Sơ đồ mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật tại công ty TNHH máy công nghiệp tan chong việt nam chi nhánh bình dương (Trang 30)

Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm và đảm bảo được hiệu quả, hành vi của nhân viên và có thể là người ảnh hưởng lớn đến kết quả của tổ chức. Hành vi của lãnh đạo tác động đến ý thức, quan điểm, sự ràng buộc nhân viên và văn hố của tổ chức thơng qua một chuỗi sự kiện cụ thể được liên kết với nhau. Đây chính là nhân tố tồn tại của một tổ chức, tạo ra môi trường cho phép nhân viên làm việc với lịng đam mê và thực hiện cơng việc hiệu quả. Ngược lại hành vi lãnh đạo trong các tổ chức khơng hiệu quả chính là một trong những nguyên nhân chính gây giảm năng suất và tâm lý nhân viên (Lim và Cromartie, 2001).

1.3.6 Mối quan hệ với đồng nghiệp

Đồng nghiệp: là người làm người làm chung trong một công ty, tổ chức, là

Quan tâm đến những nhu cầu của con người nhằm thỏa mãn các mối quan hệ tạo ra sự thoải mái và thân thiện

Tập trung vào kết quả công việc trên cơ sở tạo ra các điều kiện làm việc theo đó yếu tố quan tâm con người ở mức tối thiểu

Quan tâm đến những nhu cầu của con người nhằm thỏa mãn các mối quan hệ tạo ra sự thoải mái và thân thiện

Cùng làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ tin cậy, chia sẻ mục tiêu chung

Quan tâm đến những nhu cầu của con người nhằm thỏa mãn các mối quan hệ tạo ra sự thoải mái và thân thiện

người thường xuyên trao đổi, chia sẻ với nhau về công việc. Và trong nghiên cứu này đồng nghiệp khơng bao gồm những người lãnh đạo mình.

2

Quan hệ với các đồng nghiệp cũng chính là quan hệ nơi làm việc trong cùng tổ chức. Quan hệ nơi làm việc tốt nghĩa là nhân viên cảm nhận được rằng họ được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và phối hợp trong cơng việc tốt, điều đó giúp họ tự tin để hồn thành cơng việc tốt hơn.

Ngày nay các tổ chức đều khuyến khích làm việc theo nhóm, việc thực hiện các dự án thì đều có sự liên quan, gắn chặt giữa nhiều nhân viên với nhau (Marchington, 2000). Sự gắn bó này thể hiện rõ nhất thơng qua tinh thần đồng đội trong công việc.

Tinh thần đồng đội của nhân viên được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối hợp hài hồ, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trọng, yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp trong cùng một tổ chức.

Theo Clarke (2001), nhân viên sẽ ở lại cơng ty nếu họ có mối quan hệ gắn bó, tốt đẹp với những đồng nghiệp của họ. Quan hệ đồng nghiệp tốt đề cập đến sự thân thiết và mức độ quan tâm lẫn nhau. Sự tương tác này có tác dụng đến tâm lý của mỗi người, theo Jablin, 1987, quan hệ nơi làm việc tốt giúp giảm căng thẳng trong công việc cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Ngược lại, khi họ cảm nhận rằng mối quan hệ nơi làm việc không tốt họ sẽ khơng đủ động lực phấn đấu cho mơi trường đó và dễ dẫn tới quyết định nghỉ việc. Nhân viên sẽ ở lại với tổ chức khi họ có mối quan hệ mạnh mẽ với các đồng nghiệp nơi họ làm việc.

1.3.7 Đánh giá kết quả lao động

Các chương trình đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 khi cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt, các doanh nghiệp bắt buộc phải chú trọng và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu trong công việc. Đánh giá kết quả thực hiện cơng việc chính thức được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như:

 Cung cấp thơng tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác, từ đó, giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm nếu có trong q trình làm việc.

 Kích thích, động viên nhân viên có những ý tưởng sáng tạo, phát triển nhận thức về trách nhiệm, và thúc đẩy nỗ lực thực hiện công việc tốt hơn thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận, hỗ trợ.

 Lập các kế hoạch nguồn nhân lực: Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc lập kế hoạch nguồn nhân lực như đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức ...

 Phát triển nhân viên thông qua việc giúp tổ chức xác định người lao động nào cần đào tạo, đào tạo ở lĩnh vực nào để phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân và đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp.

 Truyền thông, giao tiếp làm cơ sở cho những cuộc thảo luận giữa cấp trên và cấp dưới về vấn đề liên quan đến công việc. Thông qua sự tương tác và quá trình phản hồi hiệu quả, hai bên hiểu nhau tốt hơn, quan hệ tốt đẹp hơn. Đồng thời, phát triển sự hiểu biết về công ty thông qua đàm thoại về các cơ hội và hoạch định nghề nghiệp.

Đánh giá kết quả lao động tác động lên cả nhân viên và tổ chức. Hệ thống đánh giá kết quả lao động rõ ràng, chính xác sẽ tạo tiền đề cho các chính sách khen thưởng cơng bằng, ghi nhận và khen thưởng xứng đáng với năng lực làm việc mỗi người. Nếu thực hiện tốt kết quả đánh giá lao động sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc, và giữ chân nhân viên tốt hơn (Trần Kim Dung, 2011).

Ngoài ra, đánh giá kết quả lao động còn giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực của nhân viên chính xác và có những định hướng cho sự phát triển nhân sự hợp lý.

Tóm tắt chương 1:

Chương này trình bày khái niệm về nghỉ việc, khái niệm tỷ lệ nghỉ việc, tác hại của tỷ lệ nghỉ việc, khái niệm về sự cam kết với tổ chức và sự thỏa mãn công việc, mối quan hệ giữa sự thỏa mãn trong công việc và nghỉ việc. Bên cạnh đó tác giả cũng tổng hợp các cơng trình nghiên cứu liên quan để có cái nhìn tổng qt về nguyên nhân nghỉ việc có thể có của nhân viên và tạo tiền đề để phân tích nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật tại công ty Tan Chong Chi Nhánh Bình Dương.

Trong chương 2, nghiên cứu sẽ phân tích nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật tại công ty Tan Chong chi nhánh Bình Dương dựa trên cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHỈ VIỆC CỦA NVKT

2.1 Giới thiệu công ty TNHH Máy Công Nghiệp Tan Chong Việt Nam (TCVN) 2.1.1 Giới thiệu công ty

Công ty TNHH Máy Công Nghiệp Tan Chong Việt Nam (TCVN) là Công ty con của tập đoàn Tan Chong Industrial Mechinery (Pte) Ltd Singapore. TCVN là nhà phân phối chính thức xe nâng hàng Nissan tại Việt Nam có văn phịng tại Bình Dương, Hà Nội và Đà Nẵng (http://www.tcim.com.vn/).

Sứ mệnh của công ty là cung cấp giải pháp vận chuyển hàng hóa cho hệ thống kho bãi, bến cảng, nhà máy sản xuất với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý và dịch vụ tốt nhất. Tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ cơng nhân viên. Từ đó thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu cuộc sống cho cán bộ công nhân viên, đem lại lợi nhuận hợp lý cho Công ty, đồng thời cống hiến thật nhiều cho đất nước, cho xã hội. TCVN mong muốn sẽ luôn là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp, cùng phát triển vững mạnh để hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Cơng ty là đại lý phân phối chính thức xe nâng hàng của Nissan dưới 2 hình thức chính là bán và cho thuê xe nâng hàng. Bên cạnh việc phân phối xe nâng hàng Nissan, công ty cịn cung cấp phụ tùng xe nâng hàng chính hãng và thực hiện dịch vụ bảo trì và sửa chữa xe nâng hàng.

Cơng ty phân phối xe nâng hàng mới hoàn toàn được nhập khẩu từ tập đoàn Nissan Nhật Bản và xe nâng hàng tân trang sau thời gian sử dụng.

Xe nâng hàng tân trang là xe nâng đã qua sử dụng dưới hình thức cho th và được cơng ty sửa chữa, tân trang lại, thay thế những phụ tùng cần thiết đảm bảo xe hoạt động được trong điều kiện an toàn và đúng tiêu chuẩn quy định của pháp luật Việt Nam. Xe sau khi được tân trang sẽ được bán hoặc tiếp tục cho thuê ra thị trường.

Đối với dịch vụ cho thuê xe nâng hàng, công ty cung cấp xe nâng hàng cho khách hàng sử dụng (tùy theo khả năng tài chính của khách hàng có thể th xe mới hoặc xe tân trang), cơng ty thực hiện dịch vụ bảo trì định kỳ, sửa chữa các hư hỏng khi sự cố xảy ra. Dịch vụ cho thuê xe nâng hàng không bao gồm tài xế vận hành xe

nâng, khơng bao gồm nhiên liệu.

Hình 2.1 Các sản phẩm của công ty 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1997 thành lập văn phòng đại diện tại Tp.HCM Việt Nam Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, quận 1, Hồ Chí Minh

Năm 2001 thành lập CÔNG TY TNHH MÁY CÔNG NGHIỆP TAN CHONG (VN)

Địa chỉ: Số 10, Đường số 8, VSIP I, Thuận An, Bình Dương

Năm 2003 thành lập CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MÁY CÔNG NGHIỆP TAN CHONG (VN) tại Hà Nội

Địa chỉ: GD 1 - 5 KCN Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.

Tháng 6 năm 2014 thành lập CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MÁY CÔNG NGHIỆP TAN CHONG (VN) tại Đà Nẵng.

2.1.3 Sơ đồ tổ chức và tình hình nhân sự của cơng ty

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Phịng nhân sự cơng ty Tan Chong (VN)

Công ty Máy Công Nghiệp Tan Chong chi nhánh Bình Dương có 5 bộ phận chính: bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật và dịch vụ, bộ phận marketing, bộ phận hành chính và bộ phận tài chính.

Số lượng NVKT chiếm 2/3 số lượng nhân viên của tồn cơng ty, do đó tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật cao dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc của tồn cơng ty cũng chiếm tỷ lệ cao.

Tỷ lệ nghỉ việc của tồn cơng ty lần lượt qua các năm 2012 đến 2014 lần lượt là 31,11%, 29,17% và 29,63%. Tỷ lệ nghỉ việc cao do ảnh hưởng của tỷ lệ nghỉ việc của bộ phận kỹ thuật và dịch vụ.

Tình hình nhân sự của cơng ty được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của cơng ty qua các năm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nhân viên bộ phận kỹ thuật và dịch vụ 31 35 42 Số lượng NVKT nghỉ việc 12 11 13 Tỷ lệ nghỉ việc của NVKT 38,71% 35,48% 38,23% Tổng NV các bộ phận khác 14 17 20 Số lượng NV khác nghỉ việc 2 3 3 Tỷ lệ nghỉ việc của NV bộ phận khác 14.28% 17.65% 15% Tổng số NV toàn công ty 45 48 54 Số lượng NV nghỉ việc tồn cơng ty 14 14 16 Tỷ lệ nghỉ việc của tồn cơng ty 31,11% 39,17% 29,63%

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của TCVN từ năm 2012 đến 2014 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của TCVN từ năm 2012 đến 2014 Lĩnh vực kinh doanh Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng xe thuê trên thị trường (chiếc)

278 453 657

Số lượng xe bán 70 240 265 Doanh thu (triệu đồng) 174.865 634.376 903.373

Lợi nhuận (triệu đồng) 39.839 57.706 77.698 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của công ty TCVN từ năm 2012 đến 2014)

Doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm, và doanh thu đặc biệt tăng cao từ năm 2012-2013 do công ty đã có giấy phép bán hàng tại thị trường Việt nam.

2.1.5 Khái quát tình hình thị trường của TCVN

TCVN đã định vị thị trường ở phân khúc khách hàng là các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, các cơng ty FDI có thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Pepsi, Unilever, GS, Scientex v.v… và các cơng ty trong nước có thương hiệu mạnh như Masan group, Kinh Đơ, Trung Nguyên, TCS, Gạch men Bạch Mã v.v… Đặc điểm của phân khúc thị trường là các công ty sản xuất quy mơ lớn, nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhiều, nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê xe nâng hàng cao.

Thị trường chủ yếu của Công ty là các tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, 70% sản lượng của TCVN phục vụ cho các Công ty liên doanh hoặc Công ty có 100% vốn nước ngồi.

Các khách hàng chiến lược hiện có như: Unilever, Coca-Cola, Kinh Đô, Nước khoáng Vĩnh hảo, Nước giải khát Chương Dương, Castrol, Pepsi, Masan, Gạch men Bạch Mã, Omron, Kimberly-Clark, Bột giặt Lix, URC Vietnam…

Các ngành cơng nghiệp chủ lực có nhu cầu sử dụng xe nâng hàng tập trung vào một số ngành nghề sau: Ngành công nghiệp thực phẩm, ngành cơng nghiệp hóa mỹ phẩm, ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp điện tử, ngành công nghiệp da –giày, ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, ngành khác,…

Đối với ngành dịch vụ cho thuê thì các đối thủ cạnh tranh của TCVN là: UMW đơn vị phân phối độc quyền xe nâng hàng Toyota tại Việt Nam, MGA phân phối xe nâng hàng MGA, Komasu, Mitsushibi….

2.2 Giới thiệu bộ phận kỹ thuật dịch vụ

Bộ phận kỹ thuật và dịch vụ gồm có 42 thành viên, 36 nhân viên kỹ thuật, 2 nhân viên giám sát, 1 thư ký bộ phận, 2 nhân viên quản lý phụ tùng và trưởng bộ phận. Đội kỹ thuật gồm 36 thành viên được chia làm 2 nhóm chính, nhóm kỹ thuật dịch vụ bên ngồi gồm 26 thành viên chia làm 13 đội và 10 thành viên cịn lại làm việc tại xưởng.

Đối với nhóm nhân viên dịch vụ bên ngoài được chia thành 13 đội, mỗi đội 2 thành viên, chuyên thực hiện các sửa chữa, dịch vụ ở vị trí khách hàng. Mỗi đội kỹ thuật được công ty cung cấp xe tải nhỏ để làm phương tiện đi lại trong quá trình sửa chữa. Giám sát của tổ kỹ thuật bên ngồi chịu trách nhiệm sắp xếp, phân cơng cơng việc, hỗ trợ kỹ thuật, giám sát, đảm bảo thành viên trong đội hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tổ kỹ thuật tại xưởng gồm 10 kỹ thuật viên, chia làm 5 nhóm, chịu trách nhiệm sửa chữa các xe tại xưởng, đa số các sửa chữa lớn cần nhiều thời gian. Giám sát làm việc tại xưởng đảm bảo cung cấp phụ tùng, hỗ trợ kỹ thuật, phân công công

việc, quản lý các kỹ thuật viên làm việc tại xưởng, đảm bảo đội kỹ thuật tại xưởng hồn thành cơng việc theo u cầu, đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.

Thư ký bộ phận hỗ trợ các cơng việc văn phịng như báo cáo, thủ tục hành chính, chuẩn bị báo giá, hợp đồng tạo điều kiện cho các thành viên trong bộ phận hồn thành cơng việc đúng thời hạn và hiệu quả.

Nhân viên quản lý phụ tùng chịu trách nhiệm liên hệ, mua phụ tùng từ các nhà cung cấp phụ tùng trong và ngoài nước, đảm bảo luôn luôn cung cấp đầy đủ phụ tùng cho các tổ kỹ thuật hồn thành cơng việc. Bên cạnh đó, nhân viên này còn chịu trách nhiệm kiểm soát kho phụ tùng, đảm bảo cung cấp phụ tùng cho đúng người, đúng nhu cầu và tránh thất thoát phụ tùng.

Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động của bộ phận, hỗ trợ kỹ thuật, giám sát, quản lý nhân viên, đảm bảo phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất, chi phí hợp lý.

Phịng kỹ thuật và dịch vụ có những nhiệm vụ chính như sau:

- Thực hiện cơng việc sửa chữa, bảo trì định kỳ đảm bảo các xe nâng hàng cho thuê hoạt động ổn định cho khách hàng sử dụng.

- Thực hiện các hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng cho khách hàng theo đúng tiêu chuẩn.

- Đảm bảo nguồn phụ tùng chính hãng để cung cấp cho khách hàng.

- Thực hiện công việc tân trang, sửa chữa xe nâng hàng để cung cấp cho khách hàng.

2.3 Chính sách nhân sự của công ty dành cho nhân viên kỹ thuật 2.3.1 Thu nhập và phúc lợi khác

 Thu nhập

Thu nhập của nhân viên kỹ thuật bao gồm lương cơ bản, các khoản phụ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật tại công ty TNHH máy công nghiệp tan chong việt nam chi nhánh bình dương (Trang 30)