Ước tính tiền thưởng trung bình từ doanh số bán phụ tùng hàng tháng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật tại công ty TNHH máy công nghiệp tan chong việt nam chi nhánh bình dương (Trang 69 - 75)

Tiền thưởng ước tính hàng tháng cho nhân viên kỹ thuật được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Ước tính tiền thưởng trung bình từ doanh số bán phụ tùng hàng tháng tháng Khách hàng Khách hàng thuê xe Khách hàng mua xe Khách hàng sử dụng dịch vụ bảo trí /sửa chữa Tổng cộng Tiền thưởng trung bình nhóm nhân viên kỹ thuật / tháng 750.000 VND 1.250.000 VND 1.150.000 VND 3.150.000 VND

Tiền thưởng theo doanh số bán phụ tùng sẽ giúp thu nhập của nhân viên tăng lên đáng kể và tiền thưởng tùy thuộc vào năng lực, kỹ năng của mỗi nhóm kỹ thuật viên. Bảng 3.1 là tiền thưởng được tính căn cứ trên doanh số bán phụ tùng hiện tại của các nhóm kỹ thuật viên. Số tiền thưởng này khơng cố định, tùy thuộc vào khả năng của nhân viên kỹ thuật.

2. Thưởng đại tu động cơ đối với nhóm kỹ thuật viên làm việc tại xưởng

Đại tu động cơ là một cơng việc phức tạp, địi hỏi kỹ thuật viên phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, làm việc cẩn thận, tỉ mỉ. Nhân viên nào có thể hồn thành đại tu động cơ với thời gian bảo hành 3 tháng không xảy ra sự cố hư hỏng sẽ nhận được tiền thưởng. Mỗi động cơ được đại tu đạt yêu cầu nhân viên được khen thưởng 1.000.000VND. Nhân viên nào có thể thực hiện tốt đại tu động cơ sẽ được khen thưởng trước toàn thể nhân viên bộ phận kỹ thuật và dịch vụ. Khen thưởng này bên cạnh việc tăng thêm thu nhập cho nhân viên, còn tạo động kỹ thuật viên cố gắng học hỏi, nâng cao tay nghề. Nhân viên sẽ cảm thấy sự nỗ lực của mình được cơng ty ghi nhận, và khen thưởng xứng đáng. Thay vì cơng ty chi trả chi phí đại tu động cơ cho nhà cung cấp bên ngồi, cơng ty dùng chi phí đó để khen thưởng và tăng thu nhập cho nhân viên. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc phức tạp này, cơng ty nên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên kỹ thuật, chỉ những nhân viên có chứng chỉ về đại tu động cơ mới được phép thực hiện công việc. Thu nhập của nhân viên được cải thiện, nhân viên cảm thấp thỏa mãn với cơng việc họ sẽ gắng bó lâu dài hơn với công ty. Mỗi tháng trung bình cơng ty cần thực hiện đại tu 8-10 động cơ, có nghĩa là nhóm nhân viên kỹ thuật làm việc tại xưởng có thể nhận từ 8- 10 triệu nếu họ có khả năng thực hiện cơng việc.

3. Thưởng theo năng suất lao động cho nhóm kỹ thuật viên làm việc tại xưởng

Công việc tại xưởng cũng được phân chia theo nhóm, mỗi nhóm gồm 2 thành viên. Theo chỉ tiêu của cơng ty, mỗi nhóm kỹ thuật viên tại xưởng phải hồn

nhóm kỹ thuật viên nào hồn thành vượt chỉ tiêu đề ra nhóm kỹ thuật viên đó sẽ có tiền thưởng theo năng suất lao động. Vượt chỉ tiêu công ty đề ra 1 xe/tháng thì nhóm thợ máy sẽ được thưởng 1 triệu đồng, nếu 2 xe/ tháng sẽ được thưởng 1,5 triệu đồng/ mỗi xe. Với điều kiện, các xe sau khi tân trang và sửa chữa không xảy ra bất kỳ hư hỏng hay sự cố nào sau 1 tháng sử dụng tại vị trí khách hàng. Thưởng theo năng suất lao động giúp nhân viên tăng thêm thu nhập, giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên đồng thời giúp tăng năng suất lao động của tồn cơng ty. Tuy nhiên, để chính sách này thành cơng nhân viên kỹ thuật phải được đào tạo bài bản, tay nghề tương đối đồng đều và ổn định, quy trình kiểm sốt chất lượng phải được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.

Các khoản phụ cấp:

Phụ cấp đi lại của mỗi nhân viên là 500.000VND/ tháng là hợp lý. Tuy nhiên, phụ cấp điện thoại 100.000VND/ tháng/1 nhân viên là tương đối thấp và chưa hợp lý. Đối với nhóm kỹ thuật viên làm việc tại xưởng thì phụ cấp điện thoại này là hợp lý nhưng đối với nhóm kỹ thuật viên dịch vụ bên ngồi thì thấp. Vì lượng khách hàng của công ty ngày càng tăng và mỗi đội quản lý và chăm sóc hơn 50 khách hàng, họ thường xuyên phải liên lạc với khách hàng và giám sát trực tiếp. Do đó, phụ cấp điện thoại cho nhóm kỹ thuật viên làm dịch vụ bên ngoài là 300.000VNDs/tháng/ 1 nhân viên. Các khoản phụ cấp không nhiều tuy nhiên phải đảm bảo tính cơng bằng và hợp lý, tránh gây ức chế cho nhân viên.

3.2.2 Đào tạo và phát triển nhân viên 3.2.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 3.2.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

- Dựa trên thực trạng về đào tạo và phát triển NVKT tại công ty.

- Dựa trên nhu cầu đào tạo của các NVKT đang làm việc và thực trạng điểm mạnh và điểm yếu tay nghề của NVKT tại công ty.

- Khả năng đào tạo của nhóm đào tạo nội bộ cũng như cơ sở vật chất, tài liệu cơng ty đang có.

3.2.2.2 Nội dung giải pháp

Chương trình đào tạo và phát triển nhân viên kỹ thuật của công ty chưa được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên. Theo phân tích thực trạng cơng ty, cơng việc của kỹ thuật viên là cơng việc địi hỏi cơng tác đào tạo và phát triển nhân viên phải được chú trọng. Do đó, cơng ty cần phải xây dựng lại chính sách đào tạo và phát triển nhân viên của mình. Chính sách đào tạo và phát triển nhân viên không chỉ nhằm mục đích là giữ chân nhân viên kỹ thuật mà cịn giúp cơng ty tiết kiệm chi phí hoạt động và thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. Căn cứ thực trạng công ty, tham khảo ý kiến của nhân viên và Ban Lãnh Đạo công ty tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

 Hình thành quy trình làm việc chuẩn (Standard Operation Procedure) cho tất cả các công việc của kỹ thuật viên, mơ tả chi tiết từng bước, có hình ảnh minh họa. Quy trình làm việc chuẩn là điều cần thiết để bắt đầu lại từ đầu công tác đào tạo cho nhân viên kỹ thuật. Quy trình làm việc chuẩn giúp cho công tác đào tạo gắn liền với công việc hằng ngày của nhân viên nên việc tiếp thu và ứng dụng dễ dàng, đồng thời các hoạt động theo quy trình, mọi nhân viên đều làm cùng một quy trình nếu có xảy ra sai sót cũng dễ tìm ra sai sót và khắc phục kịp thời căn cứ theo quy trình làm việc vì cơng việc của kỹ thuật viên địi hỏi sự chuẩn xác rất cao. Đồng thời, điều này cũng giúp quá trình đào tạo, huấn luyện cho nhân viên cũng nhanh hơn và tay nghề nhân viên đồng đều hơn.

 Phân tích nhu cầu học tập, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và khả năng của từng nhân viên để xây dựng những chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp với khả năng và sở thích của từng nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển theo hướng chuyên mơn hóa.

 Dịch các tài liệu kỹ thuật, sách hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp sang tiếng Việt để tạo điều kiện cho nhân viên tiếp cận dễ dàng hơn.

 Biên soạn tài liệu sổ tay để nhân viên kỹ thuật bên ngồi có thể tham khảo khi gặp trường hợp hư hỏng mới gặp lần đầu. Dựa trên tài liệu cầm tay nhân viên có thể tham khảo và tìm cách khắc phục sự cố được dễ dàng hơn, giảm số lượng “công việc lặp lại”, nâng cao hiệu quả công việc.

 Sử dụng phịng huấn luyện của cơng ty đồng thời làm phịng đọc sách. Những ngày hồn thành xong cơng việc bên ngồi hoặc cuối tuần nhân viên có thể đến phịng đọc sách để tham khảo tài liệu và học hỏi thêm.

 Kết hợp với các chuyên gia và kỹ sư từ tập đoàn Nissan tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn, biên soạn tài liệu huấn luyện cho các đối tượng khác nhau. Mỗi nhóm kỷ thuật làm việc bên ngồi và làm việc tại xưởng sẽ có nội dung huấn luyện khác nhau. Điều này tăng tính thách thức trong cơng việc và huấn luyện, đồng thời tạo động lực cho nhân viên học tập và nâng cao tay nghề.

 Sau mỗi khóa đào tạo nên kiểm tra chất lượng đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên, chỉ những nhân viên được cấp chứng chỉ cho phần đào tạo đó mới được phép thực hiện công việc liên quan. Thường xuyên đào tạo nhắc lại để các nhân viên nhớ kiến thức và thực hiện công việc được tốt hơn.

 Bên cạnh chương trình đào tạo về chuyên môn, công ty cũng nên tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, cách thức làm việc nhóm. Đặc biệt chú ý nhiều hơn về vấn đề huấn luyện đào tạo các nhân viên trẻ tuổi vì nhu cầu học tập của họ cao hơn các nhóm tuổi khác.

 Các nhân viên có thái độ làm việc và trình độ tay nghề tốt, ổn định, khả năng tiếng anh đạt yêu cầu nên cử sang đào tạo tại công ty mẹ. Công ty mẹ tốc độ cập nhật những kỹ thuật mới, máy móc thiết bị mới, các chuẩn loại xe nâng mới nhanh hơn. Đồng thời môi trường

làm việc tại Singapore chuyên nghiệp hơn và có các chuyên gia lâu năm trong nghề. Khóa học như vậy sẽ giúp nhân viên nâng cao được tay nghề, khả năng sử dụng ngoại ngữ. Điều này giúp nhân viên cảm thấy năng lực của họ được công ty trọng dụng và hài lịng với cơng việc hơn, làm việc với công ty lâu dài hơn.

 Luân chuyển công tác giữ các nhóm kỹ thuật viên bên trong và bên ngồi, giúp tăng tính thách thức trong cơng việc của mỗi nhân viên. Đồng thời, tạo điều kiện để nhân viên học hỏi nhiều hơn, đặc biệt là nhân viên làm việc bên ngồi sẽ có điều kiện để được đào tạo nhiều hơn.

 Cơng ty nên hình thành và xây dựng nhóm đào tạo nội bộ vì đào tạo cho nhân viên kỹ thuật là đào tạo chuyên mơn sâu. Nhóm đào tạo nội bộ sẽ hiểu rõ về đặc điểm công việc, nắm rõ kỹ thuật, cũng như nhu cầu học tập của nhân viên. Do đó, nhóm đào tạo nội bộ giúp cơng ty giảm chi phí, đồng thời tăng hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nhân viên.

3.2.3 Cơ hội thăng tiến

3.2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

- Căn cứ vào phân tích thực trạng cơ hội thăng tiến tại công ty dành cho NVKT.

- Tham khảo chính sách nhân sự của các đối thủ cạnh tranh. Một trong những đối thủ cạnh tranh chính của cơng ty đang thực hiện rất thành công sơ đồ phát triển nhân viên này đó là cơng ty UMW phân phối xe nâng hàng của Toyota.

- Dựa trên cơ sở dữ liệu của công ty và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ tập đoàn Nissan.

- Dựa trên ý kiến đóng góp về mặt kỹ thuật của trưởng phòng kỹ thuật và dịch vụ và chuyên gia đến từ tập đoàn Nissan.

3.2.3.2 Nội dung giải pháp

Hình thành sơ đồ phát triển cho nhân viên, chỉ rõ những kiến thức, kỹ năng nào nhân viên cần phải có cho từng vị trí. Định kỳ thực hiện các kỳ thi sát hạch lên chức để nhân viên nhận thức được con đường phát triển của mình, từ đó có động lực để phấn đấu giành kết quả. Sơ đồ phát triển nhân viên kỹ thuật như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật tại công ty TNHH máy công nghiệp tan chong việt nam chi nhánh bình dương (Trang 69 - 75)