Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolime

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (PG bank) (Trang 40 - 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolime

Petrolimex (PG Bank) giai đoạn 2010-2014

2.2.1 Tình hình cho vay và dư nợ

Kinh tế thế giới năm 2010 đã cho thấy những dấu hiệu hồi phục rõ rệt từ sau khủng hoảng, trong bối cảnh đo, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng tốcnhanh với tốc độ tăng GDP đạt 6,78%. Tuy nhiên, tổng quan kinh tế Việt Nam trong môi trường kinh doanh vĩ mơ cịn nhiều bất ổn với tỷ lệ lạm phát vọt lên 11,75%, nhập siêu vẫn ở mức cao 12,4 tỷ USD, thị trường ngoại hối có những biến động mạnh và sự ảm đạm vẫn bao trùm thị trường chứng khoán trong nước. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng đã tận dụng được những cơ hội nhưng cũng gặp khơng ít thách thức từ mơi trường kinh doanh trong nước và thế giới.

Tổng kết hoạt động tín dụng tại PG Bank trong năm 2010, đã mang lại các con số tương đối khả quan như: Tính đến 31/12/2010, dư nợ toàn ngân hàng đạt 10.886 tỷ đồng, tăng trưởng 73,7% so với năm 2009.Song song với việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng, cơng tác kiểm sốt tín dụng trước, trong và sau khi giải ngân được thực hiện một triệt để và chặt chẽ, giúp PG Bank nói chung kiểm sốt tốt các khoản cho vay, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,42% tương đối thấp và an tồn.

Năm 2011 với tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao (18,13%), tăng trưởng GDP thấp (5,89%) và bên cạnh đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng gặp nhiều thử thách với tỷ lệ nợ xấu tăng cao,

thanh khoản yếu kém là những vấn đề mà cả hệ thống phải cùng nhau đối mặt và giải quyết trong thời gian dài. Với riêng PG Bank trong năm 2011 nhằm thực hiện một cách nghiêm túc chủ trương NHNN trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, PG Bank đặt ra chính sách tín dụng thận trọng, đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Tổng dư nợ cho vay cả năm 2011 chỉ tăng 11,2% so với năm 2010, đạt mức 12.112 tỷ đồng. Tuy nhiên, với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp nhưng tỷ lệ nợ xấu PG Bank lại tăng lên đến 2,06% đã đặt ra câu hỏi về cơng tác kiểm sốt, quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đã được thực hiện triệt để đến đâu và được thực hiện như thế nào?

Sang năm 2012, tình hình kinh tế vĩ mơ tiếp tục gặp nhiều khó khăn với sức mua hạn chế, tồn kho tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, làm nợ xấu tăng cao và lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Từ đó, các doanh nghiệp e dè trong việc sử dụng vốn vay mặc dù lãi suất đã giảm. Các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ của Chính phủ về cơ bản phát huy tác dụng, lạm phát giảm còn 6,81% nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03% - mức thấp nhất trong hơn 10 năm trởlại đây. Trong bối cảnh đó, PG bank tích cực triển khai các chương trình khuyến mại nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Kết quả, tổng cho vay đối với nền kinh tế tại 31/12/2012 đạt 13.787 tỷ đồng, tăng 1.675 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 13,8% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 8,44% cho thấy PG Bank cần xem xét lại hệ thống quản trị rủi ro tín dụng để khắc phục những điểm yếu trong các khâu từ tiếp nhận đến quản lý sau vay.

Tiếp nối những khó khăn năm 2012, năm 2013 kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp vớiGDP cả nước tăng 5,42%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục giảm; tổng cầu của nền kinh tế chưa cónhiều cải thiện mặc dù Chính phủ đã thực thinhiều giải pháp. Thị trường tài chính - tiền tệ năm 2013 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng với những chính sách hợp lý của NHNN, vấn đề thanh khoản của toàn hệ thống được bảo đảm, lai suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao, và đặc biệt quá trinh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang diễn ra

khá thuận lợi. Trong năm 2013 đánh dấu việc thanh lập công ty VAMC cũng đã hỗ trợ phần nào cho các ngân hàng gặp khó khăn, trong đó có PG Bank, tuy nhiên tốc độ xử lý nợ xấu tồn ngành cịn chậm cho thấy khó khăn vẫn tiếp tục hiện hữutrong những năm tới và quá trình xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian dài. Trước tình trạng trên, PG Bank chủ động thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, cấp tín dụng có chọn lọc đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng vốn và kiểm soát rủi ro. Đến 31/12/2013, tổng cho vay đối với nền kinh tế đạt 13.867 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 13.787 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh cịn 2,98% cho thấy cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank đã được đẩy mạnh một cách hiệu quả.

Hoạt động tín dụng PG Bank khép lại trong năm 2014 với tổng dư nợ là 14.507 tỷ đồng tăng 4,62% so với năm 2013, chất lượng tín dụng tăng với 2,48% tỷ lệ nợ xấu giảm 16,78% so với năm 2013. Đó là một tín hiệu tốt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao;sức ép nợ xấu cịn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Chính vì vậy, PG Bank tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng cường các chính sách để thúc đẩy tín dụng bán lẻ, đảm bảo hiệu quả và kiểm soát rủi ro.

Trên đây là tổng quan tình hình cho vay tại PG Bank giai đoạn 2010-2014, nhìn chung, tổng dư nợ tăng đều qua các năm trong khi đó chất lượng tín dụng lại không ổn định tăng giảm qua các năm và đạt đỉnh là 8,44% trong năm 2012 tuy nhiên đến năm 2014 con số này đã giảm cịn 2,48%. Qua đó, ta thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank đang tồn tại những ưu và nhược điểm cần được phát huy cũng như khắc phục để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro trong tương lai.

Phần tiếp theo sẽ trình bày phân loại chi tiết về hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng, mục đích vay vốn và loại tài sản đảm bảo, đồng thời là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 để có cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại PG Bank.

2.2.2 Cơ cấu cho vay

2.2.2.1Theo đối tượng khách hàng (Phụ lục số 01-Bảng 01)

Đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau trong việc cho vay đối với từng loại khách hàng.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 tập trung chủ yếu ở loại hình cơng ty TNHH, cơng ty CP ngồi khu vực Nhà nước và cá nhân hộ kinh doanh với dư nợ có xu hướng giảm tương đối theo thời gian. Cơ cấu này tương đối hợp lý với ngân hàng có quy mơ nhỏ như PG Bank, mặc dù có vốn sở hữu Nhà nước nhưng tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu (Phụ lục số 01-Hình 2.3, 2.4)cũng tập trung ở đối tượng cá nhân và doanh nghiệp ngoài Nhà nước cho thấy hoạt động tín dụng tại PG Bank không mang lại hiệu quả, cho vay nhiều nhưng chất lượng tín dụng thấp khơng mang lại lợi nhuận cao.

2.2.2.2 Theo ngành nghề cho vay (Phụ lục số 01-Bảng 02)

Ngành nghề/mục đích vay khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau gây ra rủi ro tín dụng do đó cần phân loại để phân tích đúng thực trạng hoạt động tín dụng tại PG Bank.

PG Bank cho vay tập trung ở các ngành nghề như: nông lâm, thuỷ sản, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn, bán lẻ sửa chữa xe và vận tải kho bãi. Dư nợ các nhóm ngành này đều có xu hướng giảm ngoại trừ nông lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên khi phân tích tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu thì tác giả đã phân chia theo mục đích vay tương ứng với ngành nghề để phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cụ thể và chi tiết hơn. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu (Phụ lục số 01-

Hình 2.5, 2.6) phát sinh ở nhóm cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh đối với cá

nhân, và nhóm ngành xây dựng đối với doanh nghiệp.

2.2.2.3Theo loại tài sản đảm bảo (Phụ lục số 01-Bảng 03)

Tài sản đảm bào là nguồn thu thứ hai để trả nợ cho ngân hàng và cũng chính là giải pháp để giảm thiểu tổn thất cho khoản vay phát sinh rủi ro tín dụng, chính vì vậy đối với mỗi loại tài sản khác nhau, ngân hàng sẽ có những quy định cho vay khác nhau, do đó cần phân tích cơ cấu theo loại tài sản để xem xét đánh giá tính hiệu quả trong việc làm giảm tổn thất từ rủi ro tín dụng tại PG Bank.

Dư nợ theo loại tài sản đảm bảo tại PG Bank chủ yếu là bất động sản, tiếp theo là quyền đòi nợ và hàng hố, xe ơ tơ chiếm tỷ trọng tương đối thấp nhưng có xu hướng tăng lên theo thời gian trong khi các loại tài sản khác có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ xấu (Phụ lục số 01-Hình 2.7, 2.8) của các khoản vay đảm bảo bằng bất động sản cũng chiếm tỷ trọng cao nhất cho thấy khả năng giảm thiểu tổn thất từ các khoản vay xấu là tương đối tốt do giá trị bất động sản ít biến động. Các khoản vay đảm bảo bằng xe ô tơ và hàng hố phát sinh nợ q hạn, nợ xấu tương đối thấp.

Bên cạnh số liệu về nợ q hạn và nợ xấu thì trích lập dự phịng cũng là một trong những chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng.

Hình 2.9: Trích lập dự phịng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 (Nguồn: Báo cáo thường niên PG Bank) (Nguồn: Báo cáo thường niên PG Bank)

- 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 2010 2011 2012 2013 2014 Trích lập dự phịng giai đoạn 2010- 2014 Dự phịng chung Dự phịng cụ thể

Trích lập dự phịng tại PG Bank tăng cao nhất trong năm 2012 sau đó giảm mạnh và ổn định giai đoạn 2013-2014 tương ứng với tình hình nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn này.

Trên đây là tổng quan tình hình hoạt động tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014, qua đó ta thấy nổi bật tình hình nợ q hạn, nợ xấu tập trung chủ yếu ở khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, đối với mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tương đối thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp phát sinh chủ yếu ở nhóm ngành xây dựng, tiếp đến là xăng dầu.

Phần tiếp theo, tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank dựa trên tình hình chất lượng tín dụng ở trên và kết quả khảo sát từ các cán bộ ngân hàng để đánh giá hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, tìm ra ngun nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao ở các đối tượng và nhóm ngành nói trên. Song song đó là rà sốt, phân tích các văn bản, cơ chế điều hành, và quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo cơ sở lý thuyết để phát hiện kịp thời những bất cập đang tồn tại tại PG Bank nhằm loại bỏ hoàn toàn những nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng đối với các khoản vay chưa phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (PG bank) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)