Ngân hàng Nova Scotia Canada

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38)

1.5. Kinh nghiệm hoàn thiện khung quản lý RRTD của một số NHTM trên thế giớ

1.5.2. Ngân hàng Nova Scotia Canada

Hoạt đơng quản lý rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng sẽ khơng hồn tồn giống nhau, tùy thuộc vào một loại các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng,...Nhằm hướng tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, có thể xem xét hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Nova Scotia – Canada – hiện là ngân hàng hàng đầu của Canada về hiệu quả quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, được Fitch xếp hạng AA-, Standar & Poor’s xếp hạng AA- và Moody’s xếp hạng Aa1.

Nhìn chung, khung quản lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng Nova Scotia đang áp dụng có một số điểm nổi bật sau:

Về cơ cấu tổ chức: có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản lý rủi ro và kinh doanh, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro được nhận biết và quản trị một cách hiệu quả. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận nằm trong mảng quản lý rủi ro nói chung. Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng được tách bạch độc lập với bộ phận khách hàng và báo cáo trực tiếp lên bộ phận cao nhất. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cũng được tổ chức một cách tách bạch giữa bộ phận xây dựng chính sách và bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận quản lý rủi ro được phân cấp theo ngành dọc xuyên suốt từ hội sở chính xuống tới các trung tâm và chi nhánh. Các trung tâm lớn được phân bổ theo khu vực địa lý hoạt động của ngân hàng, mỗi trung tâm trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến quản lý rủi ro đối với các chi nhánh trong khu vực và báo cáo trực tiếp lên hội sở chính.

Về thấm quyền quản lý rủi ro: Bộ phận quản lý rủi ro là bộ phận cấp hạn mức,

mức tại chi nhánh là nhỏ nhất thường chỉ được giải quyết trực tiếp đối với khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng. Vượt mức chi nhánh, quản lý rủi ro chi nhánh trình lên quản lý rủi ro khu vực và cuối cùng vượt mức rủi ro khu vực sẽ đệ trình lên quản lý rủi ro hội sở chính.

Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn được thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro. Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm một nửa thành viên hội đồng tín dụng. Chủ tịch Hội đồng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến của thành viên rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn. Chẳng hạn, trong trường hợp có sự bất đồng với số lượng 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.

Đối với khoản vay từ chối thì phải được quyết định ít nhất bởi hai cấp của bộ phận quản lý rủi ro, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Về kỹ thuật, các ngân hàng ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều phương pháp

định lượng, song vẫn kết hợp với các nhận định, cách đánh giá định tính. Đối với cho vay khách hàng cá nhân, ngân hàng chủ yếu sử dụng mơ hình chấm điểm để xếp hạng và cấp giới hạn.

1.5.3 Ngân hàng Citibank của Mỹ

Khung quản lý rủi ro của ngân hàng Citibank củaMỹ có sự phân định rõ chức năng của các ban trong cơ cấu tổ chức như sau:

Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank. Ban lãnh

đạo phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân hàng; đề ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung áp dụng chung trong toàn ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của cán bộ tín dụng nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây thiệt hại về vật chất, hoặc ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Ban hoạch định chính sách tín dụng: bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu là trưởng ban. Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức quản lý rủi ro hồn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp, dự đốn những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộ có đủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tư gián tiếp, tập trung đánh giá chất lượng các thơng tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất cả các trường hợp quá hạn mức tín dụng cho phép.

Ban quản lý hạn mức tín dụng: Những người quản lý hạn mức tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thơng qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của các khoản tín dụng đó. Những người quản lý hạn mức tín dụng cịn có trách nhiệm phát triển chiến lược kinh doanh, xét và duyệt cho vay các chương trình tín dụng, quản lý đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.

Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin trong đầu tư gián tiếp; đánh giá sự độc lập các hoạt động tín dụng,

về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Qua nghiên cứu về khung quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng trên thế giới, hầu hết các nước đã nhận thức được tầm quan trọng của khung quản lý rủi ro tín dụng nên đã xây dựng từ rất lâu và hoàn thiện, cập nhật theo những thay đổi của tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế. Cụ thể, khung quản lý rủi ro dụng của ngân hàng Trung Ương nước Áo được hoàn thiện theo Hiệp ước Basel II vào năm 2004 bởi các chuyên gia thị trường tài chính Áo (FMA), khung quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India) được xây dựng từ năm 2002. Từ kinh nghiệm về việc hoàn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng của một số nước phát triển và đang phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam là:

Một là, nhanh chóng xây dựng và hồn thiện khung quản lý rủi ro nói chung và khung quản lý rủi ro tín dụng cho riêng mình để đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng trước những diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng vẫn chưa hoàn toàn được đẩy lùi, đồng thời việc xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng cũng để phù hợp với lộ trình quy định việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro của NHNN Việt Nam.

Hai là, xây dựng và hồn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng theo hướng tiếp cận

những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hồn thiện chính sách tín dụng an tồn và hiệu quả. Vì nếu chính sách được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp cho các nhà quản lý, phê duyệt và các cán bộ tín dụng trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư phù hợp.

Để đối mặt với những biến động nhanh chóng của mơi trường hoạt động kinh doanh và tăng cường tính chun nghiệp, rà sốt chéo trong q trình cấp tín dụng, ngân hàng cần tái cơ cấu bộ máy bằng cách tách biệt bộ phận ra quyết định cấp tín dụng độc lập với khâu bán hàng và marketing, triển khai đồng bộ từ việc chia tách

này từ cấp ra quyết định tín dụng cao nhất tại Trụ sở chính đến cấp thấp nhất tại chi nhánh.

Ba là, ngân hàng cần xây dựng các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, khẩu vị quản

lý rủi ro tín dụng cũng như quản lý rủi ro danh mục tín dụng và giới hạn tín dụng cho riêng mình để hệ thống hóa các tiêu chuẩn, quy định về quản lý rủi ro tín dụng.

Bốn là, nhanh chóng áp dụng các mơ hình đánh giá và lượng hóa rủi ro tín dụng,

thơng qua đó giúp các nhà quản lý sớm phát hiện các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục. Theo đó, ngân hàng cần xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng theo hệ thống Basel, mà mục tiêu trước mắt là Basel II. Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng và hồn thiện các cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống cảnh báo nợ sớm và kiểm tra khả năng chịu đựng. Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tương lai thay vì dựa q nhiều vào kết quả hoạt động quá khứ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng Ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một khung quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của Ngân hàng, chương 1 cũng đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản lý rủi ro tín dụng.

Các nội dung liên quan đến khung quản lý rủi ro tín dụng như nội dung, vai trị, ý nghĩa của việc hồn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng cũng đã được đề cập trong chương 1. Ngoài ra, chương 1 cũng đã nêu rõ các nhân tố tác động đến khung quản lý rủi ro tín dụng.

Tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng lớn, có uy tín tại các nước phát triển và nước đang phát triển như Hàn Quốc, Canada, Mỹ. Từ đó, rút ra các bài học hữu ích cho các Ngân hàng tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 13/05/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TPHCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động và được xem là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập trung, bao cấp tiến dần lên nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB.

Ngày 04/06/1993: ACB chính thức đi vào hoạt động.

Năm 1997, Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của ACB.

Năm 1999: Bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin ngân hàng (chương trình TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB. Ngày 29/06/2000 - Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời của công ty chứng khốn, ACB có thêm cơng cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động NHTM.

Ngày 02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS.

Ngày 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: Ngân hàng Standard Chartered (SCB) và ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật.

Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010 từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance.

Trong năm 2011, ACB đã thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro với cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu theo quy định của NHNN và thông lệ, chuẩn mực quốc tế tốt nhất về quản lý rủi ro. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia biệt phái SCB, ACB đã bước đầu xây dựng khung quản lý rủi ro mới ở ACB và lộ trình triển khai thực hiện. Năm 2012 là một năm đầy thử thách với ACB khi phải hoạt động trong bối cảnh đầy biến động của thị trường, của ngành ngân hàng nói chung đồng thời phải đối mặt với biến cố xảy ra trong tháng 8/2012. Về khung quản lý rủi ro đã được ACB xây dựng hồn chỉnh về mặt quy trình, chính sách. Khẩu vị rủi ro cũng được xác định “thận trọng, chặt chẽ, đề cao tính tuân thủ”.

Năm 2013, ACB đã tiến hành điều chỉnh chiến lược hoạt động trong giai đoạn 2014 – 2018; khẳng định ý đồ chiến lược của ACB là “ Ngân hàng hàng đầu Việt Nam” với năm nền tảng cạnh tranh trên năm giá trị cốt lõi. Việc triển khai chiến lược sẽ thực hiện theo lộ trình ba giai đoạn: (1) “hồn thiện các nền tảng”, (2) “xây dựng năng lực” và (3) “định vị hàng đầu”.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của ACB

Tính đến tháng 12/2013, tổng số nhân viên của ACB là 8.791 người. Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc theo quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức, quản lý của Tổ chức tín dụng.

Cơ cấu tổ chức của ACB được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 2

Đại hội cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại hội cổ đông bầu bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.

Các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có: Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Đầu tư và Ủy ban Chiến lược.

2.1.3 Kết quả hoạt động của ACB

Như nhiều NHTM Việt Nam khác, tín dụng là dịch vụ căn bản tạo ra phần lớn tài sản trong phần lớn tài sản có của ACB. Hơn nữa, hoạt động tín dụng cịn là nguồn tạo ra thu nhập chính của Ngân hàng. Tín dụng cũng là cơ sở để ACB tiếp tục mở rộng và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh khác như huy động vốn, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ.

Có thể nói nguồn vốn tín dụng của ACB trong các năm qua đã đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ cho nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng, địa bàn trên cả nước.

Đơn vị: tỷ đồng, (%)

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Giá trị Giá trị trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Tăng

Tồng tài sản 205,103 281,019 37% 176,307 -37.26% 166,599 - 5.5% Vốn chủ sở hữu 11,376 11,959 5.12% 12,624 5.56% 12,504 - 0.95% Lợi nhuận trước

thuế 3,102 4,202 35,46% 1,043 -75.17% 1,036 - 0.67%

ROA 1.51% 1.5% - 0.66% 0.59% - 0.6% 0.62% 5%

ROE 27.27% 35.14% 28.86% 8.26% - 76.5% 8.3% 0.48%

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010 -2013

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

Theo số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn năm 2010 – 2013 ở bảng trên, ta có thể thấy có một sự biến động lớn về tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)