Định hướng chung cho các giải pháp đối với hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 75)

6. Kết cấu đề tài

4.1 Giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

4.1.1 Định hướng chung cho các giải pháp đối với hệ thống NHTM Việt Nam

Là chủ thể cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế, vì thế, dịng vốn của NHTM khơng thể khơi thơng nếu bản thân các ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả. Vì thế, cần đẩy nhanh, dứt điểm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đồng thời thắt chặt sở hữu chéo bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng, song để kiểm tra, giám sát các đối tượng sở hữu chéo là không đơn giản, nhất là đối với các NHTM chưa niêm yết. Song nếu làm được như vậy sẽ không chỉ tạo ra sự ổn định của hệ thống mà cịn đảm bảo khơng để xảy ra khủng hoảng niềm tin trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên hiện nay, như cho vay nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và xuất khẩu. Bổ sung thêm lĩnh vực ưu tiên đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và cho vay có tác dụng kích cầu thị trường để giảm tồn kho, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo vệ mơi trường... Tạo chu trình khép kín cho sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng vào chuỗi liên kết sản xuất - thu mua - tiêu thụ sản phẩm nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu của hệ thống các ngân hàng (thông qua việc đưa ra các sản phẩm tín dụng như cho vay theo chuỗi, cho vay liên kết,...). Tăng cường kiểm sốt mục đích vay vốn và công tác thanh tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

4.1.2. Giải pháp cho các NHTM Việt Nam

4.1.2.1.Hồn thiện chính sách và hoạt động chăm sóc khách hàng

* Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động huy động vốn

o Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

- Tạo điều kiện một cách thuận lợi, dễ dàng để các doanh nghiệp mở tài khoản, gửi tiền và sử dụng tiền trên tài khoản một cách linh hoạt, đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp để chi trả thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Đối với các loại tiền gửi nằm trên tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi vãng lai, Ngân hàng cần có chính sách khuyến khích phù hợp dành cho doanh nghiệp như: giảm phí chuyển tiền, phí mở séc bảo chi, phí mở thư tín dụng . Thay vào đó, Ngân hàng sẽ khơng phải trả lãi đối với loại tiền gửi này, số thu từ lãi phải trả đó sẽ được bù trở lại đối với những phần chi cho doanh nghiệp song vẫn tạo được tâm lý thoả mãn hơn cho chính các doanh nghiệp đó.

- Ngân hàng tiến hành nghiên cứu thường xuyên đối với những biến động trên tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp để rút ra được các quy luật vận động của vốn, giúp doanh nghiệp sử dụng tốt số vốn trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao sẽ tạo nguồn vốn trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng càng nhiều.

o Đối với khách hàng là cơ quan hành chính sự nghiệp:

Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp như Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội... là các cơ quan có quản lý một lượng tiền khá lớn. Trong thời gian tới Ngân hàng cần có mối quan hệ tốt, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về tiền mặt, thanh toán chi trả cho khách hàng, sẽ thu hút được nguồn vốn khá lớn từ đối tượng khách hàng này.

o Đối với khách hàng thuộc tầng lớp dân cư:

Để thu hút được nguồn vốn đặc biệt quan trọng này, ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đa dạng hoá các loại tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau mang tính linh hoạt, có mức lãi suất đảm bảo phù hợp về lợi ích giữa ngân hàng và người gửi, kèm theo những loại tiền gửi là những hình thức khuyến mại hấp dẫn như quà tặng, thưởng lãi suất tuỳ theo mức độ tiền gửi, dự thưởng...

Các ngân hàng thương mại cần xây dựng kế hoạch về việc bố trí giờ làm việc để giao dịch phù hợp hơn với khách hàng. Trong khả năng và điều kiện cho phép có thể làm việc cả ngày nghỉ và thời gian ngồi giờ hành chính để thu hút được một khối lượng lớn khách hàng bận cơng việc trong giờ hành chính tham gia gửi tiền và lĩnh tiền. Hoạt động của Ngân hàng gần gũi hơn với đời sống của dân chúng không chỉ thu hút được nguồn vốn cho ngân hàng, mà cịn làm nâng cao hình ảnh, uy tín của chính ngân hàng trong nhân dân.

* Cơng bố thơng tin minh bạch, chính xác, ổn định lịng tin khách hàng

Thời gian vừa qua, một số ngân hàng gặp khơng ít khó khăn trong việc đáp ứng khả năng chi trả khi khách hàng có nhu cầu. Nguyên nhân gây ra những sự việc đó một phần là do đa số khách hàng khơng tin tưởng vào nguồn lực tài chính của ngân hàng dẫn đến việc rút vốn hàng loạt do khách hàng lo ngại rủi ro xảy ra. Việc công bố thơng tin khơng nhất qn, thiếu chính xác là một yếu tố quan trọng khiến cho ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản do lòng tin của khách hàng sụt giảm. Do đó, ngân hàng cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm công bố thông tin rộng rãi đến các khách hàng. Việc thơng tin tài chính của ngân hàng được cơng khai minh bạch sẽ ổn định được lòng tin khách hàng, tránh được những thông tin không tốt gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng trên thị trường, hạn chế được hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt. Bên cạnh đó, cơng bố thơng tin rộng rãi đến người dân nhằm giúp quảng bá thương hiệu của ngân hàng đến với mọi người,thu hút đa dạng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

4.1.2.1.Giải pháp quản lý rủi ro thị trường

Hiện tại, một số ngân hàng vẫn chưa có một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản cụ thể cũng như chưa thực hiện quản trị rủi ro theo một phương pháp hợp lý và hiệu quả. Vì vậy, để chiến lược quản trị đạt hiệu quả cao, bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cần phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản kết hợp với các loại rủi ro thị trường. Đồng thời nghiên cứu và đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm phòng ngừa tối đa những thiệt hại do sự tác động lẫn nhau của rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản gây ra. Trong đó, loại rủi ro thị trường ảnh hưởng nhiều nhất đến thanh khoản là rủi ro lãi suất. Một sự thay đổi lãi suất đột ngột trên thị trường có thể ảnh hưởng đến luồng tiền vào và ra, từ đó tác động đến trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng.

Bộ phận quản trị của các ngân hàng cần kiểm tra, giám sát thường xuyên tác động qua lại của hai loại rủi ro này. Từ đó đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác nhằm giảm thiểu những rủi ro do sự biến động của lãi suất, cấu trúc lại tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất đến rủi ro thanh khoản một cách thấp nhất.

4.1.2.3. Hạn chế thấp nhất rút tiền gửi có kỳ hạn trước hạn:

Thời gian gần đây hệ thống NHTM luôn gặp vấn đề về thanh khoản, đặc biệt là ở các NHTM cổ phần nhỏ. Một trong những giải pháp giảm rủi ro thanh khoản là không cho phép rút trước hạn tiền gửi có kỳ hạn, trừ trường hợp đặc biệt khi khách hàng có thỏa thuận trước với ngân hàng. Việc ổn định hệ thống tài chính là một hướng đi đúng, tuy nhiên biện pháp này có thể gặp vấn đề về tính khả thi của nó. Trong mơi trường lạm phát cao và khó dự báo được trước như hiện nay, trừ trường hợp được thỏa thuận lãi suất vượt trần, người gửi tiền không muốn thực hiện các hợp đồng dài hạn với lãi suất danh nghĩa cố định. Ngược lại, nếu phải trả mức lãi suất huy động vượt trần thì các NHTM lại khơng muốn huy động dài hạn. Do vậy, các khoản tiền huy động được của các NHTM thường là ngắn hạn và tạo ra sự lệch pha kì hạn giữa các khoản tiền gửi và cho vay. Kết cục là các NHTM thường phải tham gia vào các cuộc đua lãi suất huy động hoặc đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, nhiều lúc vượt 20%, như trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời.

4.1.2.4.Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả là cơ sở để mở rộng hoạt động tín dụng.

- Kiểm tra trước khi cho vay là kiểm tra các quy trình nghiệp vụ, việc thẩm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc chưa, xem xét các thủ tục giấy tờ đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hay chính xác chưa, điểm nào cịn bất hợp lý, cịn sai sót nhằm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này.

- Kiểm tra trong khi cho vay, đó là giai đoạn tiền vay đã được giải ngân, các kiểm tra viên sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, xem xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay khơng, đây là q trình cần sát sao nhất trong một món vay vì tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của ngân hàng.

- Kiểm tra sau khi cho vay, công tác kiểm tra cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần hạn chế. Đồng thời, ngân hàng cần định kỳ đánh giá thực trạng dư nợ, rà sốt các món vay để kịp thời phát hiện các khoản vay có vấn đề, chủ động đề ra các biện pháp ngăn chặn,

xử lý thích hợp. Tập trung thu nợ các doanh nghiệp có biểu hiện sa sút về năng lực sản xuất và năng lực quản lý.

4.1.2.5. Củng cố và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng ngân hàng.

Trong thực tế, do tính chất phức tạp của kinh tế thị trường, sự khó khăn trong cơng tác cho vay thì địi hỏi cán bộ tín dụng có kiến thức nghiệp vụ chun mơn giỏi và cả những kiến thức khác một cách thường xuyên, để có được điều này thì các NHTM cần tổ chức thi tuyển nhân viên đầu vào một cách công bằng, lựa chọn những người thực sự có năng lực, có trình độ, ưu tiên những người đã từng làm cơng tác tín dụng. Đối với những cán bộ tín dụng lâu năm phải có kinh nghiệm nắm bắt nhanh các chủ trương chính sách của Chi nhánh, Các NHTM cũng như của Đảng, Nhà nước, biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương trong từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, Các NHTM cần có kế hoạch tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức kinh tế thị trường, đáp ứng tính cập nhật của những vấn đề kinh tế hiện đại. Nhưng khả năng của mỗi người có hạn nên khơng thể một lúc tiếp thu được tất cả các kiến thức tổng hợp nên ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo từng bước mang tính chuyên sâu.

Đối với những cán bộ quản lý kinh doanh thì khơng chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng mà cần nắm chắc tất cả các nghiệp vụ khác của ngân hàng, có khả năng phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế một cách tổng hợp, sắc bén, có kinh nghiệm thực tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, thêm vào đó cơng tác quản lý địi hỏi cần có nghệ thuật quản lý, công tác tổ chức cán bộ cần có tính chun sâu trong cơng việc, mỗi người phụ trách một cơng việc cụ thể và hồn tồn chịu trách nhiệm về kết quả cơng việc của mình, mọi nhân viên kinh doanh nghiêm túc thực hiện đúng theo đường lối, chủ trương của ngân hàng với một tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao.

4.1.2.6. Áp dụng chiến lược quản trị cân đối thanh khoản tài sản:

Theo những phân tích về thực trạng thanh khoản của các NHTM ở chương 3, ta thấy rằng tỷ lệ sở hữu tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng rất thấp. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn vay mượn trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vì vậy, ngân hàng cần cân đối tỷ trọng

tài sản Có và tài sản Nợ cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản xuống mức thấp nhất.

Ngân hàng cần nâng tỷ lệ đầu tư đối với các tài sản có tính thanh khoản cao.

Hiện nay, ngân hàng vẫn chưa đầu tư vào tiền gửi tại các TCTD khác. Đó là một hạn chế lớn của ngân hàng vì tiền gửi tại các TCTD khác được xem là một tài sản có tính thanh khoản cao, có tỷ suất sinh lời cao hơn tiền mặt. Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần xem xét đầu tư vào khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác nhằm tạo nguồn thanh khoản cho ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có thể thuận tiện trong giao dịch thanh toán với các ngân hàng khác.

Số lượng chứng khoán thanh khoản thuộc sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ lệ chưa cao trên tổng tài sản Có. Do đó, ngân hàng cần ưu tiên đầu tư vào chứng khoán thanh khoản. Bởi lẽ, chứng khoán thanh khoản là tài sản Có có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt khi ngân hàng có nhu cầu về thanh khoản. Tuy nhiên, chứng khoán thanh khoản mà ngân hàng nắm giữ đều là chứng khốn kinh doanh có tỷ suất sinh lời thấp hơn chứng khốn thị trường. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu, mở rộng đầu tư vào chứng khoán thị trường nhằm tạo nguồn tài sản thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo tỷ suất sinh lời cho ngân hàng.

Ngân hàng nên cân đối cơ cấu giữa huy động và cho vay.

Các ngân hàng thương mại hầu như đã sử dụng hầu hết khoản tiền gửi khách hàng vào cho vay. Việc ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào dư nợ tín dụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần giảm bớt tỷ trọng tín dụng để đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao hơn, đề ra một tỷ lệ phù hợp giữa huy động và cho vay.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá ra thị trường nhằm đảm bảo nguồn vốn ổn định vì các loại giấy tờ có giá thường không biến động nhiều như tiền gửi thông thường. Đồng thời, ngân hàng cần đa dạng hóa khách hàng cho vay, hạn chế các món vay tập trung vào một khách hàng hay một ngành nghề nhất định nhằm hạn chế rủi ro trong danh mục cho vay.

họ cần đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ bị phụ thuộc vào thị trường do sự biến động lãi suất và khả năng cho vay trên thị trường tiền tệ. Mặt khác, khi ngân hàng vay mượn quá nhiều sẽ dẫn đến những đánh giá bất lợi về tình hình tài chính làm giảm sự tin cậy của khách hàng có thể dẫn đến hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt hoặc các ngân hàng khác sẽ từ chối tài trợ vay vốn khiến cho ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 75)