Một số nghiên cứu có liên quan đến quan hệ giữa ERPT và lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở việt nam, bằng chứng thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) (Trang 27 - 34)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT & TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá

2.2.2 Một số nghiên cứu có liên quan đến quan hệ giữa ERPT và lạm phát

+ Nghiên cứu về sự bất cân xứng của truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát.

Phần lớn những nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá trong thập niên 2000 đều kết luận rằng quan hệ truyền dẫn và lạm phát là ổn định theo thời gian. Tuy nhiên, quan điểm này ngày càng bị thách thức, đặc biệt đối với những quốc gia áp dụng lạm phát mục tiêu dường như đã làm giảm lạm phát. Cùng thời điểm này, một vài nghiên cứu cũng tìm thấy rằng truyền dẫn có mức độ khác nhau khi xem xét sự tăng giá và giảm giá, nghĩa là truyền dẫn là bất cân xứng. Taylor (2000) đã cho rằng sự sụt giảm của truyền dẫn tỷ giá có liên quan đến mơi trường lạm phát thấp.

Bài báo của Taylor (2000) kiểm tra khả năng lạm phát thấp và ổn định là nguyên nhân của sự sụt giảm trong mức độ mà các doanh nghiệp truyền dẫn sự gia tăng của chi phí do những biến động tỷ giá vào trong mức giá. Sự sụt giảm trong truyền dẫn tỷ giá này có thể được giải thích như sự suy giảm trong quyền định giá của các doanh nghiệp đã được dẫn chứng bởi nhiều quan sát trong những năm gần

đây, đặc biệt ở Mỹ. Đây có thể là lý do đã giúp cho lạm phát được giữ ở mức thấp khi phải đối mặt với áp lực lớn của phía cầu ở Mỹ vào cuối những năm 1990. Có hay khơng truyền dẫn thấp hay quyền định giá giảm đã ảnh hưởng đến lạm phát, những điểm chính của bài báo này đó là truyền dẫn thấp không nên xem là yếu tố ngoại sinh cho môi trường lạm phát thấp.

Để kiểm tra khả năng lạm phát thấp đã dẫn đến quyền định giá thấp, tác giả đã đưa ra một mơ hình kinh tế vĩ mơ rất đơn giản. Mơ hình này chỉ ra rằng những thay đổi trong quyền định giá được quan sát một phần là do thay đổi trong sự kỳ vọng của những biến động giá cả và chi phí. Nói cách khác, mức độ mà một doanh nghiệp thích ứng với sự gia tăng trong chi phí hay giá cả tại những doanh nghiệp khác bằng sự gia tăng mức giá riêng của nó phụ thuộc vào sự gia tăng được kỳ vọng là dai dẳng như thế nào. Mơ hình định giá gồm có 3 phương trình như sau:

Tất cả các biến được tính theo phần trăm độ lệch với xu hướng. Khoảng thời gian cho ước lượng các tham số là quý. là giá được thiết lập bởi các doanh nghiệp trong kỳ t, là giá bình quân trong kỳ t, là cung tiền và sản lượng trong kỳ t. Có nhiều cách để giải quyết hệ phương trình này, Taylor sử dụng thuật

toán khai triển của Fair và Taylor (1983).

Bằng cách mơ phỏng và giải quyết hệ phương trình này cho các hướng đi khác nhau của cung tiền, tác giả đã chỉ ra rằng sự tương quan giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát là như thế nào, những kết quả này có thể được tóm tắt như sau:

- Khi cung tiền tăng dần và được giữ ổn định sau đó, các doanh nghiệp sẽ tăng giá và duy trì mức gia tăng này lâu dài, khi này sự truyền dẫn là lớn hơn và sẽ có một sự gia tăng lớn trong lạm phát.

Hình 3 :Tác động của một gia tăng vĩnh viễn trong cung tiền.

Nguồn: Taylor (2000)

- Khi cung tiền tăng lên tạm thời và sau đó quay về mức ban đầu, các doanh nghiệp sẽ tăng giá nhưng ở mức thấp và giá cả sẽ quay về mức ban đầu, do đó sự truyền dẫn sẽ thấp hơn.

Hình 4: Tác động của sự gia tăng tạm thời trong cung tiền.

Nguồn: Taylor (2000)

Từ những kết quả mô phỏng, Taylor cho rằng lạm phát thấp có thể chính nó đã làm giảm mức truyền dẫn hay làm giảm quyền định giá của các doanh nghiệp. Đặc biệt, mơ hình định giá lệch pha của ơng trong điều kiện các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền, ngụ ý là quyền định giá và việc duy trì sự gia tăng của chi phi đối với doanh nghiệp có liên quan trực tiếp với nhau. Để một doanh nghiệp quyết định điều chỉnh giá cả của nó bao nhiêu phụ thuộc vào lạm phát, vì lạm phát thấp có thể liên quan đến sự duy trì những thay đổi ít trong chi phí và mức giá ở những doanh nghiệp khác. Nếu giá đã được thiết lập cho vài kỳ trước đó thì sự thay đổi ít của chi phí được duy trì, kết quả truyền dẫn sẽ nhỏ hơn, đó là đặc trưng của việc làm giảm quyền định giá. Đều này là đúng cho dù sự gia tăng chi phí đến từ thay đổi trong giá nhập khẩu do sụt giảm tỷ giá hay thay đổi trong giá tiêu dùng hay tiền lương.

Ở Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu về sự truyền dẫn bất cân xứng của tỷ giá hối đoái. Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2012) đã nghiên cứu Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại VN. Bài này sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen, mơ hình véc tơ điều chỉnh sai số và mơ hình véc tơ tự hồi quy. Trong đó tập trung vào sự chuyển dịch bất cân xứng từ tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu. Tuy nhiên Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khơng có sự chuyển dịch bất cân

xứng (sự chuyển dịch là như nhau) vào giá nhập khẩu trong trường hợp thay đổi tỷ giá hối đoái lớn so với thay đổi tỷ giá hối đoái nhỏ.

+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở những quốc gia trải qua các cơ chế lạm phát khác nhau.

Lý thuyết truyền thống về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu cho rằng sự truyền dẫn tỷ giá được xác định bởi các yếu tố vĩ mô và ngoại sinh với chính sách tiền tệ. Nhưng ngược lại, J. Taylor (2000) cho rằng sự sụt giảm trong truyền dẫn là kết quả của môi trường lạm phát thấp. Mơi trường lạm phát cao sẽ có xu hướng làm tăng ERPT. Theo quan điểm này, truyền dẫn phụ thuộc vào cơ chế chính sách.

Đến năm 2006, Choudhri, E.U., Hakura, D.S. đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện quan điểm được đề xuất bởi J. Taylor (2000). Choudhri và cộng sự (2006) đã thiết lập một mơ hình lý thuyết kết hợp kiểu định giá thay đổi của Taylor, và sử dụng mơ hình lý thuyết này để ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng. Để kiểm định các giả thuyết của J. Taylor, bài báo khởi sự từ một mơ hình kinh tế vĩ mơ mở. Một cơ sở dữ liệu lớn từ 1979-2000 của 71 quốc gia được sử dụng để ước lượng mối quan hệ này. Có một bằng chứng mạnh về tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa truyền dẫn và lạm phát bình quân qua các quốc gia và các thời kỳ. Hơn nữa bằng chứng hỗ trợ mạnh mẽ sự tương quan giữa lạm phát và truyền dẫn ở một số quốc gia mà nó đã trải qua sự chuyển đổi đáng kể trong môi trường lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát giữ một vai trị quan trọng hơn hẳn các biến vĩ mô khác trong việc giải thích sự thay đổi của truyền dẫn tỷ giá hối đối. Nhóm tác giả xem xét mối quan hệ dựa trên phương trình sau trong đó đại diện CPI trong nước, và là tỷ giá hiệu lực danh nghĩa và CPI nước ngoài. ERPT vào CPI qua N kỳ có thể

được xác định như lũy kế tác động của 1 đơn vị tăng lên trong log của tỷ giá danh nghĩa trong kỳ t lên log CPI trong kỳ t+N (nghĩa là, tổng của các hệ số năng động:

Đầu tiên họ giả định rằng những biến trong phương trình trên là khơng có quan hệ đồng liên kết và ước lượng mối quan hệ này trong dạng sai phân bậc nhất. Sau đó, nhóm tác giả phân tích độ nhạy của kỹ thuật ước lượng này. Quan hệ tryền dẫn được ước lượng riêng biệt cho mỗi cơ chế lạm phát (Lạm phát thấp, vừa và cao được xác định là bao gồm những quốc gia với lạm phát trung bình thấp hơn 10%, giữa 10% và 30%, và trên 30%). Một số bằng chứng về ERPT mà bài này đã tìm thấy như sau:

- ERPT trung bình cho mỗi nhóm tăng lên theo thời gian, đối với tất cả các nhóm sự tương quan giữa lạm phát và truyền dẫn là dương. Sự truyền dẫn tỷ giá hối đối thấp nhất cho nhóm lạm phát thấp và cao nhất cho nhóm lạm phát cao.

- Bằng chứng về sự ảnh hưởng của lạm phát đối với sự truyền dẫn tỷ giá ở những quốc gia chỉ trải qua lạm phát vừa và cao (Argentina, Brazil và Peru), cho thấy rằng truyền dẫn cho cơ chế lạm phát cao là cao hơn cơ chế lạm phát vừa phải trong mỗi kỳ quan sát.

- Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy sự tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và truyền dẫn ở những quốc gia chỉ trải qua một cơ chế lạm phát và cả những quốc gia trải qua hai cơ chế lạm phát khác nhau.

- Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã kết luận rằng sự truyền dẫn tỷ giá hối đối phụ thuộc vào môi trường lạm phát của một quốc gia. Kết luận này hàm ý một ý nghĩa quan trọng đối với người điều hành chính sách.

+ Nghiên cứu sự truyền dẫn thấp của tỷ giá vào lạm phát và mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và truyền dẫn tỷ giá.

Từ sau Taylor (2000) đã có những tranh luận gay gắt về những nguyên nhân của sự truyền dẫn tỷ giá thấp. Có nhiều giải thích khác nhau, đầu tiên là lạm phát thấp bị đổ lỗi cho các đặc tính khác nhau của thị trường hàng hóa, chẳng hạn như các doanh nghiệp cạnh tranh khơng hồn hảo định giá hàng hóa theo thị trường, danh mục các hàng hóa trong nước được giao dịch, tầm quan trọng của những hàng

hóa phi mậu dịch, hay là vai trị của những hàng hóa thay thế trong việc phản ứng lại những thay đổi tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều lập luận khác cho rằng sự suy yếu của truyền dẫn tỷ giá hối đoái liên quan đến việc chậm thay đổi của giá cả hàng hóa ở mức độ tiêu dùng.

Một câu hỏi là liệu rằng truyền dẫn tỷ giá là do giá cả cứng nhắc hay do đặc điểm cấu trúc của thương mại quốc tế là quan trọng hơn. Nếu mức độ truyền dẫn thấp là do giá cả cứng nhắc thì giống với đề xuất của Taylor (2000). Devereux và Yetman (2010) đã phát triển một mơ hình lý thuyết có thể sử dụng để giải thích các yếu tố quyết định của truyền dẫn tỷ giá đến các mức giá tiêu dùng. Kết luận của nghiên cứu này chỉ ra rằng truyền dẫn tỷ giá thấp vào chỉ số lạm phát ít nhất một phần là do chậm điều chỉnh giá danh nghĩa. Hơn nữa, ngoài việc những kết quả thực nghiệm cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự tồn tại của giá cứng nhắc trong xác định mức độ truyền dẫn, mơ hình lý thuyết còn cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát. Một vài kết quả nghiên cứu quan trọng của Devereux và Yetman (2010) như sau:

- Đối với những quốc gia lạm phát thấp, truyền dẫn tỷ giá nhìn chung là thấp hơn nhiều so với mức hoàn toàn. Nhưng đối với những quốc gia tỷ lệ lạm phát cao hơn thì truyền dẫn tỷ giá cao hơn, vì các doanh nghiệp thấy rằng các chi phí thực đơn của thay đổi giá được bù đắp nhiều hơn bởi vì giá cả hàng hóa hiện tại đang cách xa mức mong muốn của họ. Hơn nữa, mối quan hệ này là phi tuyến. Vì lạm phát tăng trên một vài giá trị ngưỡng, khơng có sự tác động nhiều hơn đến lạm phát từ những thay đổi của tỷ giá.

- Để tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã thêm vào mơ hồi quy biến lạm phát trung bình và biến độ lệch chuẩn của lạm phát để xem xét ảnh hưởng của sự biến động lạm phát đến sự truyền dẫn tỷ giá, kết quả hồi quy cũng có ý nghĩa thống kê tốt, cho thấy sự biến động của lạm phát và tỷ giá cũng là nguyên nhân làm gia tăng sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái.

- Tác giả cũng mở rộng phân tích bằng cách loại ra những quan sát lạm phát cao, chia thời kỳ quan sát thành 4 giai đoạn phụ để hạn chế sự thiên lệch những kết quả hồi quy, và cuối cùng là kết hợp vừa ước lượng những giai đoạn phụ vừa loại trừ những quan sát lạm phát cao. Kết quả cho thấy rằng có bằng chứng thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở việt nam, bằng chứng thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) (Trang 27 - 34)