Các nghiên cứu thực nghiệm về ERPT sử dụng mơ hình ước lượng ph

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở việt nam, bằng chứng thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT & TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá

2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về ERPT sử dụng mơ hình ước lượng ph

đốn bởi mơ hình lý thuyết trong tất cả các trường hợp, với hệ số ước lượng âm của biến bình phương lạm phát có ý nghĩa cao. Một lần nữa, cũng tìm thấy một vài bằng chứng cho thấy sự biến động của lạm phát và tỷ giá cũng giải thích tốt sự gia tăng truyền dẫn tỷ giá. Truyền dẫn cao hơn đối với những quốc gia lạm phát cao hơn và mối quan hệ này là phi tuyến. Khi lạm phát tăng lên trên một ngưỡng nhất định, sự gia tăng trong truyền dẫn có xu hướng giảm xuống.

2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về ERPT sử dụng mơ hình ước lượng phi tuyến phi tuyến

Như những nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá đã trình bày ở bên trên, chúng ta thấy rằng hầu hết những nghiên cứu trước đây về quan hệ giữa ERPT và lạm phát ngầm giả định rằng cấu trúc dữ liệu là tuyến tính, trong đó có các phân tích của Calvo và Reinhart (2002), Choudhri và Hakura (2006), và Devereux và Yetman (2010). Trong lý thuyết thực nghiệm về sự điều chỉnh phi tuyến của tỷ giá thực, mơ hình STAR được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu, tuy nhiên, mơ hình STAR hiếm khi được sử dụng trong phân tích ERPT.

Cho đến nay, có rất ít cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ERPT và lạm phát bằng mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR), các nghiên cứu thực nghiệm nước ngồi sử dụng mơ hình STR để đánh giá mức độ của ERPT cũng tương đối ít ỏi. Trong số ít đó, có thể kể đến ba nghiên cứu: Shintani và cộng sự (2013), Nogueira Jr. & Leon-Ledesma (2008, 2011) và Herzberg và công sự (2003). Bài báo được đề cập sau cùng quan tâm đến đo lường ERPT vào giá nhập khẩu nhưng khơng tìm thấy bằng chứng của sự phi tuyến. Do đó, luận văn này chỉ giới thiệu hai

nghiên cứu được đề cập đầu tiên trong phần này, đó là Shintani và cộng sự (2013) và Nogueira Jr. và Leon-Ledesma (2008, 2011).

+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát bằng mơ hình ước lượng dữ liệu chuỗi thời gian phi tuyến.

Shintani và cộng sự (2013) đã nghiên cứu quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá (ERPT) và lạm phát bằng mơ hình ước lượng phi tuyến dữ liệu chuỗi thời gian, bài báo của ông cùng cộng sự đã được đăng trên tạp chí “Journal of International Money and Finance” năm 2013, số 32. Nhóm tác giả của bài báo này sử dụng mơ hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) để đo lường mức giá cả trong nước ở Mỹ đối với những thay đổi của tỷ giá trong giai đoạn 1975 đến 2007, sử dụng dữ liệu theo tháng. Chủ yếu là họ ước lượng mơ hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn như sau

∑ ∑ ( ) (∑ ∑ ( ) )

Trong đó là lạm phát (được tính theo chỉ số giá sản xuất PPI) và giá thanh toán bằng đồng đô la Mỹ của nhà nhập khẩu tại Mỹ, ~ i.i.d.(0, ). Theo mơ hình lý thuyết của họ thì ERPT là một hàm đối xứng của các biến trễ lạm phát xung quanh giá trị zero. Để nắm bắt đặc điểm này, một hàm chuyển tiếp lũy thừa hình chữ U đã được sử dụng.

{ }

Trong đó zt là biến chuyển tiếp và (>0) là hệ số xác định của chuyển tiếp trơn. Chỉ có một biến chuyển tiếp được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là trung bình trượt của tỷ lệ lạm phát quá khứ, ∑ . Ngồi mơ hình ESTAR, nhóm tác giả này cũng xem xét mơ hình STAR khác được xây dựng từ việc kết hợp hai hàm logistic, nó tạo ra một hàm chuyển tiếp hình chữ U khác. Hàm chuyển tiếp này có dạng như sau:

Shintani cùng cộng sự (2013) gọi đây là mơ hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn hai hàm logic (DLSTAR) nhằm nhấn mạnh sự hiện diện của hai hàm logistic. Theo Shintani cùng cộng sự (2013) có hai lý do để sử dụng mơ hình DLSTAR. Thứ nhất, hàm chuyển tiếp trong ESTAR sẽ sụp đổ khi tiến đến vơ cùng, và nó khơng lồng mơ hình TAR. Nhưng ngược lại, mơ hình DLSTAR bao hàm mơ hình TAR vì mặc cho 1 , 2 tiến đến vơ cùng. Thứ hai, quan trọng hơn, mơ hình này có thể tích hợp cả sự điều chỉnh đối xứng ( 1 = 2 = và c1 = c2 = c) và bất đối xứng xứng ( 1 ≠ 2 , c1 ≠ c2) giữa hai miền giá trị âm và giá trị dương.

Kết quả thu được của họ là tìm thấy mức độ ERPT lớn hơn khi biến chuyển tiếp trên 2% (theo giá trị tuyệt đối). Họ phát hiện ba thời kỳ ERPT riêng biệt. Đầu tiên, thời kỳ ERPT cao từ sau cú sốc giá dầu thập niên 1970. Suốt hai thập niên 1980 và 1990, ERPT gần như là ổn định trừ những năm đầu thập niên 1990 khi mà chỉ số giá sản xuất khá là biến động. Những năm đầu thập niên 2000, ERPT tăng cao trở lại do sự biến động của lạm phát tăng cao. Do đó, Shintani và cộng sự (2013) kết luận rằng thời kỳ lạm phát thấp có liên quan đến môi trường lạm phát thấp, và ngược lại.

+ Nghiên cứu giải thích sự tồn tại cơ chế phi tuyến của sự truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát.

Nogueira Jr. và Leon-Ledesma (2008, 2011) đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện hơn về cơ chế phi tuyến của sự truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát cho 12 quốc gia ở khu vực Châu Âu. Sử dụng mơ hình chuyển tiếp trơn, tác giả đã giải thích sự tồn tại của phi tuyến liên quan đến 3 yếu tố kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát, sự biến động tỷ giá hối đoái và chu kỳ kinh tế. Kết quả của Nogueira và cộng sự cho thấy rằng sự chuyển dịch của tỷ giá sẽ cao hơn khi lạm phát vượt qua một mức ngưỡng. Nghiên cứu này đã đưa ra một bằng chứng hỗ trợ quan điểm của Taylor đó là “Sự truyền dẫn giảm trong môi trường lạm phát thấp và ổn định”. Kế tiếp, nhóm tác giả kiểm tra sự bất cân xứng của truyền dẫn tỷ giá với cả chiều phản ứng và độ lớn của tỷ giá. Một mặt, những kết quả cung cấp sự truyền dẫn tỷ giá là bất cân xứng với sự tăng

giá và giảm giá, nhưng khơng có xu hướng rõ ràng của bất đối xứng. Mặt khác, mức độ truyền dẫn được tìm thấy là cao hơn đối với những thay đổi lớn của tỷ giá hơn là một thay đổi nhỏ, mà nó dường như là một bằng chứng cho sự tồn tại của các chi phí biên. Cuối cùng, trong khi sự phi tuyến của truyền dẫn tỷ giá liên quan đến chu kỳ kinh tế, tác giả cũng cho thấy sự truyền dẫn có quan hệ cùng chiều với mức độ hoạt động kinh tế; đó là, khi sự tăng trưởng GDP thực trên một mức ngưỡng, mức độ truyền dẫn trở nên cao hơn.

Sử dụng dữ liệu theo tháng, thời kỳ quan sát từ 1983 đến 2005 đối với các quốc gia phát triển, và từ 1992 đến 2005 cho các thị trường mới nỗi. Tác giả sử dụng mơ hình như sau:

Trong đó là lạm phát giá tiêu dùng, là thay đổi của giá nhập khẩu, là tăng trưởng sản lượng và là sự thay đổi của tỷ giá. Nogueira Jr. và Leon- Ledesma (2008, 2011) sử dụng cả hàm chuyển tiếp logistic và lũy thừa. Họ kiểm định với một vài biến chuyển tiếp quan trọng để nắm bắt khả năng phi tuyến và bất đối xứng của ERPT. Vì vậy, họ xem xét một loạt các biến vĩ mơ mà nó tác động đến ERPT, đó là tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng sản lượng và hai thước đo sự bất ổn kinh tế vĩ mô1. Với mục đích này, họ sử dụng mơ hình ESTAR được để nắm bắt sự bất đối xứng của tỷ giá đối với độ lớn của thay đổi tỷ giá. Mặt khác, mơ hình LSTAR được sử dụng cho các biến chuyển tiếp khác nhau (lạm phát, sản lượng và thước đo sự bất ổn vĩ mô), như vậy sự thay đổi sẽ khác nhau đối với những giá trị ngưỡng này.

1

Nogueira Jr. và Leon-Ledesma (2008, 2011) sử dụng hai chỉ số đo lường sự bất ổn kinh tế vĩ mô: chênh lệch lãi suất thực ở Mỹ và chênh lệch chỉ số trái phiếu các nền kinh tế mới nổi mở rộng (EMBI+) – một chỉ số quan trọng của lòng tin.

Kết quả nghiên cứu của Nogueira Jr. và Leon-Ledesma (2008, 2011) nhấn mạnh nguồn gốc tuyến tính của ERPT khác nhau đáng kể giữa các quốc gia. Thứ nhất, bốn trong sáu quốc gia cho thấy sự tương quan thuận giữa ERPT và lạm phát. Theo tác giả, việc hướng đến mức lạm phát mục tiêu, kéo theo đó là lạm phát thấp hơn ở các quốc gia trong mẫu quan sát, đã góp phần làm giảm sự truyền dẫn. Tác giả cũng tìm thấy ERPT có thể tăng lên trong thời kỳ suy giảm của kinh tế vĩ mô, nhấn mạnh sự quan trọng của môi trường lạm phát trong sự sụt giảm của ERPT. Khi xem thay đổi của tỷ giá là biến chuyển tiếp thì chỉ có hai quốc gia có sự tương quan thuận giữa truyền dẫn và độ lớn thay đổi tỷ giá. Cuối cùng, ERPT có thể bị tác động phi tuyến bởi tăng trưởng sản lượng, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên một mức ngưỡng xác định, ERPT sẽ cao hơn, kết quả này có ý nghĩa cho ba trong số sau quốc gia trong mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở việt nam, bằng chứng thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) (Trang 34 - 38)