CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠTĐỘNG CỦA CƠNG TY TÀI CHÍNH
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạtđộng kinh doanh của các CTTC tại Việt Nam
3.2.5.2 Nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro
Để phòng ngừa các loại rủi ro trong hoạt động, CTTC đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro để xây dựng các chính sách, biện pháp phịng chống rủi ro phù hợp với thực tế hoạt động. Tuy nhiên, CTTC cần lƣu ý một số giải pháp cơ bản phòng chống các loại rủi ro cơ bản là:
- Rủi ro lãi suất
Để loại trừ và giảm thiểu tối đa loại hình rủi ro này, CTTC cần thực hiện phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm đƣa ra nhận định về lãi suất tƣơng lai từ đó cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có của CTTC một cách hợp lý. Tổ chức phân loại các tài sản nợ và tài sản có của CTTC theo từng giai đoạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm từ đó dựa vào phân tích biến động lãi suất trong tƣơng lai (1, 3, 6 tháng hay 1 năm). Sử dụng biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá để đƣa ra những con số cụ thể về lỗ hay lãi nhằm cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho hợp lý. Thực hiện cho vay khách hàng theo lãi suất thả nổi để điều chỉnh tƣơng ứng với tình hình biến động lãi suất theo tình hình thị trƣờng, nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm cảnh báo khi có biến động về lãi suất.
- Rủi ro về tín dụng
CTTC cần xây dựng tỉ trọng, phân bổ hạn mức cấp tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề, ban hành qui chế, qui trình tín dụng, thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để đánh giá và quyết định cho vay với từng đối tƣợng khách hàng, thẩm định và định giá các loại hình tài sản thế chấp cũng nhƣ phân tích dự án khả thi và khả năng tài chính của từng khách hàng để đƣa ra mức cho vay hợp lý, thực hiện qui chế giám sát, kiểm soát, tái thẩm định từ giai đoạn ban đầu nộp hồ sơ cho đến hết đời dự án của một hồ sơ cho vay cấp vốn, các qui định về hoạt động thẩm định, phê duyệt dựa trên nguyên tắc độc lập và theo hạn mức thẩm quyền.
- Rủi ro về hoạt động đầu tƣ tài chính
Quản lý giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tƣ tài chính từ khâu nghiên cứu, phê duyệt đầu tƣ cho đến việc quản lý sau đầu tƣ. Các sản phẩm đầu tƣ tài chính đƣợc chọn lựa theo hình thức gắn kết với một số ngành nghề kinh tế theo những tiêu chí nhất định. Nếu có biến động liên quan đến một trong số những ngành này thì giá trị cổ phiếu của ngành khác sẽ có tác động hỗ trợ trong danh mục đầu tƣ. Việc đầu tƣ tài chính vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau giúp cho CTTC hạn chế đƣợc rủi ro trong hoạt động đầu tƣ.
- Rủi ro về hoạt động ngoại hối
Để giảm thiểu đƣợc rủi ro hoạt động ngoại hối, CTTC cần phân tích để có dự đoán về nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tƣơng lai của khách hàng nhằm có chính sách nắm giữ ngoại tệ một cách hợp lý. Hơn nữa, CTTC cũng cần áp dụng biện pháp phân tích diễn biến xu hƣớng của tỷ giá trong tƣơng lai để đƣa ra các quyết sách phù hợp.
- Rủi ro về thanh khoản
CTTC cần xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lý. Căn cứ trên tình hình thực tế hoạt động để đƣa ra mức dự trữ thanh khoản phù hợp đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn huy động với nguồn vốn sử dụng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của từng loại hình nghiệp vụ.
- Rủi ro về hoạt động
Để hạn chế rủi ro này CTTC cần đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, quản lý và triển khai áp dụng trong toàn hệ thống.