểm chứng thông tin do khách hàng cung cấp... Với số lượng khách hàng lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, địa bàn hoạt động rộng nên việc thu thập thơng tin về khách hàng rất khó khăn, đặc biệt đối với những khách hàng là các DN ngoài quốc doanh, khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Đối với những dự án có quy mô lớn, những dự án này có tính đặc thù ngành cao, vượt khỏi khả năng thẩm định của cán bộ ngân hàng, nhưng ngân hàng không nhờ đến các chuyên gia thẩm định, tư vấn để đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn. Do áp lực giải quyết các khoản vay mới nên trong quá trình thẩm định xét duyệt hồ sơ, các thông tin trong hồ sơ tín dụng chưa được cán bộ liên hệ đầy đủ tới việc rà soát danh mục và quy trình quản lý danh mục. Việc thẩm định xác định nguồn trả nợ thiếu căn cứ hoặc căn cứ chưa đủ tính pháp lý, không coi trọng và nghe khách

52

hàng cam kết, hứa trả chung chung và chờ đợi sự tự nguyện trả của khách hàng nên kết quả thu rất hồi nợ rất thấp.

- Đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng:

Tài sản bảo đảm được coi là phao cứu sinh của hoạt động ngân hàng, đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi ít nhất là vốn gốc khi rủi ro khách hàng khơng trả được nợ xảy ra. Có trên 75% tài sản bảo đảm của Vietinbank hiện nay là bất động sản. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy, có rất nhiều lý do làm cho tài sản bảo đảm trở thành không đảm bảo, khiến ngân hàng dở khóc dở cười.

Định giá tài sản khơng đúng theo quy định, định giá cao hơn giá trị thực của tài sản đảm bảo, nhận tài sản đảm bảo ngoài khu vực địa bàn cho vay dẫn đến khó khăn trong q trình quản lý tài sản sau cho vay, không thực hiện việc định giá qua công ty thẩm định giá độc lập nên việc định giá tài sản đảm bảo có giá trị lớn và phức tạp chưa phản ánh đúng giá trị thực và không hạn chế được những tiêu cực trong việc định giá tài sản của cán bộ tín dụng. Ngồi ra, cơng tác dự báo trong thẩm định chưa được đề cao, mới chỉ là giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá mà chưa tính đến những biến động giá trị của tài sản sau khoảng thời gian dài sử dụng và bảo quản.

Việc quản lý, phân loại, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được các cán bộ tín dụng làm thường xuyên mà định kỳ hàng năm, chỉ kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu hoặc tài sản khơng cịn ngun trạng… dẫn đến rủi ro ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay.

Quá trình định giá TSBĐ được ngân hàng thực hiện trên cơ sở tham khảo bảng giá đất quy định do Ủy ban nhân dân các Tỉnh Thành phố ban hành hàng năm, tham khảo giá thị trường trên báo mua bán hoặc mạng thông tin internet. Do đa số cán bộ tín dụng tại VietinBank chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn trong ngành thẩm định giá cũng như sự thông thạo về tài sản cần thẩm định, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Chính vì vậy, khi tiến hành định giá, phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được các cán bộ tín dụng sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc nếu định giá thấp, khách hàng khơng hài lịng, nhưng nếu định giá

53

cao ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.

Tâm lý chung của phần lớn cán bộ tín dụng khi cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào TSĐB, điều này sẽ dẫn đến làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay, khơng đánh giá chính xác được hiệu quả và sự an toàn của phương án kinh doanh dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi ro, khách hàng khơng uy tín.

Việc định giá tài sản đảm bảo mang nặng tính chủ quan, thiếu các chuyên gia. Do vậy tài sản bảo đảm hiện nay được các TCTD chấp nhận thường là tài sản khơng q khó để đánh giá. Theo quy định hiện hành giá trị tài sản bảo đảm được đánh giá sao cho gần sát với thị trường nhưng trên thực tế các tài sản chỉ được định giá thấp hơn giá thị trường từ 20% đến 30% (ngoại trừ các tài sản cầm cố là giấy tờ có giá). Với thực tiễn cho vay của các TCTD hiện nay thì khoản vay tối đa bằng 70% giá trị TSĐB vì vậy với cách đánh giá trên giá trị khoản vay chỉ bằng 50% giá trị tài sản bảo đảm.

Trong nhiều trường hợp, Ngân hàng mất tiền vì khơng thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp. Hiện tại vẫn còn rất nhiều món vay có tài sản thế chấp là bất động sản, nhưng qua nhiều năm khách hàng không trả được nợ, sau nhiều năm kiện tụng, vụ kiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và đương nhiên ngân hàng vẫn chưa thể thu hồi nợ. Một phần nguyên nhân là do ngân hàng chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp không được công chứng theo đúng quy định. Bên thế chấp căn cứ vào điểm này để cho rằng, hợp đồng thế chấp vô hiệu nhằm không phải thực hiện trách nhiệm trả nợ với ngân hàng. Ngồi ra, khơng ít trường hợp ngân hàng không thể xử lý tài sản bảo đảm, bởi đây là tài sản chung của hai vợ chồng, nhưng chỉ đứng tên một người và chỉ có một người ký hoặc tài sản thuộc đồng thừa kế của nhiều người, nhưng chỉ một số đồng thừa kế ký hợp đồng thế chấp. Mỗi loại tài sản đảm bảo mang một đặc thù riêng nên rủi ro khi nhận các tài sản đảm bảo khác nhau để đảm bảo cho các khoản vay cũng khác nhau, cụ thể một số trường hợp như sau:

54

Một dự án bất động sản được thế chấp để vay vốn ngân hàng, sau đó lại được ngân hàng cho vay để khách hàng mua các căn hộ của chính dự án đó. Như vậy, rủi ro từ việc cho vay thế chấp tài sản là dự án bất động sản sẽ rất lớn, bởi ngân hàng đã hai lần giải ngân cho hai khoản vay khác nhau mà chỉ có một tài sản bảo đảm. Trường hợp nữa là do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính và dùng tài sản đã thế chấp ngân hàng bán cho khách hàng khác mà ngân hàng không biết dẫn đến không thu hồi được khoản tiền bán tài sản này.

Khi nhận tài sản là bất động sản hình thành trong tương lai: Vật dùng để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tại Điều 342 của BLDS quy định về thế chấp tài sản:“…Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.”. Cũng theo quan điểm này thì người có tài sản hình thành trong tương lai có quyền mang ra thế chấp để vay vốn tại ngân hàng và nhà ở đã có giấy phép xây dựng, đã xây xong hoàn thiện nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là một loại tài sản hình thành trong tương lai, do đó có thể mang ra thế chấp cho ngân

hàng để vay vốn. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý là nếu xảy ra tranh chấp thì phần tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)