Yếu tố thâm dụng 48 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH sứ minh long i trong thị trường nội địa , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 61)

2.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi theo mơ hình kim cương của

2.2.1 Yếu tố thâm dụng 48 

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 59 trên thế giới trong các nền kinh tế là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009) và đứng thứ 128 (xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người). Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài (http://vi.wikipedia.org).

Được đánh giá là quốc gia có cơ cấu dân số vàng, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào có thể đóng góp đáng kể tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội. Chi

phí nhân cơng tương đối thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành thủ cơng mỹ nghệ, trong đó có ngành sứ dân dụng. Tuy nhiên, được xếp trong số các quốc gia yếu về phát triển nguồn nhân lực, hơn 65% lực lượng lao động của Việt Nam khơng có kỹ năng chuyên môn, 78% lao động từ 20-24 tuổi khơng có hoặc thiếu kỹ năng chun mơn. Điều này tạo khó khăn cho việc quản lý nhân sự, tuyển dụng nhân sự cấp cao.

Việt Nam đã thực hiện thành cơng q trình chuyển đổi chính thức từ một nước có thu nhập thấp thành một nước có thu nhập trung bình. Cụ thể, Việt Nam đã đạt được điều đó qua việc thúc đẩy các lợi thế kinh tế chính, trong đó có chi phí nhân cơng tương đối thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, ưu đãi về địa lý, sự ổn định về chính trị và sự hấp dẫn về một thị trường mới, rộng lớn, chưa được khai thác với tiềm năng nội địa lớn. Cùng với đó, Việt Nam đã nhận được các khoản vốn vay ưu đãi (ODA) lớn từ các nguồn song phương và đa phương cùng với các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam năm 2011 tiếp tục sụt giảm. Cụ thể, nguồn vốn FDI năm 2011 đạt 14,7 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, vốn đăng ký mới giảm tới 35%, chỉ đạt 11,6 tỷ USD. Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn FDI thì đây thực sự là một thách thức. Bên cạnh những lợi ích từ nguồn vốn do FDI đem lại như bổ sung nguồn vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, tăng số lượng việc làm và nhân cơng,…, thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp FDI.

Lãi suất cơ bản tuy vẫn được giữ nguyên ở mức 9% trong cả năm. Lãi suất tái chiết khấu đã được điều chỉnh tăng từ 7% lên mức 12% trong quý I và lên mức 13% cho quý III và IV. Trong khi đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ mức 9% trong tháng 1 lên tới 15% từ quý IV. Đối với các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn vay thì lãi suất cao sẽ là một gánh nặng. Tuy nhiên, với khả năng tài chính vững mạnh, thì đây là một cơ hội để Minh Long I mở rộng thị trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao. Trong khi đó, chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,89%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%). Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.

Nguồn: http://www.gso.gov.vn

Hình 2.6: Biểu đồ tăng trưởng giá trị bán lẻ theo tháng.

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao. Trong năm 2011, lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58% so với giai đoạn tương ứng của năm. Mức lạm phát tăng cao trong 4 tháng đầu năm, lên tới mức 3,32% trong tháng 4, do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóa, năng lượng và cung tiền. Từ tháng 5 trở đi, nhờ những nỗ lực ổn định quyết liệt của chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011. Trong số 11 nhóm hàng hóa, chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thơng có tốc độ tăng giá âm khoảng 4% so với năm 2010, còn tất cả các mặt hàng còn lại đều có tốc độ tăng khá cao, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó chủ yếu là lương thực và thực phẩm) và giáo dục.

Trên lĩnh vực dịch vụ, sức tiêu dùng trong nước trong quý IV/2011 tăng hơn so với 3 quý đầu do mức lạm phát giảm dần so với những tháng trước đó. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 12 tháng năm 2011 tăng 24,2% so với năm trước. Tỷ trọng của các lĩnh vực kinh doanh trong tổng mức bán lẻ khá ổn định so với năm trước. Cụ thể, kinh doanh thương nghiệp vẫn chiếm tới 78,8% tổng mức bán lẻ, khách sạn - nhà hàng chiếm 11,3% và du lịch chiếm 0,9%.

Tốc độ tăng trưởng tương đối khá của nền kinh tế Việt Nam cùng với sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ với tỷ trọng khách sạn, nhà hàng chiếm 11,3% và du lịch chiếm 0,9% là một cơ hội thuận lợi cho ngành sứ dân dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH sứ minh long i trong thị trường nội địa , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)