Khảo sát nhu cầu của nhà đầu tư về quỹ mở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 71)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.3 Đánh giá khả năng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam

2.3.4.3 Khảo sát nhu cầu của nhà đầu tư về quỹ mở

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của quỹ mở đó là việc chấp nhận và tham gia của NĐT và điều này lại vô cùng quan trọng đối với thị trường Việt Nam khi mà quỹ mở là một sản phẩm còn xa lạ với NĐT trong nước. Để khẳng định nghiên cứu thực nghiệm, bảng câu hỏi điều tra được thực hiện trên đối tượng là những NĐT đang tham gia giao dịch trên TTCK, các nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực chứng khoán. Mục tiêu của bảng khảo sát là nhằm biết được kênh đầu tư được các NĐT ưa thích hiện nay, mức độ hiểu biết của các NĐT về quỹ mở cũng như nhu cầu tham gia đầu tư khi quỹ mở được thành lập, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp để quỹ mở được hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả (xem Phụ lục 05).

 Phương pháp điều tra: thông tin được thu thập thông qua bảng câu hỏi

điều tra với số lượng 100 phiếu, được phát ra trực tiếp cho các NĐT cá nhân đang tham gia giao dịch tại các CTCK, các nhân viên của CTCK.

 Kết quả điều tra như sau (xem Phụ lục 06):

- Khi có nguồn vốn nhàn rỗi: 17% NĐT đầu tư vào vàng, 58% vào TTCK, 10% vào ngoại tệ và 15% vào bất động sản.

66

- Về mức độ giao dịch trên TTCK: Do thời gian gần đây, TTCK trầm lắng, NĐT tương đối ít giao dịch. 21% NĐT giao dịch rất thường xuyên, 32% thường xuyên, 47% không thường xuyên.

- Khi đầu tư vào TTCK có đến 82% NĐT chọn hình thức đầu tư vào cổ phiếu, 15% vào CCQ và 3% vào trái phiếu. Trong số 15 NĐT chọn hình thức đầu tư vào CCQ thì có đến 14 NĐT chọn hình thức đầu tư qua quỹ đóng (93%) và chỉ duy nhất 1 NĐT chọn đầu tư vào quỹ mở (7%).

- Mức độ hiểu biết của NĐT về quỹ đầu tư dạng đóng: có một số NĐT khơng trả lời câu hỏi số 6 và số 8. Đối với câu hỏi số 6: chỉ có 39% trả lời quỹ không mua lại CCQ đã phát hành, 31% chọn CCQ được niêm yết trên sàn, 30% quỹ có cơ cấu vốn ổn định. Đối với câu số 8: 38% chọn trả lời quỹ không mua lại CCQ, 23% chọn thị giá CCQ cách biệt lớn so với NAV, 20% chọn thanh khoản thấp và 19% chọn phí quản lý quỹ khá cao.

- Về mức độ hiểu biết của NĐT về quỹ đầu tư dạng mở: cũng có một số NĐT khơng trả lời câu hỏi này, chỉ có 27 người chọn câu trả lời CTQLQ mua lại CCQ đã phát hành, 25 người chọn CCQ được mua bán trực tiếp giữa NĐT và CTQLQ, 18 người trả lời quỹ có cơ cấu vốn linh hoạt.

- Sự quan tâm về Thông tư 183/TT-BTC: 82% NĐT trả lời là không biết Thông tư này, 18% có biết (trong đó 44% biết được qua thông báo của UBCKNN, 56% biết qua báo chí, website,…). Ngồi ra trong số 100 NĐT trả lời bảng câu hỏi thì có đến 58% chưa từng nghe, đọc hay tìm hiểu về quỹ mở; 30% đã từng nghe nhưng khơng có tìm hiểu; 10% đã từng nghe và có tìm hiểu và chỉ có 2% là tìm hiểu nhiều về quỹ mở.

- Về quyết định của NĐT khi quỹ mở được thành lập: đa số NĐT chưa có hiểu biết nhiều về quỹ mở nên chỉ có 31% NĐT muốn tham gia đầu tư thử vào quỹ mở, có đến 68% NĐT quyết định tiếp tục đầu tư theo kênh đầu tư hiện tại và chỉ duy nhất 1% thực sự mong muốn tham gia vào quỹ mở.

67

nước ngoài, 23% tiềm năng phát triển TTCK, 20% sức cầu về đầu tư chứng khốn cao, 15% Chính phủ khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm đầu tư.

- Về khó khăn của quỹ mở khi thành lập: 32% NĐT chọn trả lời kiến thức của NĐT về quỹ mở còn hạn chế, 28% chính sách thuế chưa khuyến khích, 24% quy mơ TTCK cịn nhỏ, 21% hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, 16% cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng.

- Điều kiện để quỹ mở hoạt động hiệu quả: 38% nâng cao kiến thức cho NĐT, 28% hồn thiện khn khổ pháp lý, 19% nâng cao vai trò quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, 15% TTCK phục hồi về giá trị giao dịch.

- Về giải pháp thu hút NĐT: 25% cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và phát triển các CTQLQ, ngân hàng giám sát và đại lý phân phối; 24% nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, giám sát, thanh toán và phân bổ đầu tư; 21% đa dạng hóa danh mục đầu tư, 5% ý kiến khác (ưu đãi về thuế, phổ biến kiến thức về quỹ mở).

- Về cách phổ biến kiến thức quỹ mở: 30% nên phổ biến trên báo và tạp chí chun ngành đầu tư chứng khốn; 37% các CTQLQ mở các lớp chuyên đề cho NĐT; 17% chuyên mục giới thiệu sản phẩm trên truyền hình; 12% phát brochure giới thiệu sản phẩm, 4% ý kiến khác (đưa vào giảng dạy trong các trường đại học chuyên ngành).

Tóm lại, theo khảo sát thì đa phần NĐT tham gia trên TTCK đều đầu tư vào cổ phiếu, rất ít quan tâm đến CCQ và nếu có thì chủ yếu thơng qua QĐT dạng đóng. Điều này chứng tỏ CCQ không thật sự hấp dẫn với NĐT. Số lượng NĐT có hiểu biết về loại hình quỹ đóng, quỹ mở cũng rất hạn chế. Đa số NĐT khơng có hiểu biết nhiều về quỹ mở cũng như mức độ quan tâm không cao, ngoại trừ một số nhân viên của các CTCK thơng qua kênh truyền hình, báo chí, website hoặc thơng báo của UBCKNN. Do đó, mà hầu hết các NĐT vẫn tiếp tục theo đuổi kênh đầu tư hiện tại, hoặc tham gia đầu tư vào quỹ mở mang tính chất “thử cho biết”.

Bên cạnh những thuận lợi mang lại cho quỹ mở cơ hội phát triển: tiềm năng phát triển TTCK, Chính phủ khuyến khích đa dạng sản phẩm đầu tư,… thì

68

những khó khăn mà quỹ phải đối mặt cũng khơng nhỏ, đó là hệ thống pháp lý chưa hồn thiện, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, kiến thức của NĐT về quỹ cịn hạn chế,… Vì vậy, để quỹ mở hoạt động thật sự có hiệu quả thì ngồi việc nâng cao vai trò của nhà nước trong việc hoàn thiện các văn bản pháp lý, phát triển các CTQLQ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối thì việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cũng như nâng cao hiểu biết của NĐT thông qua các kênh truyền thơng như báo, tạp chí chuyên ngành hay các lớp chuyên đề là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 71)