.1Vi phạm về vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 39)

Theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ -CP, vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A, và ngược lại. Hoạt động đi vay này tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng.

Ví dụ, một người có 1000 tỷ đồng mua cổ phần của ngân hàng A, lấy cổ phần đó đến ngân hàng B để thế chấp vay, được thêm 1000 tỷ đồng nữa. Người đó sẽ quay lại ngân hàng A để mua thêm cổ phần để được vay nhiều hơn, hoặc mua cổ phần của ngân hàng C, lấy cổ phần của ngân hàng C để thế chấp vay ngân hàng D, được 1000 tỷ đồng mua cổ phần của ngân hàng E…Cứ như vậy, chỉ 1000 tỷ đồng chạy thành ra 5000-7000 tỷ đồng bằng cách sở hữu chéo tại nhiều ngân hàng.Vậy tại sao người ta lại làm như vậy?Bởi những người vay mua cổ phiếu, thành cổ đơng lớn của ngân hàng thì sẽ khống chế, chi phối được ngân hàng đó để vay cho mục đích đầu tư cá nhân của mình.

Chính điều này đã tạo ra luồng vốn tưởng là góp thật vào hệ thống nhưng thực chất lại là vốn vay lẫn nhau giữa các ngân hàng.Trong 4 năm qua, hàng loạt các NHTMCP đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷđồng. Nhưng trên thực tế, quy mơ của dịng vốn mới thực sự được bổ sung vào hệ thống ngân hàng vẫn chưa được làm rõ. Với quy mô vốn điều lệ tăng, các ngân hàng được phép huy động thêm tiền gửi trong dân cư và hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động mới này lại có thể được dùng để tài trợ cho những dự án sân sau của chính các cổ đơng lớn của ngân hàng. Ngồi ra, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có như hệ số an tồn (CAR),hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong khi đó vốn tự có của các ngân hàng khơng thực chất là có quymơ như vậy

-26-

mà bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Trong những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng liên tục nóng khiến hệ số địn bẩy tài chính tăng lên và hệ số an toàn vốnCAR giảm, đồng thời tấm đệm để phòng ngừa rủi ro là vốn tự có lại mỏng và bị gây nhiễu bởi sở hữu chéo, tất cả những điều đó càng làm trầm trọng hơn những khó khăn của hệ thống.Các chỉ số khơng chính xác lại dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính. Điều này là đặc biệt nguy hiểm vì những rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng tài chính khi bùng phát thì có sức lan tỏa rất rộng và hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.

Thêm vào đó, trong khi hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư, quỹ đầu tư, cơng ty chứng khốn bị kiểm sốt, giám sát chặt chẽ bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; hoạt động của ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính bị kiểm sốt, giám sát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước, thì cơng ty cổ phần đầu tư tài chính khơng bị giám sát, quản lý bởi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào, mà chỉ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cho dù cơng ty này hoạt động khơng khác gì quỹ đầu tư, cơng ty tài chính. Lợi dụng kẽ hở này, một nhóm cá nhân thành lập cơng ty cổ phần đầu tư tài chính để mua cổ phần của một số ngân hàng nào đó, đồng thời họ cũng mua cổ phần tại những ngân hàng này.Sau khi đã sở hữu được lượng cổ phần kha khá, một mặt họ vay vốn tại ngân hàng mà họ là cổ đông, mặt khác lại yêu cầu các ngân hàng mà họ và cơng ty cổ phần đầu tư tài chính do họ sáng lập đầu tư vốn vào các ngân hàng trong nhóm và như thế, “quyền lực” của họ một lần nữa lại được nâng lên.

2.1.3.2 Vi phạm về giới hạn tín dụng

Khi sở hữu chéo thì quy định này sẽ bị vơ hiệu hóa. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp, hay ngân hàng thương mại, có tỷ lệ cổ phần lớn trong các ngân hàng thương mại có thể gây áp lực để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án của doanh nghiệp hay ngân hàng “sân sau” của mình”. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ là quy định bị “vượt rào”, bộ máy sàng lọc theo tiêu chí hiệu quả đầu tư của ngân hàng thương mại bị vô hiệu.

-27-

Các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, pháp luật khơng cho phép tổ chức tín dụng cho vay đối với Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân của họ và một số đối tượng khác. Tuy nhiên, những người này lại có thể vay ở tổ chức tín dụng khác mà tổ chức của mình là cổ đơng lớn. Sở hữu chéo cũng giúp các ngân hàng có thể lách quy định về việc khơng được cho các cổ đơng của mình vay vốn bằng cách cho các cơng ty con của các doanh nghiệp vay vốn.Các NH cho vay người có liên quan sẽ vơ hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng. Nguy hiểm hơn, NH có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thơng qua việc chuyển nợ xấu sang các công ty con, công ty liên kết và việc này sẽ vơ hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phịng rủi ro.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thương mại rất dễ biến thành kênh huy động vốn cho Tập đoàn, các công ty con của Tập đồn. Nhìn xa hơn, "mạng nhện" liên kết còn thể hiện ở những hoạt động kinh doanh thiếu kiểm soát, sự nhập nhằng trong việc cho vay, trong thẩm định và cung ứng vốn vay...

Ví dụ, nhiều trường hợp ngân hàng A đang là cổ đông lớn chi phối ngân hàng B, không muốn thông qua một khoản vay, đã đẩy khách hàng cho ngân hàng B mà khơng gặp trở ngại gì do A đang nắm giữ cổ phần chi phối tại B. B biết khách hàng không đáp ứng tiêu chuẩn cho vay nhưng khó có thể từ chối vì đang được điều hành bởi người của A.

Một hệ lụy khác là sở hữu chéo cũng có thể cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách khơng khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B, nơi A có sở hữu, cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và khơng phải trích dự phịng rủi ro tương ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến Ngân hàng Nhà nước khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp (hay ngân hàng) là cổ đông lớn của ngân hàng, sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp (hay ngân hàng) có tỷ lệ cổ phần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực (một cách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong hội đồng quản trị với vị thế cổ đông chiến lược) để ngânhàng này cấp vốn đầu tư vào những

-28-

dự án không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp hay ngânhàng của mình. Hay nói các khác, khi một TCTD lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khácvà biến ngân hàng này thành “sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án rủi ro hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Mặc dù theoquy định thì các ngân hàng khơng được cho các cổ đơng của mình vay vốn, nhưng các ngânhàng có thể lách quy định này bằng cách cho các công ty con của các doanh nghiệp vay vốn.Mặt khác, không loại trừ trường hợp lãnh đạo của ngân hàng chi phối lạm dụng quyền lựcbuộc ngân hàng mà mình có thể chi phối cấp tín dụng để phục vụ lợi ích cá nhân.

2.1.3.3 Vi phạm về góp vốn, mua cổ phần

Theo thơng tư 13, một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng, nhưng thông qua sở hữu chéo, họ vẫn thâu tóm hoặc gây ảnh hưởng đến ngân hàng.Họ có thể lách luật, thâu tóm ngân hàng bằng cách sử dụng hình thức ủy quyền. Tức cá nhân A chỉ được sở hữu không quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng, nhưng trên thực tế cá nhân này chỉ nắm 2%, còn lại ủy quyền vốn cho nhiều cá nhân hoặc tổ chức khác khơng họ hàng gì với cá nhân A để cùng đầu tư vào một ngân hàng.

Trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thương mại được quyền cho phép sự tham gia góp vốn của doanh nghiệp, định chế tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, cơng ty chứng khốn, cá nhân trong và ngồi nước. Do đó làm gia tăng sở hữu chéo ngân hàng. Việc đầu tư chéo đã và đang gián tiếp gây ra nợ xấu do nhiều nhà băng thiếu thận trọng trong hoạt động tín dụng đối với cổ đông là doanh nghiệp; làm phân tán nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước…Nghiêm trọng hơn, tình trạng đầu tư chéo đã xuất hiện một số dấu hiệu liên kết, lũng đoạn hệ thống tài chính - ngân hàng để trục lợi.

Đầu tư chéo đã phổ biến trong nền kinh tế, dẫn tới những hệ lụy, đặc biệt là đã vơ hiệu hóa các quy định về an tồn. Ngân hàng thương mại tăng vốn ảo, vơ hiệu hóa các quy định về vốn pháp định, về hệ số đủ vốn (CAR), về giới hạn tín dụng… Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khốn,

-29-

vì vậy vơ hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại.

2.2 THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO VÀ VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO N TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM ĐỊNH ĐẢM BẢO N TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM

2.2.1THỰC TRẠNG CƠ CẤU SỞ HỮU VỐN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.2.1.1 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH SỞ HỮU CHÉO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)