6. Cấu trúc luận văn
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
1.3.1 Khái niệm
Trong thời gian qua, vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã trở nên bức thiết khi có các con số về nợ xấu được công bố. Cho dù được đề cập hay biện luận bằng cách thức nào, thì quản trị rủi ro là cách thức tốt nhất mà tất cả các chủ thể kinh doanh cần thực hiện để không bị mất vốn đầu tư. Trong quản trị rủi ro tín dụng, thì tối đa hóa lợi nhuận cho sở hữu chủ, trở thành ngân hàng thương mại tốt nhất về quản trị rủi ro tín dụng và sử dụng tài sản trong hoạt động cấp tín dụng là hai mục tiêu cốt lõi.
“Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát đấy là quá trình xem xét lại toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó.Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất” (Ngơ Quang Hn, 1998, trang 20).
“Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xem xét, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra nguy cơ từ các hoạt động liên quan đến tín dụng, từ đó có những hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó” (Hồ Diệu, 2002, trang 38).
1.3.2 Mục đích
Như đã đề cập ở trên, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng.
Mục đích của nhà quản trị ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hóa lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được, phù hợp với quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng và phù hợp với quy định của pháp luật (Bùi Thị Kim Ngân, 2008, trang 15).
1.3.3 Quy trình
Vấn đề quan trọng trong quản trị rủi ro là xây dựng một quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ, phù hợp với thị trường và hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.
Bước 1: Nhận diện rủi ro tín dụng
Đây là bước đầu tiên nhằm xác định và tìm hiểu rõ bản chất của các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Do bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp giảm thiểu tổn thất ở mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng phổ biến thường tập trung vào các dấu hiệu tài chính và phi tài chính của khách hàng vay (Ngơ Quang Hn, 2008. Quản trị rủi ro. Đại học Kinh tế TPHCM).
Bước 2: Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mơ hình thích hợp để lượng hố mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và đo lường rủi ro danh mục cho vay. Đối với rủi ro riêng biệt các mơ hình thường
được sử dụng gồm cả định tính và định lượng (Ngơ Quang Huân, 2008. Quản trị rủi ro. Đại học Kinh tế TPHCM).
Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng – Mơ hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh tốn khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khia cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
Tư cách người vay: (Character): cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Năng lực của người vay (Capacity) Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, nguời vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
Thu nhập của người vay (Cashflow): Xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.
Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
Kiểm soát (control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiểu chuẩn của ngân hàng.
(Ngô Quang Huân, 2008. Quản trị rủi ro. Đại học Kinh tế TPHCM).
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mơ hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thơng tin thu nhập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
Mơ hình định lượng về rủi ro tín dụng – Mơ hình chỉ số Z (Altman)
Mơ hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
Z = 1,2X1 +1,4X2+3,3X3+ 0,64 X4 + 0,999 X5 (1) Trong đó:
X1: Tỉ số “Tài sản lưu động /tổng tài sản” X2: Tỉ số “Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”
X3: Tỉ số “Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản”
X4: Tỉ số “Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ” X5: Tỉ số “Doanh thu/ tổng tài sản”
Các biến số trong mơ hình Altman lần lượt phản ánh: X1 – Khả năng thanh toán, X2 – Tuổi của doanh nghiệp và khả năng tích luỹ lợi nhuận, X3 – Khả năng sinh lợi, X4 – Cấu trúc tài chính, X5 – Vịng quay vốn.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ vỡ nợ cao.
Z <1,8: Khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
1,8< Z <2,99: Khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Z >2,99: Khách hàng nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm: Mơ hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và khơng có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn tồn khả năng thanh tốn cả vốn và lãi của khoản vay (Ngô Quang Huân, 2008. Quản trị rủi ro. Đại học Kinh tế TPHCM).
Bước 3: Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro thông thường được sử dụng, gồm: Né tránh; ngăn ngừa rủi ro; giảm thiểu tổn thất; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro.
Né tránh rủi ro : Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro: Chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).
Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro : Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Kỹ thuật này thường sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tư chứng khốn. (Ngơ Quang Huân, 2008. Quản trị rủi ro. Đại học Kinh tế TPHCM).
Bước 4: Tài trợ rủi ro tín dụng
Là việc sử dụng những kỹ thuật, công cụ để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Trong quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường dùng phổ biến một số công cụ:
Bù đắp tổn thất bằng quỹ dự phòng rủi ro
Bán nợ: Hoạt động bán nợ gồm hai loại chính: Bán nợ tham gia (Participation loan) và chuyển nhượng nợ (assignment)
Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap) Hợp đồng quyền tín dụng (Credit option) Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro Chứng khốn hố các khoản vay
(Ngơ Quang Hn, 2008. Quản trị rủi ro. Đại học Kinh tế TPHCM).
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng
1.3.4.1 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng
Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng, rủi ro đó có thể phát sinh từ việc sử dụng vốn sai mục đích hoặc khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay. Đối với trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Nó biểu hiện là hành động có chủ ý của người vay, được tính tốn chuẩn bị trước nhằm mục đích chiếm đoạt tiền vay của
báo cáo tài chính, hay làm các hóa đơn, chứng từ mua bán khống…để vay được vốn của ngân hàng sau đó sử dụng tiền vay không đúng mục đích dẫn đến khơng trả được nợ. Trường hợp thứ hai, khách hàng có ý muốn trả nợ nhưng đang gặp khó khăn về tài chính tạm thời do những yếu tố khách quan ngoài ý muốn của khách hàng (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
Bên cạnh đó, mơi trường pháp lý cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Điển hình như sự quản lý kém hiệu quả của cơ quan pháp luật địa phương, cụ thể như trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động của Ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và gặp nhiều vướng mắc. Đồng thời là sự thanh tra kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
Mơi trường tự nhiên và kinh tế xã hội cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém trong rủi ro tín dụng như sự biến đổi của mơi trường tự nhiên, thay đổi của khí hậu như: hạn hán, lũ lụt, động đất…cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của dân cư trong nước và các đơn vị kinh tế vì nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp. Đối với hoạt động kinh tế, việc tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm nợ xấu gia tăng khi tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến các doanh nghiệp cũng như các khách hàng cá nhân thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kếm gặp nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng khác thu hút. Ngồi ra, sự biến động liên tục và khó dự đốn được của nền kinh tế thế giới cũng tác động lên các khách hàng đang vay vốn tại các ngân hàng làm ảnh hưởng khả năng trả nợ của họ (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
1.3.4.2 Các yếu tố bên trong ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng như việc tăng cường nhiều phòng/ban tách bạch trong việc thẩm định và phê duyệt tín dụng làm tăng tính minh bạch trong khâu xét duyệt cho vay sẽ phần nào giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng. Cơ cấu tổ chức sơ sài và lỏng lẽo thì rủi ro hoạt động đối với hoạt động tín dụng càng tăng (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
Bên cạnh đó, việc ban hành một chính sách tín dụng và quy trình tín dụng có vai trị rất lớn, đó là kim chỉ nam trong hoạt động tín dụng và giúp hoạt động tín dụng được vận hành một cách nhanh chóng và an tồn. Một chính sách tín dụng hoặc quy trình tín dụng lỏng lẽo sẽ là nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thêm vào đó việc đánh giá rủi ro tín dụng sẽ thể hiện nhận thức về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nếu đánh giá rủi ro tín dụng sai từ ban đầu thì khoản vay sẽ có nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu cao hơn (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
Đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thể hiện ở đạo đức kinh doanh và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Một cán bộ kém về năng lực, trình độ chun mơn có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ bị tha hóa về đạo đức mà giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong cơng tác tín dụng. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cịn hạn chế dẫn đến hàng loạt các nguyên nhân sau: thiếu khả năng phân tích khách hàng như khả năng phân tích thẩm định dự án nên nhiều khi cho vay mà khơng đánh giá được tính khả thi của dự án, hoặc khơng phân tích được báo cáo tài chính một cách chính xác, khơng biết được năng lực thật sự của khách hàng (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
Hệ thống thông tin, báo cáo của ngân hàng cần đầy đủ, chi tiết và kịp thời để trang bị cho cán bộ ngân hàng những thơng tin kịp thời về rủi ro tín dụng. Một ngân hàng yếu kém về hệ thống thông tin sẽ trở nên lạc hậu thiếu hiểu biết đối với những rủi ro tín dụng đã phát sinh ngồi thực tế (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
Cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các ngân hàng còn lỏng lẻo, kiểm sốt nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay từ khi phát sinh vấn đề và tính sâu sát của kiểm sốt viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, cơng việc kiểm sốt nội bộ của các ngân hàng hầu hết chỉ tồn tại trên hình thức (Nguyễn Trần Lí Na, 2013).
Như đã làm rõ ở trên, luận văn chỉ tập trung vào các yếu tố bên trong ngân hàng để phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp cho những yếu tố đó.
1.3.5 Vai trị quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng
Ngày nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trị cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Do đó, việc tìm kiếm, đánh giá, thẩm định và quản lý tốt sau cho vay đối với các khoản vay sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, đồng thời tất yếu sẽ giảm nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng. Chính vì vậy.hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết, nó giúp cho các ngân hàng có cơ sở để quản lý và kiểm sốt tốt các hoạt động tín dụng theo đúng định hướng của Nhà nước và cung ứng vốn một cách hiệu quả nhất cho nền kinh tế.
Tóm tắt: chương 1 đã tổng quát lý thuyết về tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng, cho chúng ta có cái nhìn khái quát về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Tiếp theo, chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng của hoạt động này tại PG Bank từ đó đánh giá được hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank và đề xuất giải pháp hồn thiện nó trong tương lai.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK) GIAI ĐOẠN 2010-2014 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)