Giải pháp về Quy trình sản xuất – tác nghiệp 62 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH sứ minh long i trong thị trường nội địa , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 73)

Cơ sở của giải pháp này là tối ưu hóa chi phí sản xuất bằng cách cải tiến về quy trình sản xuất, giảm thiểu những chi phí rủi ro do các sản phẩm bị lỗi hình thành trong quá trình sản xuất được đề cập ở phần phân tích quy trình sản xuất – tác nghiệp trong chương 2. Các sản phẩm bị lỗi chủ yếu xuất phát từ nguyên vật liệu không đồng nhất, kém chất lượng và tay nghề nghệ nhân không thành thạo.

Một là, Minh Long I cần tăng cường kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, ứng dụng các thiết bị kiểm tra tự động như thiết bị siêu âm nhằm kiểm tra độ đồng nhất của nguyên vật liệu, giảm thiểu tỷ lệ lỗi xuất hiện ở nguyên vật liệu đầu vào. Kiểm tra siêu âm là một trong những phương pháp mang tính đột phá về cơng nghệ và khoa học nhất trong các phương pháp kiểm tra không phá hủy. Nguyên lý chung của phương pháp siêu âm là phát ra năng lượng sóng âm tần số cao, truyền vào bên trong vật liệu. Phân tích kết quả dưa trên sự bất liên tục của sóng âm phản hồi để xác định khuyết tật bên trong vật liệu. Tính đồng đều của mật độ trong gốm sứ đã nung và chưa nung có thể xác minh bằng cách đo vận tốc âm. Chi phí cho trang bị thiết bị vào khoảng 1 tỷ đồng nhưng có thể giảm thiểu tỷ lệ lỗi của sản phẩm từ 10% xuống còn 1-2%.

Hai là, đối với lỗi sản phẩm do tay nghề nghệ nhân không thành thạo gây ra, tác giả đề xuất theo hướng ổn định nhân sự bằng việc thực hiện đầu tư nơi ăn ở, tăng cường chính sách tiền lương cho cơng nhân lành nghề cùng với dành khoản ngân quỹ trong việc đào tạo, khen thưởng, nhân viên, tạo động lực cho người lao động chú tâm làm việc và sáng tạo. Bên cạnh đó, từng bước thay thế các cơng đoạn thủ cơng bằng máy móc tự động hóa sẽ hạn chế tỷ lệ lỗi do con người gây ra, tiết kiệm vật tư, tạo dòng chảy trong dây chuyền sản xuất một cách gọn nhẹ, suôn sẻ, năng động. Điều này sẽ giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Nếu làm tốt công đoạn này, tỷ lệ lỗi của các sản phẩm cao cấp sẽ giảm từ 50% xuống còn khoảng 10%.

Ba là, Minh Long I cần tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất theo hướng sản xuất hàng loạt nhằm tận dụng lợi thế về quy mô, đưa giá của sản phẩm về mức mà đại đa số người tiêu dùng có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH sứ minh long i trong thị trường nội địa , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)