.1 Định giá khoản vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 85 - 104)

Nguồn: Theo Basell II

Với cơ chế tính giá như trên, ngân hàng sẽ phịng tránh được việc cho vay không bù đắp được rủi ro, từ đó chọn lọc, lựa chọn dần những khách hàng mang lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro cao hơn cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả đầu tư cho danh mục tín dụng.

 Quản lý danh mục đầu tư

Một trong những hoạt động mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng rất khuyến khích các ngân hàng thực hiện là quản lý danh mục đầu tư tín dụng. Về lý tưởng, các giải pháp quản lý danh mục đầu tư phải cung cấp được công cụ đo lường vốn kinh tế, hệ số tương quan giữa các khách hàng và tổn thất ngoài dự kiến ở cấp độ danh mục. Tuy nhiên, do độ phức tạp quá cao của việc tính tốn các chỉ tiêu trên, đặc biệt là các

Chi phí hoạt động +Chi phí huy động vốn

- Phân bổ chi phí hoạt động của các hoạt động kinh doanh - Tính tốn chi phí huy động vốn cho mỗi thời kỳ

Chi phí rủi ro (bù đắp tổn thất dự kiến) PD x LGD x EAD Chi phí vốn (bù đắp tổn thất ngồi dự kiến) Tính tốn vốn cần thiết cho mỗi giao dịch

hệ số tương quan rủi ro giữa các khách hàng và ngành hàng trong danh mục đầu tư cũng như do tính khơng sẵn có về nguồn số liệu, đến nay, các danh mục quản lý danh mục đầu tư chủ yếu bao gồm:

- Phân tích rủi ro tập trung thơng qua việc đánh giá tỷ trọng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng ở: (i) một khách hàng; (ii) một nhóm khách hàng; (iii) một ngành hoặc một lĩnh vực kinh tế đặc biệt; (iv) một khu vực địa lý; (v) một loại tài sản bảo đảm… Theo Ủy ban Basel, mức độ tập trung sẽ tạo ra rủi ro lớn cho ngân hàng khi xảy ra những thay đổi bất lợi trong lĩnh vực tập trung tín dụng và vì vậy cần phải phịng tránh thơng qua việc đa dạng hóa ở mức độ phù hợp.

- Phân tích các đặc điểm tổn thất danh mục đầu tư: Bao gồm phân tích xác suất một nhóm khoản vay bị chuyển từ nhóm rủi ro thấp sang nhóm rủi ro cao hơn, phân tích khả năng tổn thất của một khoản vay theo tuổi thọ (quãng thời gian cho vay), phân tích tỷ lệ tổn thất của danh mục đầu tư,…

3.2.1.2 Xây dựng công cụ Kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro (Stress testing)

Kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro là một phân tích hay một bài tập mơ phỏng được thực hiện theo kịch bản kinh tế bất lợi được thiết kế để xác định xem một ngân hàng có đủ vốn để chịu được tác động của những biến động bất lợi của nền kinh tế. Kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro được tiến hành bên trong nội bộ của ngân hàng và để đáp ứng cho việc quản lý rủi ro tín dụng cũng như đáp ứng việc giám sát của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Công cụ này giúp phát hiện những điểm yếu trong hệ thống ngân hàng ngay bước đầu, vì vậy ngân hàng và cơ quan Nhà nước sẽ có những hành động phịng ngừa phù hợp.

Công cụ Kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro áp dụng cho ngân hàng tập trung vào một số rủi ro chính như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản đến sức khỏe tài chính của ngân hàng trong tình trạng khủng hoảng. Kết quả của việc kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro phụ thuộc vào những giả định trong những kịch bản kinh tế khác nhau.

Stress testing (ST) đối với rủi ro tín dụng là q trình xác định tác động của những sự thay đổi khi có sự cố xấu/rất xấu xảy ra lên một danh mục hay tiểu danh mục tín dụng, từ

đó đánh giá tác động đến bảng cân đối tài sản và cuối cùng là tác động lên vốn/ tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng như thế nào. Như vậy, về mặt logic, để thực hiện ST rủi ro tín dụng, cơng việc đầu tiên cần thực hiện là xác định mô hình phản ánh mối quan hệ nợ xấu (tỷ lệ tổn thất) với các biến giải thích. Sau đó chúng ta sẽ gây sốc các biến số này để đánh giá mức độ tác động vào chất lượng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.

Nhìn chung, có ba nhóm yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng (1) chu kỳ kinh tế (yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô); (2) yếu tố rủi ro của từng công ty cụ thể; và (3) chất lượng thể chế (các yếu tố về thể chế/ cấu trúc liên quan đến các quy định về tài chính và cơng tác giám sát ngành tài chính).

Hình 3.1 Các yếu tố vĩ mơ dẫn đến rủi ro tín dụng

Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Th.S Dương Quốc Anh – Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của TCTD trước các cú sốc trên thị trường tài chính

Từ các nhóm yếu tố nêu trên, các mơ hình rủi ro tín dụng căn bản được phát triển. Với các yếu tố kinh tế vĩ mô, rủi ro tín dụng hay chất lượng tài sản được giải thích bằng những biến động xảy ra đối với điều kiện kinh tế vĩ mơ – Mơ hình này gọi là mơ hình

tín dụng vĩ mơ. Về mặt kỹ thuật, ta sẽ sử dụng các công cụ kinh tế lượng để xác định mối

quan hệ giữa chất lượng tài sản và các biến số vĩ mô. Mơ hình này thường được các Ngân hàng Trung Ương sử dụng để đưa ra các dự báo về chất lượng tài sản khi có cú sốc vĩ mơ xảy ra. Biến động tỷ giá Biến động lãi suất Biến động giá nhà cửa, vốn Tỷ lệ đòn bẩy Lạm phát Thất nghiệp Nền kinh tế đi xuống Rủi ro tín dụng

Mơ hình thứ hai là mơ hình dự báo trên cơ sở thơng tin của người đi vay (borrower based approach), theo đó mơ hình phản ánh mối quan hệ chất lượng tài sản của ngân hàng với tình hình hoạt động của đối tượng đi vay. Theo đó, rủi ro tín dụng được giải thích bằng các biến số phản ánh khả năng trả nợ của người đi vay như tỷ lệ đòn bẩy, doanh thu của công ty, tỷ lệ thanh khoản, xu hướng ngành nghề, thu nhập của hộ gia đình, giá trị tài sản thế chấp…Cách làm này thường được các tổ chức tín dụng áp dụng vì họ có nhiều thơng tin chi tiết về đối tượng đi vay.

3.2.1.3 Hồn thiện hệ thống thơng tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý phải được hồn thiện để đảm bảo cung cấp thơng tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho cấp lãnh đạo ngân hàng quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thơng tin. Để hồn thiện được hệ thống thông tin quản lý, ngân hàng phải thực hiện việc bổ sung đội ngũ nhân sự thực hiện việc xây dựng, thử nghiệm vận hành hệ thống thông tin quản lý. Theo như đề cập trên, thực trạng vận hành hệ thống thông tin quản lý hiện nay ở ACB tương đối chậm chạp, việc bổ sung thêm một chương trình để phục vụ cho việc theo dõi, quản lý tín dụng thường mất thời gian rất lâu từ khâu mơ tả chương trình, viết chương trình, chạy thử nghiệm chương trình trên hệ thống, có những chương trình mất khoảng gần 1 năm mới hồn thành. Khi đó, sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng của ACB. Nguyên nhân gây ra thực trạng này một phần là do thiếu hụt đội ngũ nhân sự thực hiện việc xây dựng, thử nghiệm vận hành hệ thống thông tin quản lý. Số lượng nhân viên hiện tại của bộ phận này chỉ khoảng gần 20 người nhưng phải phục vụ cho tất cả các vấn đề thuộc hệ thống thông tin quản lý của tồn ngân hàng thì thực sự là q tải.

3.2.1.4 Hồn thiện cơng cụ cảnh báo nợ sớm

Như đã đề cập ở trên, hệ thống cảnh báo nợ sớm đã được ACB xây dựng từ năm 2012, nhưng đến nay vẫn chưa sử dụng một cách hiệu quả trên thực tế. Do đó, để hồn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng, ACB cần phải hồn thiện hệ thống cảnh báo nợ sớm. Việc hồn thiện cảnh báo nợ sớm có thể thực hiện theo hướng như sau:

ngay khi khách hàng được ACB cấp tín dụng, khơng để đến khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn mới bắt đầu áp dụng công cụ cảnh báo nợ sớm như hiện nay là không hiệu quả.

- Cải thiện bộ tiêu chí cảnh báo nợ sớm theo hướng định lượng, tinh gọn, khơng mang tính chất định tính, chung chung.

- Xây dựng chương trình tự động cho hệ thống cảnh báo nợ sớm, khơng thao tác bằng tay để tránh sai sót, giảm chi phí về thời gian và nguồn lực.

- Có kế hoạch cụ thể về nhân sự thực hiện vận hành cơng cụ này, có thể xây dựng chức danh mới này hoặc tăng thêm thù lao cho nhân viên kinh doanh phụ trách vận hành công cụ này để tăng trách nhiệm trong việc vận hành công cụ cảnh báo nợ sớm.

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 3.2.2.1 Đối với chính phủ 3.2.2.1 Đối với chính phủ

- Duy trì mơi trường kinh tế, chính trị – xã hội ổn định:

Về kinh tế, Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định và hợp lý. Việc xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý tạo mơi trường cho tồn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Nội dung của việc ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: điều chỉnh ưu tiên về đầu tư cơng, kiểm sốt tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Thực tiễn cho thấy sự sai lầm trong chính sách vĩ mơ sẽ làm cho nền kinh tế sụp đổ ngay khi khủng hoảng xảy ra. Bài học từ khủng hoảng của Thái Lan và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 cho thấy các quốc gia phải đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống lành mạnh đủ sức tiếp cận được an toàn vốn nước ngoài, khai thác được tiềm năng nội lực phát triển kinh tế. Nhà nước nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn khơng hiệu quả tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Có như thế ngân hàng mới tránh được những biến động bất ngờ, từ đó hạn chế được rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Về chính trị, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ một mơi

trường chính trị ổn định sẽ khơng gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền chính trị của Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Tuy nhiên, nhà nước cần duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu

tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh, tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM đồng thời giúp ngân hàng hoạch định được chiến lược quản lý rủi ro trong dài hạn.

- Tạo lập và hồn thiện mơi trường pháp lý đảm bảo an tồn tín dụng

Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, môi trường pháp lý hiện nay cịn có nhiều kẽ hở, khơng đồng bộ khiến các ngân hàng thiếu cơ sở pháp lý khi áp dụng vào thực tế. Đặc biệt, các quy định có liên quan đến hoạt động của ngân hàng như về luật nhà ở, luật đất đai, các văn bản dưới luật hướng dẫn cầm cố và thế chấp bất động sản,...Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Luật đất đai mới năm 2013, tuy nhiên văn bản luật này cũng có nhiều vấn đề chưa rõ ràng và gây khó khăn, vướng mắc cho các NHTM trong việc nhận thế chấp tài sản.

- Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được cơng bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi

Mọi tổ chức, cá nhân đều hoạt động trong một mơi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nước khơng được thơng báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngồi khả năng dự báo của ngân hàng, do đó rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả ngân hàng phải gánh chịu đồng thời ngân hàng không vạch định được chiến lược quản lý rủi ro trong dài hạn.

Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và để có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp và ngân hàng cũng có thời gian để hoạch định các chiến lược, chính sách kinh doanh, quản lý rủi ro.

3.2.2.2 Đối với NHNN Việt Nam

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trung ương của các quốc gia đã xây dựng và ban hành khung quản lý rủi ro áp dụng cho các NHTM như Áo, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ,...Tuy nhiên, NHNN Việt Nam chỉ mới có dự thảo về hệ thống quản lý rủi ro mà chưa ban hành văn bản chính thức trên tồn quốc. Do đó, để tạo cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng khung quản lý rủi ro nói chung và khung quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của các NHTM, NHNN Việt Nam cần hoàn thiện và ban hành khung quản lý rủi ro chính thức trên tồn quốc.

- Xây dựng và quy định lộ trình áp dụng các nguyên tắc của Basel II cho các NHTM

Trong khi các ngân hàng đều xây dựng khung quản lý rủi ro thì cần phải có một thước đo chung để so sánh một cách tương đối, đó chính là Basel II. Đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đó là đích đến cho các ngân hàng, nếu xét trên phương diện tiêu chuẩn về an toàn trong hoạt động. Một ngân hàng tuân thủ Basel II cũng đồng nghĩa với việc có một hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến, hiện đại. Do đó, để các ngân hàng có các hướng dẫn, cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng khung quản lý rủi ro theo Basel II, NHNN Việt Nam cần phải chủ động xây dựng và quy định lộ trình áp dụng các nguyên tắc của Basel II, để tạo sự thống nhất và đồng bộ cho tất cả các NHTM đồng thời góp phần tăng cường sự lành mạnh, giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Định hướng của ACB trong thời gian tới là Định hướng khách hàng; Quản lý rủi ro; Kết quả tài chính bền vững; Năng suất và hiệu quả; Đạo đức kinh doanh. Trong đó, về quản lý rủi ro, ACB có định hướng hồn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, xây dựng và hồn thiện một số cơng cụ quản lý rủi ro, lượng hóa các thước đo rủi ro tín dụng.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để hồn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng, trong đó nổi bật là đề xuất mơ hình lượng hóa rủi ro tín dụng và xây dựng công cụ kiểm tra khả năng chịu đựng stress testing.

Luận văn cũng đã đưa ra một số đề xuất với Chính phủ và với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để các giải pháp trên có tính khả thi.

KẾT LUẬN CHUNG

Nền kinh tế thị trường với xu hướng tồn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 85 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)