Thực trạng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.2. Thực trạng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư tại Việt Nam

2.2.2 Thực trạng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ

Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK từ năm 2000 đến năm 2005, chỉ có 06 CTQLQ được thành lập. Tuy nhiên, số lượng các CTQLQ tăng nhanh kể từ năm 2006. Cho đến nay, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 47 CTQLQ (đã thu hồi giấy phép hoạt động của 02 công ty) với tổng vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2012 là 3.098 tỷ đồng (xem Phụ lục 02).

 Về cơ cấu sở hữu: các CTQLQ có cơ cấu sở hữu rất đa dạng, bao gồm

cả hình thức sở hữu của các cá nhân, tổ chức, tổ chức kinh doanh chứng khốn trong và ngồi nước. Trong số 47 CTQLQ, có 25 cơng ty có vốn góp của các tổ chức tài chính trong nước, 02 cơng ty có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và 22 cơng ty khơng có vốn góp từ bất kỳ tổ chức tài chính nào kể cả trong nước hay nước ngồi. Các cơng ty có vốn góp từ các tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngồi thể hiện năng lực vượt trội so với các công ty thuộc sở hữu của các thành phần khác.

47

hành nghề quản lý tài sản, hiện đang làm việc tại các CTQLQ. So với tổ chức kinh doanh chứng khoán khác như CTCK, nhân sự của ngành quản lý quỹ biến động không đáng kể và tương đối ổn định. Đáng chú ý là nhân viên các CTQLQ nhìn chung là có chất lượng tốt, được đào tạo, một phần do yêu cầu về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, ngồi ra điều kiện kinh doanh có mức độ chun nghiệp cao cũng đòi hỏi nhân sự của ngành quản lý quỹ phải có trình độ chun mơn, năng lực kinh doanh tốt.

 Về quản trị điều hành: Quản lý quỹ là một lĩnh vực địi hỏi tính

chun nghiệp cao về đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn. Phần lớn các CTQLQ Việt Nam, đặc biệt là các cơng ty có vốn góp của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, đã nhanh chóng tiếp cận và thực hiện quản trị công ty, quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Cho đến nay các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ tương đối chặt chẽ, dựa trên những thơng lệ quốc tế, vì vậy đã tránh được các xung đột lợi ích, đồng thời cũng phần nào hạn chế được thiệt hại trong quá trình hoạt động. Tuy vậy, do sự phức tạp của hoạt động đầu tư tài chính nên cơng tác quản trị điều hành của các CTQLQ vẫn còn một số vấn đề bất cập như:

- Do tồn tại nhiều mơ hình pháp lý cơng ty khác nhau: Cơng ty TNHH trực thuộc các NHTM, tập đồn, tổng cơng ty nhà nước, mơ hình cơng ty cổ phần riêng lẻ, nên mức độ quản trị cũng có khác nhau và khả năng tuân thủ các thơng lệ quốc tế cịn hạn chế; tiềm ẩn xung đột lợi ích trong q trình quản trị cơng ty, đặc biệt ở mơ hình NHTM, cơng ty tài chính, tập đồn, tổng công ty sở hữu CTQLQ trực thuộc.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ ở một số cơng ty cịn mang tính hình thức, chưa giúp được cho Ban điều hành phát hiện các sai phạm, cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra.

 Về kết quả hoạt động: sự tăng trưởng của ngành quản lý quỹ có thể

48

tốn so với tiềm năng phát triển cũng như nhu cầu của TTCK Việt Nam. Kể từ thời điểm QĐT đầu tiên được cấp phép thành lập tháng 5/2004 đến 31/12/2012, có 13 CTQLQ thực hiện quản lý 23 QĐT (trong đó có 06 quỹ đại chúng và 17 quỹ thành viên) với tổng giá trị tài sản ròng lên đến 9.523 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản quản lý. Ngồi ra các CTQLQ cịn thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tại thời điểm 31/12/2012, tổng số hợp đồng quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài là 307 hợp đồng với quy mô vốn ủy thác là 77.146 tỷ đồng. Như vậy, các CTQLQ quản lý khối lượng tài sản khoảng 86.669 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ đô la).

 Về kết quả hoạt động kinh doanh: theo báo cáo của UBCKNN, tổng

doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các CTQLQ là tương đối ổn định do doanh thu chủ yếu là cung cấp dịch vụ. Doanh thu của ngành đạt trên 700 tỷ đồng, lãi sau thuế năm 2012 đạt gần 100 tỷ đồng, trong số các cơng ty có lãi, thì Cơng ty QLQ Vietinbank đạt lợi nhuận cao nhất với 47,23 tỷ đồng, tiếp đến là Công ty QLQ đầu tư MB đạt 20,58 tỷ đồng, Công ty QLQ Bảo Việt lãi 14,66 tỷ đồng… Có 25 cơng ty đạt các chỉ tiêu ROA, ROE dương (trong đó có những cơng ty có các chỉ tiêu này vượt trên 20%, thậm chí tới gần 30%), các cơng ty cịn lại có chỉ tiêu ROA, ROE âm (bị thua lỗ). Tính bình qn, ROA của tồn ngành chỉ đạt 1,4% và ROE đạt 1,6%. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các CTQLQ là khơng đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt. Các cơng ty có liên quan tới các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng, chứng khốn và thành lập trước năm 2008 nhìn chung có lợi thế hơn rất nhiều so với các công ty thành lập sau này. Cụ thể, 10 công ty hàng đầu quản lý tới 90% tổng tài sản toàn ngành và phần lớn liên quan tới các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Cơng ty Cổ phần QLQ Eastspring Investments chiếm 38%, tiếp đến là Công ty Cổ phần QLQ Bảo Việt chiếm 23%,… (xem Biểu đồ 2.3).

49

Nguồn: Ủy Ban Chứng khoán nhà nước

Biểu đồ 2.3 - Thị phần quản lý tài sản của các Công ty quản lý quỹ

Lợi thế của các công ty trực thuộc các doanh nghiệp bảo hiểm là rất rõ ràng khi các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư lớn chủ yếu là ký với công ty mẹ là tổ chức bảo hiểm để quản lý phần bảo phí và phần vốn đối ứng của vốn chủ sở hữu. Nhìn chung các CTQLQ khơng trực thuộc tổ chức tài chính nào hoạt động tương đối khó khăn do khơng có được lợi thế từ cơng ty mẹ

2.2.3 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khốn

Tính đến đầu năm 2012, TTCK có 23 QĐT, trong đó có 17 quỹ thành viên và 06 quỹ cơng chúng dạng đóng được niêm yết trên SGDCK TP.HCM với tổng số vốn điều lệ của các quỹ là hơn 14.000 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ của các 6 quỹ đại chúng là 3.000 tỷ đồng. Đa số các quỹ hoạt động ở thị trường Việt Nam đều có thời gian hoạt động từ 5-10 năm và đầu tư vào nhiều dạng tài sản như: cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vốn trực tiếp, bất động sản, cơ sở hạ tầng và nguồn tài nguyên. Hầu hết các quỹ thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam là quỹ thành viên, trong khi số lượng quỹ cơng chúng cịn khá khiêm tốn. Đến nay mới chỉ có 04 CTQLQ huy động được vốn từ công chúng đầu tư để thành lập quỹ công chúng: Công ty cổ phần QLQ đầu tư Việt Nam (VFM), Công ty TNHH QLQ Manulife Việt Nam, Công ty TNHH QLQ Prudential Việt Nam và Cơng ty TNHH QLQ ACB, trong đó VFM thành lập và quản lý được 03 quỹ là quỹ VF1, VF4 và VFA. Điều này phản ánh một thực tế là việc huy động vốn từ công chúng đầu tư để thành lập quỹ cơng chúng là rất khó khăn.

50

Sau khi khung pháp lý về quỹ mở (Thơng tư 183/2011/TT-BTC) bắt đầu có hiệu lực năm 2012, các CTQLQ đã từng bước tái cấu trúc mơ hình hoạt động của các quỹ, cụ thể là giải thể các quỹ đóng, quỹ thành viên và chuẩn bị thành lập các quỹ mở. Cơ cấu loại hình QĐT trên TTCK đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Thay vì con số 23 QĐT vào đầu năm 2012 (trong đó chỉ có 06 quỹ đại chúng dạng đóng và 17 quỹ thành viên) thì con số hiện nay đã tăng lên 26 QĐT (bao gồm 05 quỹ đại chúng dạng đóng, 17 quỹ thành viên và 04 quỹ mở). Đáng chú ý là có sự góp mặt của một số QĐT dạng mở. Dự kiến đến cuối năm 2013, cơ cấu các QĐT còn tiếp tục thay đổi theo chiều hướng gia tăng số lượng quỹ mở, thu hẹp số lượng quỹ đóng và quỹ thành viên (xem Phụ lục 03). Các QĐT dạng mở hiện nay đang có xu hướng gia tăng về số lượng, với những ưu điểm vượt trội so với quỹ đóng như vốn linh hoạt, chi phí và mức chiết khấu thấp, quỹ mở kỳ vọng sẽ hấp dẫn các NĐT hơn. Đến cuối tháng 7/2013, UBCKNN đã cấp giấy phép hoạt động cho 04 quỹ mở với tổng vốn huy động đạt 447 tỷ đồng, trong đó có 03 QĐT trái phiếu là QĐT trái phiếu Bảo Thịnh Vinawealth (VFF), QĐT trái phiếu MB Capital Việt Nam (MBBF) và QĐT trái phiếu Việt Nam (VFMVFB) và 01 QĐT cổ phiếu là QĐT Năng động Việt Nam (VFMVFA) và đang tiếp tục thẩm định cấp phép cho 05 quỹ mở khác.

Đối loại hình quỹ đóng, tính đến thời điểm đầu năm 2012 mới chỉ có 4/47 CTQLQ huy động vốn từ công chúng để thành lập 06 quỹ, bao gồm: QĐT chứng khoán Việt Nam (VF1), QĐT Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4), QĐT Năng động Việt Nam (VFA), QĐT tăng trưởng Manulife (MAFPF1), QĐT tăng trưởng ACB (ASIAGF) và Quỹ cân bằng Prudental (PRUBF1). Thêm vào đó số lượng quỹ đóng sẽ có sự sụt giảm đáng kể vào cuối năm 2013. Hiện nay, quỹ VF1 và VF4 đã thông qua phương án chuyển đổi thành quỹ mở, quỹ PRUBF1 sẽ đóng quỹ vào cuối tháng 10/2013 và quỹ MAFPF1 sẽ đóng quỹ vào cuối tháng 9/2014. Như vậy, nếu tính đến cuối năm 2013 sẽ chỉ cịn lại 02 quỹ đóng là MAFPF1 và ASIAGF. Bản thân các quỹ đóng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như cơ chế huy động vốn không linh hoạt, chênh lệch giữa thị giá và NAV quá lớn, cơ chế phí cho nhà quản lý quỹ cịn cao: phí quản lý hàng năm vào khoảng 2%NAV, phí phát hành 3%/mệnh giá/đơn vị quỹ (ngoại trừ quỹ ASIAGF), phí lưu ký và giám sát khoảng

51

Bảng 2.1 - Thống kê một số loại phí của các quỹ đóng

VF1 VF4 VFA MAFPF1 PRUBF1 ASIAGF

Phí phát hành (% mệnh giá/đơn vị quỹ) 3% 3% 3% 3% 3% 0.5% Phí giám sát (% NAV) 0.02% 0.02% 0.04% 0.065% 0.08% - Phí lưu ký (% NAV) 0.06% 0.06% - - Phí quản lý (% NAV) 2% 2% 2% 2% 2% 2% Phí khác (% NAV) <1% <1% <1% <1% <1% <1%

Nguồn: Tổng hợp từ bản cáo bạch của các quỹ

Về quy mô và giá trị giao dịch của các qũy niêm yết: 06 quỹ đóng thực hiện niêm yết trên HOSE với số lượng niêm yết trên 300 triệu CCQ. Cùng với suy thoái của TTCK Việt Nam trong những năm gần đây, số lượng CCQ giao dịch cũng đã giảm rất nhiều so với những năm thịnh vượng của TTCK. Năm 2012, số lượng CCQ giao dịch đạt 76 triệu CCQ với giá trị đạt 494 tỷ đồng, tương ứng bằng 12% và 7% năm 2009. Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị chứng khốn tồn thị trường, nhưng sự tăng lên liên tục của giá trị giao dịch các CCQ đã phần nào cho thấy sự thành công của các quỹ đầu tư chứng khoán trong việc gây dựng niền tin của quỹ đối với công chúng đầu tư (xem Phụ lục 04). Giá trị giao dịch CCQ giảm nhiều nguyên nhân cũng do tỷ lệ chiết khấu của CCQ rất cao phổ biến từ 30-50% NAV (xem Biểu đồ 2.4).

Nguồn: Tổng hợp từ hsx.vn và các báo cáo thường niên của các quỹ

52

Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các NĐT vào các quỹ cũng như khả năng huy động vốn lập quỹ mới của các CTQLQ. Tình trạng “chiết khấu NAV” có thể giải thích được phần nào do NĐT không thể rút vốn khỏi quỹ trong thời gian hoạt động của quỹ. Khi muốn chuyển nhượng CCQ, NĐT buộc phải tìm được các NĐT khác có nhu cầu. Kết quả là thị giá của CCQ được xác định do cung cầu trên thị trường và dần dần chệch khỏi giá trị thực của nó. Mặt khác, giá của CCQ phản ánh kỳ vọng của NĐT. Vì vậy, khi tiềm năng tăng trưởng hoạt động quỹ đóng thấp, thị trường suy giảm trong điều kiện kinh tế vĩ mơ bất ổn thì kỳ vọng của NĐT sẽ không cao, hệ quả là mức chiết khấu sẽ rất lớn giữa giá giao dịch và NAV của CCQ.

Quy mô vốn huy động và giá trị tài sản ròng của các quỹ tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2006-2007 và bắt đầu có sự trầm lắng trong giai đoạn 2010-2012 do những diễn biến khơng thuận lợi của TTCK và những khó khăn chung của nền kinh tế. Theo tài liệu của UBCKNN về quản lý các CTQLQ, tổng NAV của các quỹ trong năm 2012, được ghi nhận có bước tăng trưởng khá so với năm 2011, đạt hơn 7.200 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cuối năm 2011. Một số QĐT thực hiện đầu tư có hiệu quả cao, khẳng định được vị trí, tên tuổi và tạo được uy tín đối với NĐT như QĐT chứng khoán Việt Nam (VF1), QĐT Y tế Bản Việt của Công ty quản lý Quỹ Bản Việt, Quỹ FPT của Công ty Quản lý quỹ FPT,…Trong năm 2012, một số quỹ ghi nhận mức tăng trưởng giá trị danh mục lên tới 27% (QĐT chứng khoán Hà Nội), nhưng cũng có quỹ giảm tới 29% (Quỹ Thành viên Việt Nhật FPT). Hầu hết trong năm 2012 NAV của các quỹ niêm yết tăng cao hơn NAV của các quỹ thành viên, khi đạt được mức tăng trưởng bình qn 15%. Trong đó, đáng chú ý là Quỹ MAFPF1 tăng trưởng cao nhất là 25%, tiếp đến là Quỹ VF4 tăng 20%, thấp nhất là Quỹ VFA khi chỉ tăng 0,35% và Quỹ ASIAGF tăng 6%.

Theo báo cáo các quỹ đầu tư đại chúng của Edmond De Rothschild, tính từ đầu năm 2013 đến hết ngày 7/6/2013, NAV của các quỹ đầu tư đại chúng trên TTCK Việt Nam đều tăng mạnh, xấp xỉ mức tăng của cả năm 2012. Điều đặc biệt

53

công ty quản lý quỹ của Việt Nam quản lý có mức tăng tốt hơn (đạt bình quân 24,6%, tính theo đồng USD) so với mức tăng bình quân của các quỹ đầu tư chứng khốn do cơng ty quản lý quỹ nước ngoài đầu tư tại đây (đạt 22,1%). Dẫn đầu mức tăng NAV là Quỹ HLG Vietnam Fund, tăng trưởng 36,9%. Đây cũng là quỹ có mức tăng NAV cao thứ 2 năm 2012, đạt 32,9%. Ước tính, quỹ HLG Vietnam Fund có mức tăng lên tới hơn 90% tính từ khi thành lập đến nay. Quỹ Vietnam Azalea tăng 33,1% và mức tăng NAV cao thứ ba thuộc về quán quân tăng trưởng năm 2012, đạt 32%, là Quỹ PXP Vietnam Fund (mức tăng NAV năm 2012 là 33,9%). Nhìn chung, đa số các quỹ đầu tư chứng khoán đều đạt mức tăng trưởng xấp xỉ hoặc vượt mức tăng của chỉ số VN-Index trong cùng thời kỳ (26,5%). Những quỹ có hiệu quả đầu tư thấp hơn là các quỹ đầu tư vào private equity, lĩnh vực hạ tầng, bất động sản. Tính chung, mức độ tăng trưởng NAV các quỹ bất động sản từ đầu năm đến nay chỉ đạt 1,5%, Quỹ hạ tầng Vietnam Infrastructuretăng 4,3%, Quỹ Blackhorse Enhanced Vietnam tăng 2,2%.

Ngồi ra, các QĐT đã đóng góp tích cực cho việc tạo ra sức “cầu” trong các chương trình cổ phần hóa DNNN, các hoạt động phát hành TPCP, trái phiếu doanh nghiệp. Thông qua sự vận động và hành vi giao dịch của các QĐT, góp phần kiến tạo một văn hóa đầu tư mới cho các NĐT trên TTCK cịn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, sự gia tăng hoạt động của các QĐT chứng khoán bao gồm cả các QĐT chứng khốn nước ngồi đã góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đặt ra yêu cầu mới cũng như tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lý Nhà nước nói chung và quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)