6. Cấu trúc luận văn
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014
2.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng
Chính sách tín dụng
Như phần trên ta đã phân tích bức tranh tổng thể về hoạt động tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014, đó cũng là một phần đường lối, chính sách, chủ trương đối với hoạt động cho vay cũng như thể hiện khẩu vị rủi ro tín dụng của các nhà lãnh đạo ưa thích hay ngại rủi ro.
Chính sách tín dụng của PG Bank giai đoạn 2010-2014 có thể được tóm tắt như sau:
Các đối tượng ưu tiên cấp tín dụng:
KHDN có quy mơ vừa và nhỏ (SME), sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng và chấp hành tốt việc luân chuyển tài khoản qua PG Bank, tập trung vào những khách hàng có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
KHDN xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển về tài khoản tại PG Bank.
Các đối tượng hạn chế cấp tín dụng:
Các khách hàng mới thuộc ngành thép và các khách hàng cũ thuộc ngành này có nhu cầu tăng hạn mức thì phải trình Ban Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt.
Tiếp tục thực hiện dừng cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán và kinh doanh bất động sản.
Hạn chế cấp tín dụng trung và dài hạn để đầu tư dự án, đầu tư tài sản cố định. Chính sách cho vay bán lẻ:
Các ĐVKD xem xét cho vay KHCN và hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có doanh thu bình qn 02 năm gần nhất nhỏ hơn 20 tỷ đồng (MSME) có nhu cầu và mục đích vay vốn trong các lĩnh vực sau:
Sửa chữa nhà và mua nhà để ở có nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay.
Mua phương tiện đi lại và kinh doanh. Cho vay du học
Cho vay tiêu dùng, cho vay theo sản phẩm tín chấp tiêu dùng, thấu chi tài khoản đối với cán bộ PG Bank hoặc khối Petrolimex
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá do PG Bank phát hành
Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với hộ kinh doanh, doanh nghiệp MSME. Nhìn chung, PG Bank định hướng tập trung cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ do có thể khai thác nhiều lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ và điều này cũng thể hiện rõ qua dư nợ theo đối tượng khách hàng đã phân tích trên. Bên cạnh đó, PG Bank cũng hạn chế cho vay một số ngành nghề như thép, kinh doanh chứng khốn, bất động sản do tình hình kinh tế chung của các ngành này đang
gặp khó khăn. Tuy nhiên, như đã phân tích thực trạng cho vay tại PG Bank ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu doanh nghiệp lại tập trung ở nhóm ngành xây dựng liên quan đến ngành thép và bất động sản và cho vay tín chấp tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao ở nhóm ngành này có thể do một phần ảnh hưởng từ thị trường nói chung và chính sách tín dụng đưa ra nhưng thực tế lại khơng áp dụng và cũng khơng có cơ chế kiểm tra, kiểm sốt.
Đối với chính sách cho vay bán lẻ lĩnh vực cho vay sửa chữa nhà và cho vay tín chấp tiêu dùng được xem xét cấp tín dụng, tuy nhiên đây là hai sản phẩm cho vay phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu giai đoạn 2010-2014 tại PG Bank. Điều này cho thấy PG Bank ban hành chính sách tín dụng nhưng khâu thẩm định khách hàng, quy trình cấp tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng quá lỏng lẽo nên dẫn đến hiệu quả của chính sách tín dụng không cao. Số liệu cho vay phân loại theo các đối tượng và sản phẩm vay của chính sách tín dụng từ giai đoạn 2010-2014 được trình bày tại (Phụ lục số 01-Bảng 04).
Kết quả khảo sát cán bộ ngân hàng cũng cho ta thấy điều đó khi chính sách cho vay khơng hiệu quả được nhiều người chọn là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao đối với sản phẩm vay tín chấp tiêu dùng với điểm trung bình gần 4.0 được trình bày chi tiết tại (Phụ lục số 05-Bảng 01). Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ cho rằng chính sách tín dụng của PG Bank ban hành đã tương đối theo sát được thực tế tình hình thị trường và khả năng cạnh tranh của ngân hàng với điểm trung bình 3.2 và cũng được trình bày tại (Phụ lục số 05-Bảng 09).
Trên là chính sách tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014, bên cạnh đó PG Bank cũng xây dựng một cơ chế phê duyệt tín dụng để vận hành chính sách tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 (nhận diện và kiểm sốt rủi ro tín dụng)
Hội đồng tín dụng
Hội đồng tín dụng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng thuộc trụ sở chính của PG Bank được thành lập theo quyết định số 328-10/QĐ-
HĐQT ngày 20/09/2010, có chức năng thực hiện xét duyệt và quyết định cao nhất về các vấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, mở thư tín dụng (L/C), chiết khấu…)
Uỷ quyền phán quyết
HĐQT uỷ quyền cho Tổng giám đốc được phê duyệt cấp tổng hạn mức/hạn mức tín dụng cho một khách hàng tối đa 80 tỷ đổng và cấp tín dụng trung dài hạn cho một khách hàng tối đa 60 tỷ đồng, cấp tín dụng cho một nhóm khách hàng có liên quan tối đa 300 tỷ đồng, trong trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt của Tổng giám đốc thì sẽ trình lên HĐTD.
Trong phạm vi thẩm quyền phán quyết của mình Tổng giám đốc được uỷ quyền cho các cán bộ cấp thấp hơn phê duyệt cấp tín dụng cho một khách hàng và/hoặc nhóm khách hàng liên quan phù hợp với trình độ chun mơn và năng lực tại (Phụ lục số 06).
Quy định chi tiết về giới hạn cấp tín dụng theo TSBĐ như bảng trên:
TSBĐ nhóm 1: Giấy tờ có giá do PG Bank phát hành; giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành (bao gồm sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu); các khoản tiền gửi bằng VNĐ hoặc ngoại tệ khác được PG Bank chấp thuận.
TSBĐ nhóm 2: Tài sản bảo đảm khác không phải là TSBĐ nhóm 1 thuộc thẩm quyền của người uỷ quyền, phù hợp với quy định của PG Bank và pháp luật về nhận TSBĐ hiện hành.
TSBĐ nhóm 3: Khơng có TSBĐ
Tất cả các phê duyệt tín dụng của các cấp phê duyệt cá nhân phải căn cứ trên cơ sở đề xuất và thẩm định của ĐVKD. Cấp phê duyệt có trách nhiệm xem xét tổng thể hồ sơ cấp tín dụng; tham chiếu các quy định hiện hành của PG Bank của pháp luật và ý kiến tái thẩm định độc lập bằng văn bản của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng-Khối Quản lý rủi ro để đưa ra quyết định phê duyệt tín dụng theo quy định của PG Bank.
Ở trên là tổng quan thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 nó có những điểm giống và khác so với một vài ngân hàng khác và được
trình bày chi tiết tại (Phụ lục số 07). Ta có thể khái quát một số điểm giống và khác nhau như sau:
Giống nhau:
HĐTD là cấp phê duyệt cấp tín dụng cao nhất Khác nhau:
Do quy mơ lớn nên Techcombank có HĐTD miền là cơ quan cao nhất về phê duyệt tín dụng tại khu vực Bắc, Trung và Nam cịn PG Bank và NCB thì khơng có. Trong tương lai nếu PG Bank mở rộng hoạt động thì nên thành lập HĐTD miền để kiểm sốt kỹ hơn hoạt động tín dụng tại ngân hàng mình.
Cấp phê duyệt tín dụng cá nhân: PG Bank và NCB là Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và các Giám đốc khối, đây là mơ hình phổ biến tại các ngân hàng TMCP đảm bảo phê duyệt tín dụng có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao, chịu trách nhiệm trực tiếp với quyết định của mình, gắn quyền lợi trách nhiệm cá nhân với lợi ích của ngân hàng. Tuy nhiên, mơ hình này có nhược điểm là dễ xảy ra tình trạng lợi dụng chức quyền phê duyệt các khoản tín dụng xấu nhằm trục lợi dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu làm tổn thất nguồn vốn của ngân hàng. Để hạn chế tình trạng này, Techcombank xây dựng mơ hình phê duyệt tín dụng cá nhân là các chun gia thuộc khối quản trị rủi ro ngoài việc được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, những chuyên gia này còn được xác định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn. Với cấp bậc gần như là những chuyên viên bình thường hoặc cao hơn là Trưởng/Phó phịng và được hưởng lương cũng như các chế độ tương tự như các chuyên viên phòng ban khác nhưng trách nhiệm thì cao hơn, do đó có thể hạn chế phần nào việc lợi dụng chức vụ để phê duyệt các khoản tín dụng xấu.
Khi so sánh chi tiết từng mức phê duyệt tín dụng giữa PG Bank và NCB ta có thể thấy, mức phê duyệt tối đa của Tổng giám đốc đối với một khách hàng tại PG Bank thấp hơn so với NCB. Điều này cho thấy thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại
PG Bank là tương đối an tồn so với ngân hàng khác có cùng quy mơ và đảm bảo về mặt quản trị rủi ro tín dụng.
Kết quả khảo sát về thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại PG Bank được trình bày tại (Phụ lục số 05-Bảng 08) cho thấy nhiều người đồng tình cho rằng mơ hình
phê duyệt tín dụng đảm bảo sự minh bạch và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh trong q trình cấp tín dụng với điểm trung bình là 4.01.
Quy định, quy trình nhận TSBĐ tại PG Bank (nhận diện và kiểm sốt rủi ro tín dụng)
Quy trình nhận tài sản đảm bảo tại PG Bank có những điểm tương đồng và cả những điểm khác biệt so với một số ngân hàng TMCP khác được trình bày chi tiết tại (Phụ lục số 08).
Dưới đây là tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSĐB của một số loại tài sản thông dụng tại PG Bank và một số ngân hàng khác. Tỷ lệ cho vay trên TSĐB hợp lý, an tồn cũng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo khách hàng có đủ nguồn vốn vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng
Loại tài sản PG Bank Techcombank NCB
Bất động sản Tối đa 70% Tối đa 85% Tối đa 70%
Phương tiện vận tải Tối đa 70% Tối đa 70% Tối đa 70% Hàng hoá, nguyên vật liệu Tối đa 70% Tối đa 80% Tối đa 60%
Quyền đòi nợ Tối đa 70% Tối đa 80% Tối đa 60%
Bảng 2: Tỷ lệ đảm bảo tiền vay của một số loại tài sản tại PG Bank giai đoạn 2010- 2014 và một số ngân hàng TMCP khác
(Nguồn: Tài liệu nội bộ PG Bank và một số ngân hàng TMCP khác)
Qua phân tích trên ta thấy, quy trình thẩm định tài sản tại PG Bank và một số ngân hàng khác có điểm giống và khác nhau.
Thẩm định và xét duyệt TSĐB:
Giống nhau: CBQHKH đều là đầu mối tiếp nhận hồ sơ TSĐB do là người trực tiếp tiếp xúc, thẩm định khách hàng.
Khác nhau: Công tác định giá TSĐB tại PG Bank do Phịng Quản lý tín dụng thực hiện và kết hợp với CBQHKH, tại NCB Phòng định giá và Phịng Quản lý tín dụng chịu trách nhiệm chính trong việc định giá (CBQHKH có thể hỗ trợ khi cần). Tuy nhiên, tại Techcombank việc định giá gần như do một công ty chuyên nghiệp liên kết với Techcombank thực hiện. Do quy mô Techcombank lớn hơn so với PG Bank và NCB nên việc thành lập một công ty chuyên về thẩm định tài sản là điều hoàn toàn hợp lý, đảm bảo cơng tác thẩm định chính xác, an tồn, minh bạch , hạn chế tối đa việc thơng đồng trục lợi gây thất thốt cho ngân hàng. Trong khi đó, PG Bank và NCB có sự tham gia của CBQLTD đã hạn chế sự tham gia của CBQHKH tăng tính minh bạch trong cơng tác định giá đảm bảo tỷ lệ cho vay hợp lý và hạn chế rủi ro tín dụng.
Phân luồng định giá: Tại PG Bank mức giá trị tài sản là bất động sản từ 10 tỷ đồng trở xuống do Phòng định giá tại chi nhánh định giá và các loại tài sản khác như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng hố ngun vật liệu và quyền đòi nợ đều do Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh định giá thì rủi ro hơn nhiều so với các ngân hàng khác, trong khi NCB mức giá trị tài sản từ 5 tỷ đồng trở lên đã thuộc Phòng định giá và Phịng Quản lý tín dụng trực thuộc Hội sở phụ trách, cịn Techcombank thì tài sản trị giá trên 1 tỷ đồng thì thẩm quyền định giá thuộc công ty thẩm định LA+. Rõ ràng phân luồng định giá tài sản tại PG Bank còn lỏng lẽo và dễ phát sinh rủi ro tín dụng khi các tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền định giá tại chi nhánh mà chi nhánh thì ln hoạt động vì lợi nhuận và chỉ tiêu kinh doanh do đó có thể bỏ qua các nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.
Hồn thiện thủ tục nhận TSĐB, ký kết hợp đồng và quản lý TSĐB
Giống nhau: Công tác phong toả tài sản như giấy tờ có giá, niêm phong, kiểm kê và bàn giao tài sản là hàng hoá cũng như việc soạn thảo hợp đồng tài sản liên quan không do đơn vị kinh doanh trực tiếp thực hiện, do đó giảm thiểu được các rủi ro về đạo đức, pháp lý tài sản khi được thế chấp/cầm cố tại ngân hàng.
Khác nhau: Việc soạn thảo hợp đồng tài sản liên quan tại PG Bank và NCB do Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh trực tiếp thực hiện, sau đó đi cơng chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo, còn tại Techcombank việc soạn thảo được thực hiện tập trung tại trung tâm kiểm sốt tín dụng (CCA) trực thuộc Hội sở, sau đó CBQHKH sẽ đi cơng chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo dưới sự kiểm soát về mặt chứng từ của CCA. Ta có thể thấy việc soạn thảo hợp đồng liên quan đến tài sản tại Techcombank chặt chẽ và kiểm sốt được rủi ro khi khơng xử lý được tài sản hơn PG Bank và NCB do trách nhiệm soạn thảo và công chứng hợp đồng liên quan đến tài sản thuộc về Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh cơ bản giảm thiểu phần nào sự thông đồng của CBQHKH và khách hàng, tuy nhiên Hội sở không thể kiểm sốt được nội dung để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng do đó có thể phát sinh rủi ro không xử lý được tài sản.
Tương tự như công tác soạn thảo hợp đồng liên quan đến tài sản, quản lý tài sản sau vay như định giá lại, kiểm kê, mua bảo hiểm …đều do Phịng Quản lý tín dụng tại chi nhánh thực hiện đối với PG Bank và NCB và do CCA thực hiện trên hệ thống đối với Techcombank do đó việc hạn chế rủi ro tín dụng của Techcombank tốt hơn hai ngân hàng còn lại.
Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB: Nhìn chung tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB tại PG Bank thấp hơn Techcombank do đó phần nào hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, tuy nhiên đối với hàng hoá, nguyên vật liệu và quyền đòi nợ tỷ lệ này lại cao hơn so với NCB do đó PG Bank cần xem lại tỷ lệ này cho hợp lý với thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng mình và tham khảo tại các ngân hàng khác có quy mơ tương đối giống với PG Bank để hạn chế rủi ro tín dụng.
Tổng quan, quy trình thẩm định tài sản tại PG Bank tương đối chặt chẽ, tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế so với Techcombank và NCB do đó dễ phát sinh rủi ro, tổn thất cho ngân hàng hơn hai ngân hàng cịn lại khi khơng xử lý được tài sản. Kết quả khảo sát liên quan đến quy trình nhận tài sản tại PG Bank (Phụ lục
tài sản lớn thuộc Phịng Quản lý tín dụng định giá sẽ gây rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng với điểm trung bình là 4.005.
Chính sách tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 cơ bản phù hợp với