.8 Các giới hạn tín dụng của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 63)

2.2.2.3 Cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng

Để hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, ACB đã xây dựng có khá nhiều và khá hồn chỉnh các cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng (Credit rating system)

Đặc điểm chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là danh mục tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản (từ 60% - 70% tổng tài sản của ngân hàng). Do vậy, xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của ACB.

Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế Moody’s, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro do khách hàng khơng có khả năng hồn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba. Tuy nhiên, do dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có thể có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM so với các tổ chức xếp hạng quốc tế.

Hệ thống xếp hạng tín dụng của ACB hiện nay, bao gồm:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng để xét duyệt tín dụng: nhằm mục đích đánh giá rủi ro của khách hàng đồng thời phục vụ cho việc xét duyệt hồ sơ tín dụng, kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng làm một trong các căn cứ để đưa ra quyết định tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng để phân loại nợ: là công cụ để thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế và căn cứ vào kết quả phân loại nợ để tính tốn và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam tại từng thời kỳ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xét duyệt tín dụng được đánh giá trước khi trước khi trình cấp hồ sơ tín dụng, ngay khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ được đánh giá sau khi trình cấp tín dụng, đồng thời

thực hiện đánh giá theo định kỳ hoặc đột xuất khi khách hàng có những biến chuyển theo hướng xấu hơn.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB chấm điểm theo phương pháp định tính và định lượng, bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.

Nhóm chỉ tiêu tài chính: việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính của khách hàng dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu cân nợ; Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 điểm đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của khách hàng. Tùy theo mục đích xếp hạng tín dụng xét duyệt hay mục đích xếp hạng tín dụng phân loại nợ mà có bộ chỉ tiêu phi tài chính khác nhau, cụ thể:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xét duyệt có các tiêu chí chính sau: Hiệu quả/ tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Tính ổn định của thị trường đầu vào/đầu ra/khả năng cạnh tranh của khách hàng; Khả năng trả nợ/phương án kinh doanh; Tình hình giao dịch/ Uy tín quan hệ tại ACB và các tổ chức tín dụng khác; Tính ổn định của mơi trường kinh doanh/ rủi ro ngành.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ có các tiêu chí chính sau: Khả năng trả nợ của khách hàng; Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ; Quan hệ với ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng.

Hiện nay, ACB đã xây dựng chương trình tin học để chấm điểm các chỉ tiêu này, cơng thức tính điểm như sau:

Điểm của khách hàng = [Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính] + [Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính] Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định được mức phân loại của khoản vay theo bảng dưới đây:

Tồng số điểm Xếp hạng 99 100 AAA 95 99 AA 85 95 A 72 85 BBB 68 72 BB 62 68 B 59 62 CCC 56 59 CC 48 56 C 23 48 D Bảng 2.9. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xét duyệt

Nguồn: Sổ tay Scoring ACB

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ:

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ

95 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

85 95 AA Đủ tiêu chuẩn

72 85 A Đủ tiêu chuẩn

70 72 BBB Cần chú ý

65 70 BB Cần chú ý

59 65 B Cần chú ý

56 59 CCC Dưới tiêu chuẩn

53 56 CC Dưới tiêu chuẩn

45 53 C Nghi ngờ

20 45 D Có khả năng mất vốn

Bảng 2.9. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ

Nguồn: Sổ tay Scoring ACB

Hệ thống cảnh báo sớm (Early warning system)

ACB đã xây dựng chương trình cảnh báo sớm từ năm 2012, theo đó chương trình này hoạt động theo ngun tắc cho phép cập nhật những thông tin thay đổi của khách hàng với mục đích thực hiện theo dõi, giám sát và xác định các khoản nợ thuộc cấp độ cảnh báo nào để từ đó có hướng giải quyết, xử lý đối với từng cấp độ cụ thể.

Việc xác định cấp độ cảnh báo sớm được thực hiện dựa vào bộ tiêu chí cảnh báo nợ sớm, mỗi tiêu chí cảnh báo nợ sớm có tối đa 3 cấp độ rủi ro, tùy theo đặc điểm tính chất của từng tiêu chí mà có thể có 1 hoặc 2, hoặc cả 3 cấp độ. Các tiêu chí cảnh báo nợ sớm được phân thành 6 nhóm:

- Tình hình quan hệ giao dịch/ tín dụng của khách hàng tại ACB và các tổ chức tín dụng;

- Tình trạng cơng việc, nhân thân, cư trú (đối với KHCN), tình trạng pháp lý, cơ cấu tổ chức, nhân sự của khách hàng (đối với KHDN).

- Môi trường/ngành nghề kinh doanh; - Vị trí địa lý;

- Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh; - Tình hình nguồn trả nợ;

- Tình hình tài sản bảo đảm.

Việc thực hiện nhận diện khách hàng thuộc trường hợp nợ cần cảnh báo dựa vào các nguồn thông tin như: truy xuất từ hệ thống ACB, nguồn thông tin từ các công ty cung cấp thơng tin tín dụng (CIC), nguồn thơng tin thu thập từ kết quả kiểm tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay theo định kỳ hay đột xuất của khách hàng hoặc nguồn thơng tin thu thập từ bên ngồi như phương tiện truyền thông đại chúng,…

Phương pháp nhận diện cảnh báo sớm: trên cơ sở các nguồn thơng tin nhận diện có được, nếu khách hàng vi phạm một trong các tiêu chí cảnh báo nợ sớm thì sẽ đưa vào danh sách cảnh báo nợ sớm và cập nhật trên chương trình cảnh báo sớm. Trường hợp khách hàng vi phạm cùng lúc nhiều tiêu chí cảnh báo sớm thuộc nhiều cấp độ khác nhau trong cùng một thời điểm thì mức cảnh báo đối với khách hàng được xác định ở cấp độ vi phạm cao nhất.

Hệ thống thông tin quản lý (Management information system)

Hệ thống thông tin quản lý của ACB hiện nay gồm hai hệ thống thơng tin chính có thể kết nối dữ liệu với nhau để đáp ứng yêu cầu về quản lý khách hàng, quản lý rủi ro, giám sát nợ vay và trả nợ của khách hàng đồng thời để đáp ứng yêu cầu về truy xuất báo cáo trong nội bộ ACB và theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Hai hệ thống bao gồm:

- Chương trình CMLS (Customer loan management system): chương trình quản lý dữ liệu hồ sơ vay, tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tài sản bảo đảm, các dữ liệu liên quan đến hồ sơ vay vốn, lịch sử vay vốn của khách hàng tại ACB. Hiện nay chương trình được xây dựng bổ sung thêm các chương trình con như chương trình phê

duyệt ngoại lệ để đáp ứng nhu cầu quản lý hạn mức phê duyệt ngoại lệ, chương trình cảnh báo sớm để đáp ứng yêu cầu cảnh báo nợ sớm.

- Chương trình TCBS (The completed banking solution system): chương trình này quản lý dữ liệu giao dịch của khách hàng với ACB, bao gồm giao dịch huy động (tiền gửi), giao dịch tín dụng và các giao dịch khác. Chương trình này theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng, đáp ứng nhu cầu quản lý và giám sát nợ vay, nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng của ACB. Hiện nay, chương trình này đang được ACB nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi Core–banking và mở rộng để bổ sung nhiều tính năng mới và mở rộng cho việc nạp dữ liệu vào hệ thống, phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, tên gọi mới của chương trình này là TCBS - DNA, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào quý IV năm 2014. Hệ thống thông tin quản lý hiện nay của ACB mặc dù có nhiều bất cập trong việc bổ sung chương trình, xuất dữ liệu báo cáo nhưng nhìn chung có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ACB nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng một cách tương đối.

2.2.2.4 Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng

Như hầu hết các NHTM ở Việt Nam hiện nay, ACB thực hiện theo mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, theo đó ACB thực hiện cơng tác quản lý rủi ro tại hội sở chính, cũng như việc thẩm định, phê duyệt hầu như tập trung về hội sở chính cho những khoản vay tương đối lớn, rủi ro, có phát sinh yếu tố ngoại lệ.

ACB thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại Hội sở chính thể hiện ở việc ACB xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng đồng bộ, thống nhất cho toàn hệ thống, việc này được thực hiện bởi Khối Quản lý rủi ro và một số đơn vị có liên quan như Khối Vận hành. Chính sách thẩm quyền phê duyệt của ACB cho thấy hầu như các khoản vay được phê duyệt bởi các Chuyên viên/Ban tín dụng/Ủy ban tín dụng tại Hội sở chính, ACB chỉ phân bổ những khoản vay nhỏ, ít rủi ro được phê duyệt tại các đơn vị Chi nhánh/Phòng giao dịch.

Ngoài ra, ACB tách biệt hoàn toàn chức năng kinh doanh, tác nghiệp và quản lý rủi ro tín dụng. Điều này thể hiện ở cơ cấu nhân sự và mô tả công việc của các chức danh nhân

viên tại ACB. Chức năng kinh doanh do các chức danh PFC/RA/RO/RM…thực hiện, chức danh tác ngiệp/xử lý nội bộ do chức danh Loan CSR, Kiểm sốt viên tín dụng và các nhân viên thuộc Khối vận hành thực hiện. Chức danh quản lý rủi ro tín dụng do các nhân viên thuộc Khối Quản lý rủi ro thực hiện.

2.2.2.5 Kiểm tốn tín dụng

Hiện nay, ACB có một bộ phận riêng biệt thực hiện việc kiểm tốn nói chung và kiểm tốn tín dụng nói riêng gọi là Ban Kiểm tốn nội bộ.

Ban Kiểm toán nội bộ là đơn vị chun trách thực hiện cơng việc kiểm tốn nội bộ tại ACB, được tổ chức độc lập với các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của ACB. Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm sốt.

Việc kiểm tốn tín dụng được Ban Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, khách quan về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách tín dụng, thủ tục, quy trình tín dụng đã được ban hành. Việc này được thực hiện theo định kỳ hàng năm hoặc thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc.

Thông qua kết quả kiểm toán để đưa ra các cảnh báo, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, tn thủ quy trình, quy định, góp phần đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

2.2.2.6 Văn hóa rủi ro tín dụng

Giá trị văn hóa rủi ro tín dụng của ACB được xây dựng từ năm 2012 và hoàn thiện qua từng năm. Giá trị văn hóa rủi ro tín dụng được hình thành và chuyển tải thông điệp về quản lý rủi ro cho từng cá nhân thực hiện việc quản lý rủi ro tín dụng thơng qua các giá trị như tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược và giá trị cốt lõi của ACB:

Tầm nhìn: Xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chuẩn mực quốc tế.

Sứ mệnh:

- Đẩy mạnh văn hóa về nhận thức và sở hữu rủi ro tín dụng trong ACB và các cơng ty trực thuộc.

- Mang lại sự minh bạch cho các quyết định quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo sự đồng thuận với mục tiêu chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của cổ đơng.

- Đảm bảo quy trình rủi ro tín dụng, cơng cụ, hệ thống thơng tin quản lý vững mạnh và quy mô.

- Trải nghiệm quản lý rủi ro tín dụng là một phần tất yếu và quan trọng trong lộ trình phát triển sự nghiệp của những lãnh đạo ACB tương lai.

Chiến lược:

- Văn hóa và tiêu chuẩn của ACB: Sự nhanh nhạy, tính sáng tạo, tinh thần doanh nhân, mạo hiểm một cách cẩn trọng.

- Thông lệ quốc tế: Sự minh bạch một cách tồn diện và mang tính phịng ngừa; Vai trị và trách nhiệm rõ ràng; Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.

Giá trị cốt lõi của ACB: Cách tân - chính trực - hài hịa – hiệu quả – cẩn trọng.

2.3 Nhận xét, đánh giá về thực trạng hồn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng tại ACB

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.1.1 Dư nợ tín dụng, chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực

Cùng với khó khăn chung của tồn nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng hiện nay, và mặc dù ACB đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề vì có liên quan sự kiện tháng 8/2012, nhưng ACB đã từng bước đứng dậy, vượt qua những khó khăn và đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực về dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng và cơ cấu tín dụng vẫn được phát triển theo chiều hướng an toàn, ổn định.

Dư nợ tín dụng của ACB trong năm 2013 đã tăng nhẹ sau khi chững lại vào năm 2011 và năm 2012 (tăng 4,375 triệu đồng, tương đương 4.25%). Sự chuyển biến của ACB không những tăng về lượng mà còn phát triển về chất, nợ quá hạn của ACB trong năm 2013 đã giảm sau khi đạt mức cao kỷ lục vào năm 2012 (nợ quá hạn năm 2013 là 5.8%, giảm 25.6% so với năm 2012). Cơ cấu tín dụng của ACB trong năm 2012 và năm 2013 vẫn giữ được sự ổn định về cơ cấu nợ ngắn hạn (trên dưới 50%), trung hạn (trên dưới

20%) và dài hạn (trên dưới 30%). Ngoài ra, cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh và theo loại hình doanh nghiệp vẫn giữ ở mức độ ổn định, hợp lý.

2.3.1.2 Xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng

Nhiều ngân hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn loay hoay trong việc xây dựng hệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)