Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng lòng trung thành của khách tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam đến năm 2018 (Trang 28 - 33)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.1. Khái quát quá trình hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Ban đầu ngân hàng có tên gọi là Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (Incombank) – là ngân hàng quốc doanh được thành lập với mục đích tiếp tục tồn bộ các hoạt động cho vay tách ra từ “Vụ thương mại” của NHTW. Với sự cải tổ năm 1990, trong đó xác định lại vai trị của NHNN và phân hệ thống ngân hàng ra hai cấp, Incombank được khẳng định là một NHTM, đặc biệt hơn là chuyên giao dịch với các thành phần thuộc lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Sau hơn 20 năm hoạt động, ngày 15/04/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mới Vietinbank. Tiếp đó, ngày 08/07/2009, sau q trình cổ phần hóa thành cơng, ngân hàng cơng bố quyết định đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, với vốn điều lệ trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 34,8% so với vốn điều lệ cũ.

Qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã khẳng định vị trí là NHTM hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam, đồng thời là NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đơng chiến lược nước ngoài IFC. Hiện nay, Vietinbank đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản, có thị phần hoạt động trong nước chiếm khoảng 15% và là một NHTM có chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam. Sự vững mạnh của Vietinbank được thể hiện qua những mặt sau:

Có hệ thống mạng lưới trải rộng tồn quốc với 01 Sở giao dịch ở TP Hà Nội; 03 đơn vị sự nghiệp; 02 văn phịng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng; 01 văn phòng đại diện tại Myanmar; 149 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 03 chi nhánh tại nước ngoài (02 chi nhánh ở CHLB Đức và 01 chi nhánh ở nước CHDCND Lào).

Có 9 Cơng ty hạch tốn độc lập là Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng thương, Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm Vietinbank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Cơng đồn, Cơng ty Chuyển tiền tồn cầu, Cơng ty Vietinbank Aviva và 5 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò.

Cuối năm 2012, VietinBank đã ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd – ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, là thành viên chính của tập đồn MUFG – tập đồn tài chính đứng thứ 3 trên thế giới. Thương vụ bán 20% vốn thu về xấp xỉ 750 triệu USD được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam từ trước tới nay. Sự kiện này khơng chỉ nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của VietinBank lên tầm cao mới mà cịn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trước các nhà đầu tư quốc tế.

Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam liên tiếp hai năm được bình chọn trong danh sách 2000 công ty lớn nhất thế giới, Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới ngành ngân hàng và được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín trong và ngồi nước.

Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ với trên 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2010- 2014

Tăng trưởng về tổng tài sản

Hình 2.1: Tổng tài sản qua các năm (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2010-2014)

Tổng tài sản của Vietinbank năm 2010 là 243.785 tỷ đồng (tăng 123.946 tỷ đồng – tương đương 50,84% so với năm 2009), năm 2011 là 460.420 tỷ (tăng 25,21% so với

năm 2010), năm 2012 là 503.530 tỷ (tăng 9,36% so với năm 2011), năm 2013 là 576.368 tỷ (tăng 14,47% so với năm 2012), năm 2014 là 661.132 tỷ (tăng 14,71% so với năm 2013). Như vậy, trong 5 năm (từ năm 2010 - 2014) tổng tài sản của Vietinbank đã tăng tổng cộng 293.401 tỷ, tương đương 79,79%.

Tăng trưởng về vốn

Hình 2.2: Vốn qua các năm (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2010-2014)

Tiếp theo sự kiện IPO thành công năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức chuyển sang thành Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam vào ngày 03/07/2009 với vốn điều lệ trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 34,8% so với vốn điều lệ cũ và ngày 16/07/2009 cổ phiếu của Vietinbank với mã chứng khoán là CTG đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh. Đây được coi là dấu mốc quan trọng ghi nhận thành cơng trong q trình cổ phần một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong nền kinh tế. Năm 2010, Vietinbank đã tăng vốn thành công hơn 3.000 tỷ đồng, đạt 18.170 tỷ đồng, đồng thời ký kết thành công các văn kiện hợp tác và đầu tư, chính thức lựa chọn Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cổ đơng chiến lược nước ngồi đầu tiên. Trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ và Đại hội đồng cổ đơng, trong năm 2011 VietinBank đã hồn tất việc bán 10% vốn điều lệ và tiếp nhận khoản vay thứ cấp (đủ điều kiện tính vào vốn tự có cấp 2) của đối tác nước

ngoài IFC đồng thời phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu (+3.372 tỷ đồng), nâng tổng số vốn điều lệ của VietinBank đến 31/12/2011 lên mức 20.230 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn ngành. Ngày 27/12/2012, trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ và Đại hội đồng cổ đơng, VietinBank đã ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd. (BTMU - Tập đồn tài chính lớn nhất Nhật Bản và thứ 3 thế giới). Vốn điều lệ của VietinBank đến năm 2014 đạt 37.234 tỷ đồng. Theo đó, cơ cấu cổ đông của VietinBank là cổ đông nhà nước chiếm tỷ lệ 64,46%, cổ đông chiến lược nước ngồi (BTMU) chiếm tỷ lệ 19,73%; IFC và người có liên quan chiếm tỷ lệ 8,03% (giảm từ 10%) và cổ đông khác chiếm 7,78% (giảm từ 9,69%), trở thành NHTM có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam.

Tăng trưởng về mặt lợi nhuận

Hình 2.3: Lợi nhuận qua các năm (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2010-2014)

Trong các năm 2010, 2011, 2012 Vietinbank đảm bảo duy trì mức tăng trưởng mạnh về mặt lợi nhuận, đáng chú ý là năm 2011, lợi nhuận tăng gần gấp đôi so với năm 2010 đạt 8.392 tỷ đồng. Năm 2013, 2014 mơi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp nhưng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank đều khả quan. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 7.751 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 7.302 tỷ đồng, đạt 100% so với chỉ tiêu của Đại hội cổ đông giao.

2.2. Phân tích hiện trạng về lịng trung thành của khách hàng cá nhân tại Vietinbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng lòng trung thành của khách tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam đến năm 2018 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)