.3 Tình hình tiền mặt của các NHTM giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Xét về chi tiêu tiền mặt tại quỹ của ngân hàng thì năm 2013 chứng khiến nhóm dẫn đầu là AGR; VCB; TCB; STB; BIDV nhóm ngân hàng có quỹ tiền mặt dồi dào nhất. Nhóm ngân hàng có quỹ tiền mặt ít nhất là OCB; SGB; BVB. Trong năm 2013 các NHTM top đầu có những đặc điểm sau đây: Trong nhóm này ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đứng đầu, cụ thể năm 2011 tiền mặt trong quỹ là 7,295 tỷ đồng; sang năm 2012 đạt 8,579 tỷ đồng, kết thúc năm 2013 đạt 8,548 tỷ đồng, còn ngân hàng Đầu tư và phát triển đứng ở cuối cùng số tiền mặt tại quỹ của ngân hàng năm 2011 là 3,628 tỷ đồng, năm 2012 đạt 3,326 tỷ đồng, đạt

ngân hàng Đơng Á là 4,702 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có số tiền mặt tại quỹ ít nhất là OCB; SGB; BVB quỹ tiền mặt năm 2013 của các ngân hàng này lần lượt là 219 tỷ đồng, 170 tỷ đồng, 108 tỷ đồng.Từ kết quả phân tích ở trên ta có thể thấy rằng các ngân hàng lớn, ngân hàng nhà nước quỹ tiền mặt luôn nằm trong top đầu, điều đáng chú ý là các ngân hàng ở nhóm dưới lại có quỹ tiền mặt đáng kể như VIE; ACB; VPB; MBB. Những ngân hàng nằm trong nhóm 4 trên tất cả các chỉ tiêu vẫn là ngân hàng có quỹ tiền mặt ít nhất, thanh khoản yếu nhất.

Chỉ tiêu tiền gửi tại các tổ chức tín dụng:

Biểu đồ 2.4. Tình hình tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của NHTM giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Đối với chỉ tiêu tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, năm 2011 nhóm ngân hàng có chỉ tiêu tiền gửi cao nhất là VCB, ACB, BIDV, VIE, TCB, MBB, MRB trên 30.000 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có tiền gửi ít nhất là NAB, DAB, SGB. Trong năm 2012, nhóm ngân hàng dẫn đầu đó là VCB, VIE, BIDV,TCB,MBB, AGR. Trong nhóm này Vietcombank đứng đầu với số tiền gửi là 65,712 tỷ đồng, đứng thứ 2 là Vietinbank với 65,451 tỷ đồng, thứ ba là BIDV với 53,770 tỷ đồng, TCB có số tiền gửi 43,190 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ít nhất là BVB, OCB, SGB. Sang năm 2013 nhóm ngân hàng dẫn đầu chỉ tiêu có xu hướng xáo trộn thứ tự, cụ thể nhóm này là các ngân hàng sau đây VCB,VIE, BIDV,AGR, TCB, SHB.Trong nhóm này VCB, VIE là các ngân hàng đi gửi tiền tại ngân hàng khác nhiều nhất với 89,779 tỷ đồng và 47,658 tỷ đồng BIDV với khoản tiền gửi là

37,381 tỷ đồng, Agibank với 31,299 tỷ đồng, SHB có khoản tiền gửi là 30,262 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng ít nhất là NAB, OCB, SGB. Điều này cho thấy những ngân hàng như VCB, VIE, BIDV,AGR,TCB là những ngân hàng dư vốn kinh doanh cho nên gửi khoản tiền rất lớn tại ngân hàng khác, như vậy có thể nói tính thanh khoản của các ngân hàng này là tốt, khả năng tài chính mạnh là nguồn vốn vay đối với các ngân hàng nhóm dưới. NAB, DAB, SGB, OCB là những ngân hàng cần những khoản vay từ những khoản tiền gửi của các ngân hàng lớn này.

2.2.1.4 Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng phải chạy đua nhau từng ngày, có chiến lược marketing thay đổi phù hợp với thị trường với nhu cầu khách hàng, không nhưng thế các ngân hàng còn phải chạy đua với các khung lãi suất để thu hút khách hàng. Dưới đây là tình hình huy động vốn của 15 NHTM :

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)