Minh Long I được đánh giá là có các yếu tố bên trong mạnh. Bên cạnh những bước đi đúng đắn trong việc mạnh dạn dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, kiểm soát nguồn nguyên vật liệu đầu vào, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng tầm chất lượng sản phẩm, Minh Long I cịn có những hạn chế cần được khắc phục nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nguồn nguyên liệu được trữ với số lượng lớn nhưng việc kiểm tra bằng mắt thường cịn có những hạn chế trong phát hiện những khiếm khuyết của nguyên vật liệu.
Hiện tượng thiếu hụt hoặc tồn kho thành phẩm nhiều dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao.
Sự thay đổi nhân sự lành nghề thường xuyên dẫn đến chi phí quản lý nhân sự, đào tạo cao, đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Hệ thống nhà phân phối chọn lọc giúp nâng cao hình ảnh của Minh Long I trong mắt người tiêu dùng nhưng lại làm hạn chế khả năng mở rộng nhà phân phối và khả năng tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng.
Giá cả cịn được định giá theo tiêu chí hàng cao cấp xuất khẩu nên chưa thích hợp với người tiêu dùng bình dân, đặc biệt trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Các chương trình truyền thơng và chăm sóc khách hàng cịn hạn chế. Mức độ nhận thức của người tiêu dùng về các đặc tính sản phẩm sứ cịn ít.
Tóm lại, Minh Long I cần có những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất nhằm đưa giá thành sản phẩm gần với mức thu nhập của người dân trong nước. Bên cạnh đó, Minh Long I cũng cần phát triển kênh phân phối và marketing nhằm khai thác tối đa thị trường tiềm năng trong nước. Trên cơ sở đó, trong chương 3, tác giả đề xuất một số giải pháp trong quy trình sản xuất và quản lý nhằm tối ưu chi phí sản xuất, đồng thời tác giả cũng đưa ra giải pháp về marketing nhằm phát triển hơn nữa thị trường trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sứ Minh Long I.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Hiện nay, Minh Long I đang là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm gốm sứ dân dụng cao cấp. Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho Minh Long I. Sự có mặt các sản phẩm đến từ các hãng sản xuất khác trên thế giới trên thị trường Việt Nam cùng với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước đã gia tăng sức ép lên sự phát triển của Minh Long I. Với định hướng duy trì vị trí là hãng sản xuất gốm sứ cao cấp đứng đầu thị trường Việt Nam và nâng cao vị thế quốc tế với các hãng sản xuất gốm sứ hàng đầu thế giới, công ty TNHH sứ Minh Long I cần phải duy trì và phát triển những lợi thế cạnh tranh đang có, tiếp tục tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới. Bên cạnh đó, nhằm đạt mục tiêu đưa sản phẩm Minh Long I không phải chỉ dành cho người giàu, mà là sản phẩm cao cấp dành cho tất cả mọi đối tượng trong xã hội, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Cơ sở của nhóm giải pháp nhóm giải pháp này dựa trên những kết quả của phân tích chương 2. Đó là, tận dụng điểm mạnh về chất lượng và thương hiệu, Minh Long 1 tiếp tục giữ vững thị phần của thị trường cao cấp; ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và phương pháp quản trị hiên đại nhằm giảm chi phí sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, khắc phục điểm yếu về giá, gia tăng thị phần của thị trường trung cấp; tăng cường marketing và mở rộng hệ thống phân phối, khắc phục điểm yếu về hệ thống phân phối và marketing, nhằm hỗ trợ cho việc phát triển thị phần. Cụ thể là: